2017/02/27

BÀN VỀ TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁI GỌI LÀ XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP VIỆT NAM GỬI EU

Hoa đất

Các đối tượng chống đối núp bóng tổ chức xã hội dân sự

Ngày 23/2, một số trang mạng RFA, BBC rầm rộ đưa tin: đại diện của 11 cái gọi xã hội dân sự độc lập đã gặp gỡ phái đoàn dân biểu của Nghị viện châu Âu trong chuyến làm việc của Nghị viện để tìm hiểu về tình hình nhân quyền Việt Nam, trước khi có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam. Trong đó, 11 tổ chức này đã thống nhất đưa ra một bản tuyên bố chung. Tuyên bố gồm có 30 điều khoản đánh giá và 4 kiến nghị đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam trong vòng 5 năm qua.



Bản tuyên bố nêu rõ những biện pháp mà chính quyền dùng để trấn áp tự do ngôn luận và báo chí ở Việt Nam: 

1. Duy trì hệ thống thẻ nhà báo do nhà nước cấp phát, để không công nhận nhà báo độc lập, từ đây mở đường cho việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin, thậm chí đánh đập, hành hung người làm báo; 2. Duy trì hệ thống cơ quan tuyên giáo các cấp từ trung ương tới địa phương để kiểm soát chặt chẽ nội dung của báo chí; 3. Phát triển đội ngũ dư luận viên để công khai tấn công vào tự do ngôn luận, mạ lị, bôi nhọ các tiếng nói phản biện, song song với ca ngợi chính sách của nhà nước…

Trước hết, chúng ta có thể thấy rằng, 11 tổ chức, trong đó có Con Đường Việt Nam, Green Trees, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Nhà báo Độc lập… không phải là các tổ chức xã hội dân sự. 

Tổ chức “xã hội dân sự” (Civil Society Organizations - CSO) là những tổ chức được thành lập, hoạt động theo nguyện tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; không nằm trong hệ thống bộ máy Nhà nước; hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và không có mục đích giành chính quyền. “Không có mục đích giành chính quyền” là đặc trưng để phân biệt tổ chức xã hội dân sự với các đảng chính trị. Khi các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình hoạt động có mục đích cạnh tranh quyền lực Nhà nước thì có nghĩa là nó đã chuyển hóa thành các đảng chính trị và thuộc khu vực “xã hội chính trị”, không thuộc khu vực “xã hội dân sự” và không được coi là tổ chức xã hội dân sự.

Trong khi đó, tập hợp của các tổ chức như Con đường Việt Nam, Nhật ký yêu nước, Hội Nhà báo độc lập… chỉ là ô hợp của các đối tượng chống đối Đảng, Nhà nước (Lê Công Định, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy...). Các tổ chức này đều nhận sự chỉ đạo, hậu thuẫn từ bên ngoài, và mục đích cao nhất của chúng hướng đến là lật đổ chế độ chính trị ở Việt Nam. Như vậy, các tổ chức này chỉ mang danh xã hội dân sự để phục vụ cho các hoạt động chính trị. Vì vậy, các tuyên bố của chúng chẳng có chút giá trị về mặt pháp lý nếu không nói là vô nghĩa. Nó chỉ là hành động tiếp tay cho các thế lực bên ngoài, sử dụng mặt hàng “dân chủ, nhân quyền” nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.

Tiếp đến, bản tuyên bố lên án chế độ duy trì, quản lý hệ thống báo chí và tuyên giáo. Báo chí mang tính giai cấp và bất kỳ Nhà nước nào đều lấy báo chí làm công cụ để thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại của mình. . Báo chí là công cụ của giai cấp thống trị, của chính Đảng cầm quyền, do đó báo chí phải phục vụ, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị, chính đảng cầm quyền. Vì vậy, không thể có tự do báo chí một cách tuyệt đối.

Lý do các đối tượng luôn rêu rao rằng, ở Việt Nam không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận là do chế độ độc Đảng? Nhưng sự thật thì chúng căn cứ vào việc một số đối tượng núp dưới danh nghĩa hoạt động báo chí vi phạm pháp luật Việt Nam, bị Nhà nước Việt Nam xử lý để vu cáo Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến, bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận. Hay, ở Việt Nam không cho phép báo chí tư nhân hoạt động để cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí.


