Viễn
Ngày 9/2 vừa qua, Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF), ông Thomas Reese phát biểu rằng “Việt Nam cần bị đưa lại danh sách các quốc gia phải quan tâm đặc biệt, gọi tắt CPC, nếu không thực thi những cải cách về tự do tôn giáo đúng với tiêu chuẩn quốc tế.” Đây cũng là thời điểm đánh dấu 10 năm chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC hồi năm 2006.
Ngay sau đó, phát biểu này được một số hãng truyền thông phương Tây thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam và cả một số tờ “báo lề trái lá cải” tung hô, cổ vũ. Họ cho rằng, Mỹ cần nhanh chóng đưa Việt Nam vào lại CPC vì Việt Nam vẫn không có tự do tôn giáo, Việt Nam vẫn đàn áp tôn giáo.
Cần khẳng định rằng đây là một luận điệu không mới, thậm chí là được nhai đi nhai lại nhiều lần. Đó là một nhận định phán đoán hoàn toàn chủ quan, mang nặng tính thù địch, áp đặt và không xuất phát từ tình tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
Cần khẳng định rằng, tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo là một nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngay trong những Văn kiện cách mạng đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng…” Và trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước tới nay, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân luôn được ghi nhận và bảo đảm. Tại Điều 10 bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946 đã ghi rõ “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng…” và tinh thần này luôn được kế thừa, phát triển trong các bản Hiến pháp năm 1959 (điều 22, 23, 26…), Hiến pháp năm 1980 (điều 55, 56, 57, 68…), Hiến pháp năm 1992 (điều 52, 53, 70…) hay Hiến pháp 2013. Cụ thể hóa Hiện pháp, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Nghị định 26/1999/NĐ-CP của Chính phủ năm 1999 quy định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo…” (Điều 1) và “Công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân” (Điều 2), “Mọi công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo” (Điều 6). Đặc biệt ngày 18/1/2016, QUốc hội khóa 14 đã chính thức thông qua Luật tin ngưỡng tôn giáo với tinh thần cơ bản tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam luôn nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu chính đáng của nhân dân và cố gắng hết sức để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đó.
Xét trên phương diện thực tiễn, có thể nói thời gian qua Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện giúp đỡ các tôn giáo hoạt động. Điều này đã được minh chứng qua việc số lượng tín đồ các tôn giáo ngày càng đông, được tự do hành lễ, nhiều cơ sở tôn giáo được sửa chữa, xây mới, nhiều tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và có điều kiện mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo trên thế giới. Hiện nay số lượng tín đồ các tôn giáo ở nước ta đã chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước. Các cơ sở thờ tự được Nhà nước bảo hộ và việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được chính quyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Hằng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội. Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và giáo lý, giáo luật. Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài. Quan hệ hợp tác quốc tế của các tôn giáo được đẩy mạnh. Điển hình như Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2008 và 2014; Giáo hội Công giáo tổ chức Hội nghị Liên hội đồng Giám mục Á châu tháng 12-2012 với sự tham dự của nhiều Giám mục các nước ở châu Á và đại diện Tòa thánh Va-ti-căng. Việc in kinh sách và xuất bản các ấn phẩm khác liên quan đến tôn giáo được duy trì thường xuyên, bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động tôn giáo tại Việt Nam. Giai đoạn từ năm 2006 đến 2015, Nhà Xuất bản Tôn giáo đã cấp phép xuất bản khoảng 8.700 xuất bản phẩm, trong đó có gần 5.000 đầu sách với hơn 14.000 bản in. Trung bình mỗi năm có hơn 1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn giáo được cấp phép xuất bản, với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp và tiếng dân tộc Khơ-me, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na..
Với những con số biết nói như vậy mà một số người vẫn lớn tiếng tuyên bố “không thấy có nhiều tiến bộ, và tự do tôn giáo vẫn bị hạn chế ở Việt Nam” thì quả thực họ đã cố tình “lờ đi” những thực tế sinh động về tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
Điểm thứ ba, những cái mà những người đó gọi là “các vi phạm của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tự do tôn giáo” thực chất là những cá nhân, tổ chức đã và đang lợi dụng tín ngưỡng, lợi dụng tôn giáo vào các hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và bị Nhà nước Việt Nam xử lý. Điển hình như hai nhân vật mà ông Thomas Reese đưa ra để minh chứng rằng Việt nam đàn áp tôn giáo đó là Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài đều là hai đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Họ không phải bị bắt vì lý do tôn giáo mà vì các hành vi vi phạm pháp luật như Tuyên truyền chống Nhà nước… Việc đưa họ làm bằng chứng kết luận Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo là hoàn toàn không thuyết phục.
Tóm lại, luận điểm “Đưa Việt Nam vào lại CPC” là một luận điệu đã lỗi thời.
No comments:
Post a Comment