Nhiều đài báo bị hạn chế tham gia họp báo của Nhà Trắng |
Mới đây, Nhà Trắng lại một lần nữa gây sự chú ý đối với cộng đồng truyền thông khi thông báo lệnh cấm một số hãng truyền thông và báo chí lớn tham dự một cuộc họp báo không chính thức với Thư ký báo chí Nhà trắng Sean Spicer mà không có lý do nhất định.
Theo đó, chỉ một số cơ quan truyền thông được mời vào văn phòng của ông Spicer dự một cuộc họp không chính thức, đó là ABC, Fox News, Breitbart News, Reuters và Washington Times. BBC, CNN, New York Times, Los Angeles Times, Buzzfeed, Daily Mail và một số hãng truyền thông khác đã được lệnh cấm tham dự cuộc họp báo này.
Lệnh cấm được thông báo chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tung ra một cuộc tấn công khác vào giới truyền thông trong một bài phát biểu. Ông Trump nói rằng "tin tức giả mạo" là "kẻ thù của nhân dân".
Ngay sau lệnh cấm một số đài báo dự họp báo của Nhà Trắng được đưa ra, truyền thông thế giới đã mở cuộc tấn công và lên án “lệnh cấm” của Nhà Trắng. New York Times, một trong những hãng không được tham dự họp báo đã gọi động thái trên của Nhà Trắng là "sự xúc phạm rõ ràng đối với các lý tưởng dân chủ".
Trưởng đại diện BBC tại Washington, Mỹ thì lên tiếng rằng: "Chúng tôi hiểu rằng có một số trường hợp, do không gian hoặc hoàn cảnh, Nhà Trắng hạn chế báo chí đến khán phòng đã được sắp xếp. Tuy nhiên, những gì xảy ra hôm nay không giống với trường hợp đó".
Câu chuyện về cuộc chiến ngầm giữa ông Donald Trump với giới truyền thông đã khiến dư luận và đài báo chú ý đặc biệt trong những ngày qua. Nhiều người cho rằng, ông Trump sẽ thua trong cuộc chiến “không cân sức” này, bởi truyền thông luôn được ví là “quyền lực thứ tư” (sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp).
Trong suốt chiến dịch tranh cử, cũng như khi đã trở thành tổng thống của nước Mỹ, là ông chủ Nhà Trắng, ông Donald Trump luôn cho thấy sự không mặn mà với giới truyền thông, ông thường không tin những gì truyền thông nói. Điều khiến ông Donald Trump không mấy thiện cảm với truyền thông là bởi những thông tin mà truyền thông nhắm vào ông khi cho rằng, ông có liên hệ với cơ quan tình báo Nga trong các chiến dịch tranh cử, hơn nữa truyền thông Mỹ cũng đã quá ưu ái cho bà Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Chính vì vậy, Donald Trump thời gian qua liên tục gia tăng sức ép lên báo chí, cho rằng báo chí là thế lực đang gây khó dễ đối với ông, không đáng tin. Đã không ít lần, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông muốn trực tiếp nói với người dân mà không qua bộ lọc của “tin tức thất thiệt” (tức là truyền thông).
Có thể nói, việc Nhà Trắng (chính xác hơn là Tổng thống Donald Trump) ra lệnh cấm một số đài báo dự họp báo của Nhà Trắng là một đòn mạnh đánh vào niềm tự hào “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” của người Mỹ bấy lâu nay. New York Times cho rằng, hành động đó là "sự xúc phạm rõ ràng đối với các lý tưởng dân chủ". Tuy nhiên, ông Donald Trump và Nhà Trắng có lý do để đưa ra lệnh cấm này. Theo đó, ông Trump đã biết được rằng, không ít những thông tin được đăng tải trên truyền thông là không đúng sự thật, bởi vậy ông chẳng lấy gì làm mặn mà lắm với giới truyền thông.
Như vậy, tự do ngôn luận hay tự do báo chí cũng chỉ là tương đối, không được tuyệt đối hóa những vấn đề này trong bất cứ trường hợp nào. Việc Nhà Trắng cấm một số đài báo không được dự họp báo là một trường hợp như vậy. Chẳng biết, đám zân chủ cuội ở Việt Nam sẽ nghĩ gì trước việc làm này của ông Donald Trump? Họ sẽ la hét, gào thét, so sánh hay lại quay sang đả kích nền dân chủ Mỹ?
Việt Nguyễn
No comments:
Post a Comment