Đấy là những luận điệu hết sức phi lý và sai lầm!

Chưa dừng lại ở đó, trong bản Tuyên bố này còn đưa ra những kiến nghị hết sức ngạo mạn:

- Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam phải có những điều khoản về nhân quyền, được xác định rõ ràng và có tính ràng buộc;

- Ủy ban châu Âu phải tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền, song song với Hiệp định;

- Sau khi Hiệp định được phê chuẩn, Ủy ban châu Âu phải xem xét các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền của mình;

- Phải có cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân quyền; cơ chế này phải khuyến khích và tạo điều kiện cho khối xã hội dân sự độc lập tham gia.

Cần khẳng định lại rằng, việc phái đoàn dân biểu Nghị viện Châu Âu gặp gỡ các đối tượng chống đối trong nước để thánh phán về “nhân quyền” ở Việt Nam là điều hết sức phi lý. Bởi mục đích của cuộc gặp gỡ này không nằm ngoài việc tìm kiếm một chút “lợi ích” từ việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Bản chất của các đối tượng ở đây muốn gắn vấn đề nhân quyền trong việc thực thi các cam kết của EVFTA, từ đấy can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

EVFTA là hiệp định mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Sau khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị tổng thống Mỹ Donal Trump bãi bỏ, EVFTA được xem là kênh bấu víu cuối cùng của các đối tượng trong nước đang sử dụng chiêu bài “Nhân quyền” để chống phá chế độ. Còn nhớ, trong quá trình đàm phán TPP, vấn đề “nhân quyền” được giới “dân chủ” trong nước chờ đợi sẽ là vật cản đường để Mỹ lấy cớ để gây sức ép với Việt Nam, từ đấy hậu thuẫn cho các hoạt động chống phá từ bên trong. Điều này không phải là không có cơ sở khi chính trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Mỹ Tom Malinowski nói rằng Việt Nam sẽ phải thay đổi về nhân quyền trước khi có thể gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Nhưng nay TPP đã phá sản, sự kỳ vọng của các đối tượng dành cho EVFTA là rất lớn. Vì vậy, chúng liên tiếp bắn đi những phát súng liên thanh khiến dư luận không thể phân biệt đúng – sai, phải – trái, như: Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam phải có những điều khoản về nhân quyền, EU phải báo cáo đánh giá tác động nhân quyền, Phải có cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân quyền; cơ chế này phải khuyến khích và tạo điều kiện cho khối xã hội dân sự độc lập tham gia…

Bản chất phá hoại nếu không nói là “cõng rắn cắn gà nhà” của các đối tượng đã lộ rõ. Nếu thật sự công tâm vì sự phát triển của đất nước, chúng nên tìm hiểu các điều khoản có lợi cho Việt Nam trong quá trình ký kết EVFTA. Nhưng các tổ chức này lại cố tình tiếp tay cho các đối tượng bên ngoài sử dụng mặt hàng “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp và hiệp định, từ đấy gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Sự thật thì nội dung EVFTA đã được ký kết và chờ thời điểm có hiệu lực (2018). Nhưng đọc qua các cam kết của Việt Nam và EU chẳng thấy có bóng dáng của một chút vấn đề “nhân quyền” nào cả. Hình như các đối tượng đang cố ảo tưởng về sức mạnh của vấn đề “nhân quyền” bởi nó hết sức mơ hồ và không có căn cứ cơ sở.

Mặt khác, chúng kỳ vọng nếu EVFTA được thông qua thì cũng đồng nghĩa việc thành lập các hội đoàn độc lập (gắn sự ràng buộc trong quát trình thực thi hiệp định) - tiền thân của xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây sẽ được hình thành. Đây là điều kiện để tập hợp lực lượng, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Nếu có các cơ chế kiểm định, đánh giá nhân quyền như ý đồ của các đối tượng, thì điều này sẽ kích thích, cỗ vũ cho các hoạt động chống đối từ bên trong.

Thiết nghĩ, âm mưu của các đối tượng thông qua bản Tuyên bố đã rõ. Cần thiết phải vạch mặt bản chất "cõng rắn cắn gà nhà", "bán nước hại dân" của cái gọi là các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam.

No comments: