2017/12/06

NGHĨ VỀ CHƯƠNG TRÌNH “NHỮNG NGƯỜI BẠN TRẺ QUANH TÔI” CỦA TUẤN KHANH

Viễn

Đề nghị điều tra hành vi gây rối tại BOT Cai Lậy

Ơ hay, ông dân biểu Frank Schwabe nghĩ mình là bố đời hay sao?


LÊ VĂN SƠN – VẪN MẠNH MIỆNG LẮM

Mới đây trên trang tin tức RFA (Đài Châu Á tự do) cho đăng tải lại nội dung cuộc phỏng vấn Paulus Lê Văn Sơn với nội dung tôn vinh Sơn – “minh chứng rõ về nỗi đau và sự kiên định cho lý tưởng bản thân”.

         
LÊ VĂN SƠN – VẪN MẠNH MIỆNG LẮM
Có thể thấy Lê Văn Sơn có vẻ là kẻ hơi ảo tưởng, điếc không sợ súng. Sơn sinh năm 1985, quê quán ở Hoằng Hóa - Thanh Hóa, là một người công giáo nhưng lại là kẻ có hoạt động cấu kết với tổ chức phản động Việt Tân, có quan hệ mật thiết với nhóm đối tượng chống đối nhà nước như Lê Quốc Quân, Hồ Đức Hòa và một số tu sĩ cực đoan. Với những hành vi phạm tội của mình, năm 2011, Sơn đã phải nhận bản án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 1 và khoản 2 - Điều 79 - Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tưởng chừng như sau khi chịu án, Sơn sẽ ăn năn hối cải, con người sẽ tốt lên nhưng đáng tiếc sự thật lại hoàn toàn trái ngược và Sơn thậm chí còn manh động, tích cực chống đối hơn trước. Biểu hiện đầu tiên là ở việc sau khi mãn hạn, đối tượng này gặp gỡ đồng bọn và giăng ra khẩu ngữ “tự do sau 4 năm tù oan trái & bất công”, rồi tiếp theo là hàng loạt những hành vi chống đối khác, thậm chí Sơn còn bị bóc mẽ là một kẻ nhẫn tâm phụ tình.
          Với những thành tích bất hảo, cùng tiền sử vào khám, tên Sơn này có vẻ như chó cùng dứt dậu, càng ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi, tiếp tục làm tay sai đắc lực cho bè lũ phản động Vịt Tần.
          Trong bài phỏng vấn được đăng tải trên RFA, Sơn đã ước rằng: “Tôi ước mơ khôn cùng cho tương lai đất nước Việt Nam không còn bóng tối cộng sản phủ lên đầu chúng ta, con cháu chúng ta”. Những câu nói thể hiện rõ đầu óc của kẻ đã bị nhồi sọ bằng những tư tưởng, luận điệu xấu đến mức ảo tưởng, mụ mị mà quên đi nguồn gốc, bài học lịch sử của dân tộc về độc lập tự do của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Sơn ước tiếp: “Tôi có nhiều ao ước và đang kết hợp làm việc để cho các bạn trẻ để hàm thụ được nhiều kiến thức đáp ứng thật tốt cho việc nhận thức về nhân quyền, tự do cho quê hương. Tôi muốn được chia sẻ về kiến thức truyền thông, kiến thức đấu tranh bất bạo động”. Thử hỏi, một kẻ chạy theo đồng tiền bán rẻ lương tâm, một đứa con bất hiếu, bị gia đình ruồng bỏ thì lấy tư cách gì mà đòi giúp đỡ, chia sẻ “kiến thức truyền thông, kiến thức đấu tranh bất bạo động” giúp những người khác. Một tên đạo đức, nhân phẩm tồi mà đòi chia sẻ kiến thức cho những con người đang sống tốt, sống có ích cho xã hội, những người không bao giờ đánh đổi bản thân để lấy những đồng tiền dơ bẩn, trở thành tay sai cho bè lũ phản động như Sơn. Một kẻ nghiệt súc, để đến khi chính mẹ mình ốm đau, bệnh tật qua đời, thì cũng không một người thân nào thèm báo tin cho anh ta, vì để cho người mẹ tội nghiệp không phải một lần nữa thấy mặt đứa con bất hiếu.
Sơn lại khoe rằng anh ta “bỏ nghề quản trị du lịch và hướng dẫn viên, lương cao để đi theo con đường đấu tranh này”. Không rõ là lương của Sơn với công việc trước đây cao thế nào, nhưng một điều chắc chắn là khi biến mình trở thành con tốt của bè lũ vịt tần thì Sơn sẽ kiếm được một khoản khá hơn nhiều lần, nên với một thanh niên mới ra trường, không có chính kiến thì việc Sơn mờ mắt rồi sa ngã cũng dễ hiểu.
Sơn còn tự hào, mạnh mẽ tuyên bố như một châm ngôn rằng “phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền Việt Nam cũng chưa bao giờ thất bại, ngược lại nó đang tiến về đích một cách rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, từng ngày. Xin lỗi nhưng cái thứ mà các người đang gọi là phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền Việt Nam thì ai cũng biết đấy chỉ là cái tên gọi mỹ miều để che giấu đi cái bản chất xấu xa, chống phá của đám rận chủ. Còn sự tự tin rằng cái phong trào này “chưa bao giờ thất bại” thì hãy sống thật với lòng mình đi, phong trào chống phá này của các người ĐÃ – ĐANG – VÀ SẼ TIẾP TỤC THẤT BẠI.
Những hành vi phá hoại, vi phạm pháp luật thì sẽ chẳng thể tồn tại được ở bất kỳ xã hội nào, đất nước nào. Ước mơ thì chẳng ai đánh thuế cả, nhưng ảo tưởng quá thì cũng cần xem xét, đánh giá lại, và tốt hơn nên cho vào trại.
LION

KHỞI TỐ NGUYỄN ĐÌNH TÚC - KẺ XÚC PHẠM QUỐC KỲ

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành ngày truyền thống tốt đẹp của nhân dân, của đất nước, cung như của Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành một truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Đối với mỗi người dân Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa đã trở thành một tình cảm tự nhiên:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
         
KHỞI TỐ NGUYỄN ĐÌNH TÚC - KẺ XÚC PHẠM QUỐC KỲ
Tuy nhiên, đi ngược lại với tinh thần tốt đẹp của đất nước chúng ta, vào khoảng 9h ngày 17/11/2017, sau khi đi làm ăn xa trở về quê, Nguyễn Đình Túc cùng nhóm bạn tổ chức ăn nhậu, hát hò nhân ngày đại đoàn kết. Khi đang ngồi nhậu, Túc nghe thấy tiếng "lách cách" trên mái nhà và nghĩ có người ném đá nên Túc bực tức giật băng rôn, khẩu hiệu, cờ tổ quốc xuống, vo tròn và châm lửa đốt. Nhận được tin báo của chính quyền xã Ích Hậu, công an huyện Lộc Hà đã nhanh chóng vào cuộc điều tra. Tại cơ quan điều tra, Túc thừa nhận hành vi phạm tội của mình. 
          Công an huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Đình Túc (SN 1992, trú xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà) về tội "xúc phạm quốc kỳ". Mặc dù , Túc đã nhận tội và thừa nhận hành vi của mình do "quá chén", nhưng hành động của Túc đã gây nên làn sóng "phẫn nộ" đối với quần chúng nhân dân. Quốc kì là linh hồn của đất nước, là biểu tượng của Tổ quốc. Là con người Việt Nam chúng ta phải nên hiểu rõ và phải biết gìn giữ cho biểu tượng của đất nước mình. Đối với những đối tượng như Túc, cần phải cảnh cáo để làm gương cho những người khác, và đặc biệt là cho các nhà "dâm chủ".
          Theo Điều 276 Bộ luật Hình sự: Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
          Mong rằng, đây là bài học đắt giá đối với Túc cũng như những ai có tư tưởng phá hại truyền thống tốt đẹp của nhân dân và đất nước ta từ bao đời nay.
LOXEBEN

2017/12/05

LS VÕ AN ĐÔN CỐ TÌNH KHÔNG HIỂU VIỆC MÌNH BỊ THU GIỮ ĐIỆN THOẠI TẠI PHIÊN TÒA MẸ NẤM


Có vẻ như bên lề phiên phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (NNNQ) với tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 – BLHS tại Khánh Hòa vừa qua có không ít chuyện để nói. Đó không chỉ là sự yên ắng và không có nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng ủng hộ, yêu cầu giới chức trong nước phải trả tự do vô điều kiện như đã từng diễn ra ở phiên sơ thẩm hôm 29/6/2017. Đó cũng không chỉ là chuyện mẹ đẻ của Quỳnh dù đã đứng ra tố cáo chuyện không được tham dự phiên tòa hôm sơ thẩm thì trước phiên phúc thẩm dù đã được hướng dẫn thực hiện thủ tục để được tham dự nhưng bà này sau đó đã không thực hiện (đương nhiên sau đó bà này cũng không được tham dự và đã lên tiếng tố cáo chuyện người thân không được tham dự sau khi phiên tòa kết thúc)….
LS Võ An Đôn và các nhà dân chủ bên ngoài phiên tòa xét xử phúc thẩm Mẹ Nấm (nguồn: FB). 

Riêng Linh mục Võ An Đôn thì trong phiên tòa này có hai điểm nhấn liên quan vị Ls mới đây bị Ban chủ nhiệm đoàn LS tỉnh Phú Yên xóa tên, tước giấy phép hành nghề này. 

Chi tiết thứ nhất là việc do bị xóa tên, tước giấy phép nên đương nhiên dù TAND cấp cao Đà Nẵng trước đó đã giấy triệu tập tham dự phiên tòa Phúc thẩm Mẹ Nấm với tư cách là Ls bào chữa. Nhưng Ls Đôn đã bị mất quyền tham dự phiên tòa. Dù biết chắc là Ls Đôn biết quy định này nhưng sau đó với tinh thần trách nhiệm TAND cấp cao tại Đà Nẵng cũng đã có thông báo yêu cầu không được tham dự phiên tòa với tư cách bào chữa và khuyến cáo không nên có mặt bên ngoài phiên tòa. Tất nhiên, với những kết quả bào chữa mà Ls này đã thực hiện tại phiên sơ thẩm thì sẽ cũng không hi vọng sự có mặt của ông sẽ làm thay đổi tình hình! 

Chi tiết thứ hai xuất phát từ việc LS Võ An Đôn phớt lờ khuyến cáo của TAND cấp cao tại Đà Nẵng không nên có mặt bên ngoài phiên tòa và có mặt tại phiên tòa này. Và chuyện không may đã đến với Ls Võ An Đôn khi Ls này làm cái điều không được phép: Quay phim bên ngoài phiên tòa phúc thẩm của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nên LS Đôn bị Công an tỉnh Khánh Hòa thu giữ điện thoại. Lm DCCT Đinh Hữu Thoại đã thông tin bịa đặt về sự việc khi cho rằng: “LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN BỊ CÔN AN TỈNH KHÁNH HÒA CƯỚP ĐIỆN THOẠI”, đồng thời viện dẫn quy định của Pháp luật về hành vi cướp giật tài sản theo Điều 136 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 1 đến 5 năm tù. Mà không biết thì khu vực TAND tỉnh cũng là khu vực cấm không được quay phim, ghi hình. 

Điều đáng nói là mặc dù hiểu việc mình bị thu giữ điện thoại là đúng quy định song, với tâm thế không có cái gì để mất nữa nên vị Ls bị thất sủng này đã có bài “KHI LUẬT RỪNG LÊN NGÔI” trên Fb cá nhân: “Mặc dù không được tham gia bào chữa cho blogger Mẹ Nấm, hôm qua tôi vẫn vào Nha Trang đến tòa cùng với mọi người. Phiên tòa xét xử công khai, nhưng được bảo vệ nghiêm ngặt bằng nhiều lớp an ninh. Người đến dự tòa phải đứng cách xa hàng trăm mét.

Ngồi chờ bên ngoài mọi người ai cũng hy vọng tòa sẽ giảm án nhiều cho Mẹ Nấm, kết thúc phiên tòa tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù giam, làm tôi và mọi người hết sức buồn và thất vọng.

Tôi được mời đến một quán cà phê gần đó uống nước. Vừa ngồi xuống thì thấy ngoài đường có nhiều người hô to phản đối bản án man rợ, liền bị lực lượng an ninh ngăn chặn.

Nhìn thấy cảnh nhiều người đàn ông to khỏe đánh một bà già và một cô gái hết sức thô bạo, tôi liền đi ra cửa lấy điện thoại chụp hình ảnh này thì bị 3 người (Có một người mặc đồ cảnh sát giao thông) đến cầm tay giật mất điện thoại của tôi.

Theo qui định pháp luật thì những người cướp điện thoại của tôi đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản” theo Điều 136 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 1 đến 5 năm tù.

Thời buổi luật rừng lấn át luật pháp, thì hành vi phạm tội này được cho là bình thường, còn được bảo kê và khen thưởng.

Đề nghị an ninh tỉnh Khánh Hòa sớm trả lại điện thoại cho tôi”.

Với một thái độ và cách hành xử như thế thì cũng đủ hiểu tại sao Võ An Đôn lại bị xóa tên, khai trừ khỏi đoàn LS tỉnh Phú Yên. Thậm chí hình thức kỷ luật như vừa qua là chậm trễ so với những gì vị Ls này đã thể hiện. 

An Chiến

Muốn “lật sử” hãy “học sử” trước

                                   Một trong những trang tin chống cộng

Trên mạng Internet nhiều năm qua, các bạn dễ dàng gặp rất nhiều quan điểm xét lại sự nghiệp cách mạng của những nhà yêu nước, so sánh họ với nhau để từ đó họ đánh giá đúng sai, chính tà trong lịch sử cách mạng dân tộc trong con đường và tương lai dân tộc Việt Nam.
Trong số các nhà cách mạng yêu nước bị đem ra mổ xẻ nhiều nhất, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người bị những trang truyền thông tự nhận là lề dân xét lại con đường, cách thức giành độc lập dân tộc nhiều nhất. Có lẽ thấy so sánh Hồ Chí Minh với Ngô Đình Diệm quá nhiều khập khễnh, quá yếu về vị thế và nhân cách, không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới đều thấy rõ mồm một rồi,  nên xu hướng gần đây, họ đem so sánh cách thức đấu tranh giành độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh với chính các chí sĩ yêu nước được người dân và Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận, tôn vinh như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Trọng Kim… Điểm chung của những chí sỹ này là đều là những trí thức lớn của dân tộc, đều là con người yêu nước, đều lựa con đường đấu tranh bất bạo động vẫn sẽ giành được độc lập, đều chọn cách thức hợp tác với Pháp, Nhật, Mỹ để “khai trí” cho dân tộc rồi mới tìm cách giành độc lập.
Chẳng hạn trong bài viết “ Phan Bội Châu so với Hồ Chí Minh: người chính danh, người giả danh!cho rằng cụ Phan Bội Châu có tư cách đạo đức, tài giỏi, được Hoàng gia Nhật, Chính phủ Nhật Bản kính trọng, thể hiện qua việc Phái đoàn Hoàng gia Nhật đã tìm đến nhà tưởng niệm chí sĩ Phan Bội Châu – người gắn bó với nước Nhật từ năm 1904 khi cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo kế hoạch Duy Tân của Vua Nguyễn qua phong trào Đông Du. Họ mô tả rằng, cụ Phan Bội Châu đã đưa được hơn hai trăm thanh niên sang Nhật du học nhằm mở mang kiến thức và học hỏi cách phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với sự ủng hộ tài chánh từ chánh quyền địa phương Nhật với hy vọng xây dựng thế hệ người Việt yêu nước chống thực dân Pháp, giành được độc lập như Nhật. Phong trào Đông Du sau đó gặp trở ngại vì Chính phủ Nhật chấm dứt giúp đỡ, sau khi họ thỏa hiệp với Pháp, vì Nhật cần Pháp cho công cuộc cải cách nền kinh tế của họ, nhất là nguồn nhiên vật liệu Nhật cần có. Năm 1909, cụ Phan Bội Châu phải rời Nhật sang Tàu tiếp tục hoạt động. Năm 1925 bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải bí mật mang về Việt Nam. Cụ bị chính quyền đô hộ Pháp kết án tù chung thân, sau đó giam tại nhà và an trí tại Huế cho đến khi cụ từ trần vào năm 1940. Tác giả bài viết hướng đến ca ngợi cụ Phan Bội Châu đã đi đúng hướng, tung ra một thông tin nghi vấn cụ đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng Trung Quốc sát hại để đưa tư tưởng cộng sản vào Việt Nam cùng nhiều tình tiết tương tư nhằm xuyên tạc con người, thân thế Bác Hồ, cố xuyên tạc rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã dựng “tượng đài”, thần thánh hóa lãnh tụ Hồ Chí Minh để lòe bịp người dân về sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc là chính nghĩa.
Cùng như nhiều bài viết lập luận tương tự, người đọc có chút kiến thức lịch sử Việt Nam sẽ thấy vô khối hạt sạn kiểu dở khóc dở cười do sử dụng nguồn tin sai lệch trên mạng Internet, xào nấu với nhau những tác giả này
Chẳng hạn trong bài viết so sánh sự chính danh giữa Phan Bội Châu với Hồ Chí Minh nêu trên, tác giả đã sáng tác ra hàng loạt dữ kiện chưa từng có trong lịch sử để bảo vệ cho lập luận nhằm hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh, xin kể một số tình tiết:
Năm 1904 cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo kế hoạch Duy Tân của Vua Nguyễn qua phong trào Đông Du. Cùng thời với cụ có các cụ Lương Khải Siêu, Phan Chu Trinh, Cường Để, Huỳnh Thúc Kháng…”, thực tế thì (1) năm 1904, Phan Bội Châu chưa sang Nhật, đang ở trong nước, thành lập Hội duy tân, tập hợp nhân sĩ để chuẩn bị thực hiện mục đích cách mạng. (2) Phong trào Đông du không phải theo kế hoạch của vua Nguyễn. (3) Lương Khải Siêu là nhà cải cách Trung Quốc, không phải là người Việt Nam.
Suốt thời gian hơn 30 năm (1911-1945) Nguyễn Tất Thành gọi là hoạt động đấu tranh chống sự đô hộ của Pháp nhằm giành độc lập cho Việt Nam, Nguyễn Tất Thành không một lần nào bước chân về Việt Nam để gọi là trực tiếp chiến đấu”.  Thực tế năm 1941, Bác Hồ đã về nước, triệu tập Hội nghị TW 8, vạch ra đường lối dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tháng 8/1942, Người đích thân đi Trùng Khánh (Trung Quốc) để vận động sức mạnh quốc tế ủng h cách mạng Việt Nam, nhưng không may bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, mãi đến tháng 8/1944 mới trở về nước, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng 8/1945, soạn thảo và đc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới. Với lỗ hổng cỡ này về lịch sử Việt Nam, học sinh tiểu học trong nước chào thua các chuyên gia viết sử tự nhận là chống cộng này
- Có lẽ vì say sưa bới lông tìm vết nhằm hạ uy tín lãnh tụ Hồ Chí Minh, những tác giả này lên án “Nguyễn Tất Thành thay tên đổi họ như thay xiêm đổi áo!”, “Với tên Việt giả danh, Nguyễn Tất Thành cố ý quên đi các tên Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba, dùng những tên với thâm ý tự tâng bốc cá nhân...”. Có lẽ khó có thể giải thích cho họ hiểu ra rằng,  Bác Hồ thay tên đổi họ như thay áo để tránh khỏi sự truy bắt và các án tử hình vắng mặt của mật vụ Pháp, Mỹ, Tưởng …
Lời khuyên chân thành cho các nhà zân chủ gia nếu muốn hạ bệ, xuyên tạc các danh nhân này, cần phải cẩn trọng, đòi hỏi đọc hiểu đến nơi đến chốnchớ nên “viết càn” dễ làm cho người đọc thấy nản vì kiến thức lịch sử lỗ mỗ, râu ông nọ cắm cằm bà kia khiến người ta khinh bỉ người viết.

CUỐI CÙNG LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC ĐÃ LÊN TIẾNG


Sau những sự yên ắng bất thường khi lái xe riêng của mình - anh Nguyễn Nam Phong, Sn 1980, Quê quán: Xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An bị bắt thì mới đây Linh mục Nguyễn Đình Thục, Giáo phận Vinh đã chính thức lên tiếng. Điều khiến nhiều người không khỏi bất ngờ là Linh mục Thục lên tiếng bằng một văn bản gửi tới "Quý Cha, Cộng đoàn các giáo xứ và Quý vị" về việc "Anh Phanxicô Nguyễn Nam Phong, người giáo dân Song Ngọc bị bắt" ghi ngày 2/12/ 2017. 

Tuy nhiên, nếu ai đó theo dõi câu chuyện thì sẽ thấy được lí do tại sao đến thời điểm bây giờ Linh mục Thục mới lên tiếng mà không phải thời điểm Phong bị tạm giữ hành chính với hành vi mua dâm (Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An sau đó cũng đã có văn bản thông báo đến địa phương nơi cư trú và gia đình của Phong). Theo đó, với một hành vi mà người bình thường còn khó mà chấp nhận thì với những người đi tu trì như Linh mục Thục lại càng không nên cổ súy, ủng hộ nên đó cũng là lí do khiến Linh mục này im lặng. Và có lẽ Linh mục này sẽ tiếp tục im lặng nếu như Phong bị phạt hành chính với hành vi này! Song, sự việc lại diễn biến theo một chiều hướng khác khi 1 ngày sau khi bị tạm giữ hành chính thì cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Nghệ An đã có quyết định khởi tố bị can, quyết định tạm giam hình sự đối với phong với hành vi chống người thi hành công vụ. 

Đây là vụ án đã được cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án hôm 11/5/2017 với nhiều tội danh, trong đó có hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra hôm 14/2/2017 trên quốc lộ 1A đoạn đi qua xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An. 

Và đến đây có hai lí do khiến Linh mục Thục phải lên tiếng thay vì tiếp tục im lặng: (1) Phong bị bắt trong vụ án liên quan Linh mục Thục, thậm chí Linh mục này còn đóng vai trò chủ chòm, chủ mưu; im lặng lúc này đồng nghĩa với LInh mục Thục bỏ rơi Nam Phong và Hoàng Đức Bình (bị bắt hôm 15/5/2017 trên chính chiếc xe của Thục. Nó cũng sẽ trái ngược với lời hứa của Linh mục này trước vợ của Phong là chị Nguyễn Thị Yên. (2) So với tội danh hiếp dâm trước đó của Phong thì việc bảo vệ Phong với tội danh "chống người thi hành công vụ" sẽ đỡ tai tiếng hơn! Nhưng có vẻ như vị Linh mục này đã không lường hết được những hậu quả có thể xảy đến sau sự lên tiếng muộn màng này! 

Theo đó, ngay ở phần đầu bản Thông báo, Linh mục Nguyễn Đình Thục không quên dành cho Nguyễn Nam Phong những lời ngợi khen: "Anh Phanxicô Nguyễn Nam Phong là thành viên trong ban hành giáo họ Ngọc Sơn, xứ Song Ngọc, và là trợ tá của TNTT xứ đoàn thánh Ignacio Song Ngọc. Anh sống hiền lành, đạo đức và đầy lòng nhiệt thành với Giáo Hội và mọi người". Đồng thời xác nhận vụ việc xảy ra hôm 14/2/2017 mà Phong là người lái xe cho Linh mục Thục: "Ngày 14/2/2017, anh chạy xe chở con và một số bà con đi kiện Formosa. Công an vây bắt chiếc xe nầy và yêu cầu anh Phong mở cửa xe, nhưng anh kiên quyết không mở. Nhờ sự kiên cường của anh mà 8 người trên xe đã thoát khỏi bàn tay khát máu của công an. Ngày 15/5/2017, cũng là anh Phong chạy chiếc xe chở Hoàng Bình và hôm đó Hoàng Bình bị bắt". 

Và không quên dựng chuyện sau sự kiện 14/2/2017 đến nay: "Anh Phong cho biết, sau ngày 14/2, anh luôn bị theo dõi và gây nhiều khó khăn trong công việc làm ăn. Đêm 31/5, khi côn đồ tấn công Song Ngọc, ngôi nhà anh đã hứng chịu trận “mưa đá” và bị thiệt hại nặng (xem video). Đặc biệt, vợ và 3 đứa con anh, trong đó có đứa chưa đầy một tháng tuổi, đã khiếp sợ và trở thành nỗi ám ảnh. Anh phải sơ tán gia đình, gửi vợ con về sống với ông bà ngoại gần một tháng.

Chị Maria Nguyễn Thị Yến, vợ anh Phong cho biết, khoảng 19 giờ ngày 27/ 11/ 2017, lúc anh Phong đang ăn tối với mấy người bạn tại một quán ăn gần nhà thì anh Tâm, thợ sửa chữa và mua bán xe máy ở Cầu Giát, Quỳnh Lưu, đi Taxi đến rủ anh Phong đi uống rượu. Đêm đó chị Yến gọi điện nhiều lần nhưng không liên lạc được.

Khoảng 9 giờ ngày 28/ 11/ 2017, chị Yến nhận được giấy thông báo của phòng cảnh sát hình sự tỉnh Nghệ An do thượng tá Cao Ánh Hồng ký, báo tin chồng chị đã bị bắt vì có hành vi mua dâm.

Khoảng 16 giờ ngày 29/11/2017, chị Yến lại nhận thông báo của cơ quan CSĐT tỉnh Nghệ An do thượng tá Hoàng Nghĩa Phượng ký, về việc “khởi tố và bắt bị can để tạm giam” anh Nguyễn Nam Phong, vì “đã có hành vi chống người thi hành công vụ”.

Chưa dừng lại đó với miệng lưỡi của một con buôn, một kẻ chuyên làm chứng dối, Linh mục Thục tiếp tục nâng tầm vấn đề và quy kết tội của chính quyền đối với hành vi bắt giữ Nguyễn Nam Phong: 

"Thực tế cho thấy, cộng sản bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích. Họ không ngần ngại sử dụng những mưu hèn kế bẩn để đàn áp những ai dám làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, dù đó là những việc làm ích nước lợi dân. Chúng ta vẫn còn nhớ vụ án luật sư Cù Huy Hà Vũ, công an Hà Nội không ngại dùng hai bao cao su làm vật chứng giả để hãm hại luật sư vì đã lên tiếng đấu tranh cho công lý. Trường hợp anh Lê Văn Đài ở Vũ Thư, Thái Bình cũng được dùng một cách thức bỉ ổi tương tự.

Việc cộng sản bắt anh Nguyễn Nam Phong thực chất là một hình thức đàn áp tôn giáo mà họ quen dùng từ xưa đến nay, đó là dùng cớ chính trị để bắt bớ, đàn áp hoặc uy hiếp các chức sắc tôn giáo. Thật vậy, có nhiều người đi kiện Formosa, tại sao họ chỉ nhắm bắt anh Phong, nếu không phải vì anh vừa là một vị trong ban hành giáo, vừa là giáo lý viên và một tán trợ TNTT xứ đoàn Song Ngọc?! Con nghĩ rằng, nếu chúng ta không đồng lòng phản đối thì việc leo thang đàn áp ngay trong hàng ngũ linh mục chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Mục sư Matin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Nơi khác ngài nói: “Trong một số tình huống, người nhát gan hỏi: “có an toàn không?”. Người thủ đoạn hỏi: “có sáng suốt không?”. Người tự phụ hỏi: “có được ái mộ hơn không?”. Và đã đến lúc một đệ tử trung thành của Chúa Giê-su phải có quan điểm không phải vì an toàn, sáng suốt hay được ưu ái mà chỉ bởi vì điều đó đúng.”. 

Trước khi kết thúc bản thông báo, như một điệp khúc mà những kẻ nói dối, những kẻ phạm tội hay nói, Linh mục Thục tái khẳng định: "Con khẳng định lần nữa rằng, anh Phong là người rất tốt, nhiệt thành với Giáo hội và tận tình giúp đỡ mọi người. Anh đang bị cộng sản hãm hại. Anh cũng là cột trụ trong gia đình. Một mình nuôi vợ và 3 con dại, đứa sau mới 6 tháng tuổi. Nhà cửa anh bị phá hoại đêm 31/5/2017 và công việc buôn bán của anh gặp rất nhiều khó khăn từ sau ngày đi kiện Formosa 14/2/2017, nên cuộc sống vợ con anh hiện nay rất khó khăn, nợ nần chồng chất…" và nói ra những câu chuyện của tương lai: "Rồi đây cộng sản sẽ tuyên truyền bôi nhọ anh nhằm đánh lạc hướng vấn đề. Kính xin quý cha và quý vị lên tiếng giúp mọi người hiểu đúng bản chất vấn đề, để đồng lòng lên tiếng bảo vệ người vô tội và ngăn chặn những việc làm độc ác của cộng sản". 

Đó là toàn bộ những lời lẽ của Lm Nguyễn Đình Thục trong bản thông báo nói trên. Nhưng đáng tiếc là nó không những không thể làm cho Phong được "vô tội", tốt hơn trong mắt mọi người. Bởi cùng hành vi và cùng sự việc với Phong, cơ quan Công an đã bắt giữ Hoàng Đức Bình, một đồng bọn của Linh mục Thục. Hoàng Đức Bình có tội thì không lẽ Nguyễn Nam Phong lại không???? Đồng thời, những lời tường trình trong bản thông báo của Lm Thục càng xác nhận rõ hơn bối cảnh khiến Phong phạm tội và bị bắt giữ. Và xin thưa rằng, nếu cơ quan cảnh sát điều tra Công an Nghệ An có bản ký tươi của thông báo này thì đó lại là bằng chứng để họ buộc tội Phong. Và khi đó vô tình sự lên tiếng của Lm Thục càng làm khó con chiên của mình! 

Có thể Lm Nguyễn Đình Thục hiểu điều đó, song vì sức ép của dư luận, gia đình Phong mà ông ta phải lên tiếng? Rất có thể sau bản lên tiếng này, nếu hội cờ đỏ xã Sơn Hải biết thì Lm Thục sẽ đứng trước nguy cơ bị tấn công! Đó cũng là lí do mà Lm Thục nên thận trọng kẻo chuốc họa vào thân! 

XUNG QUANH ĐỀ XUẤT CỦA LM TRẦN XUÂN MINH (ỦY BAN ĐOÀN KẾT CÔNG GIÁO VIỆT NAM)

Linh mục Dòng chúa cứu thế Việt Nam Đinh Hữu Thoại đã không tiếc lời chửi rủa Linh mục Trần Xuân Mạnh Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam khi ngài nói ra ao ước có một ngày nghỉ lễ Noel.

Linh mục Trần Xuân Mạnh (Nguồn: FB). 

Được biết Linh mục này nói ra ao ước trên khi trao đổi với phóng viên của một tờ báo (không chính thức). Lí do được vị Linh mục này đưa ra là "Những ngày này, khắp phố phường, người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Giáng sinh. Lễ Noel giờ đã trở thành ngày vui của tất cả mọi người giống như các ngày lễ tết trong năm. Thế nhưng, trong ngày này, tất cả mọi người, kể cả những người theo đạo Công giáo vẫn phải làm việc chứ không được nghỉ. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên có một ngày nghỉ lễ Noel". "Lễ Noel (25/12 hằng năm) là lễ lớn nhất của người Công giáo, kỷ niệm ngày Chúa Giê-su ra đời. Đây là niềm vui chung của mọi người, không kể người Công giáo hay không theo đạo". 

Vị Linh mục yêu nước này cũng cho biết thêm: "Lễ Noel làm cho mọi người đều vui. Nhân dân phấn khởi lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc, các cháu nhỏ phấn khởi học hành. Mọi người sống khiêm nhường, cố gắng hơn trong bổn phận của mình đối với gia đình, quê hương, tổ quốc”.

Phụ họa và bổ sung ý kiến của Linh mục Mạnh, vị Linh mục có tên Mai Văn Vọng, giáo phận Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) "cho biết, ở Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Hongkong, Đài Loan, Ấn Độ cũng dành một ngày nghỉ để toàn dân tổ chức mừng Giáng sinh. Ông mong muốn, Việt Nam nên có một ngày như thế bởi Giáng sinh không chỉ dừng ở phạm vi tôn giáo mà đã thành văn hóa toàn cầu. Ví dụ ngay ở nước ta, dịp Giáng sinh, cá nhân hay nhiều công ty cũng tổ chức đón mừng, tặng quà hoặc đi du lịch cùng nhau". 

Do 02 vị Linh mục này chưa có đề xuất chính thức nên đương nhiên, các cơ quan có thẩm quyền ở đây vẫn chưa có thể có văn bản trả lời chính thức cái niềm ao ước này! Hơn nữa, nếu thực sự phía giáo hội có đề xuất này thì Hội đồng Giám mục Việt Nam, cơ quan lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam phải đứng ra thực hiện việc đề xuất này. Linh mục Mạnh trên cương vị là người đứng đầu Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam sẽ là chủ thể có ý kiến thêm.

Nói như thế để thấy rằng, dù đã có một sự mực thước trong gợi mở vấn đề; ngài cũng không hề có bất cứ động thái lấn quyền Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như xem Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là một tổ chức trực thuộc nhưng vẫn không tránh khỏi sự kỳ thị của một số Linh mục vẫn xem Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là Giáo hội Quốc doanh và những người như Linh mục Trần Công Mạnh là Linh mục nhận lương nhà nước. 

Và như đã nói ở nhiều bài trước, đã đến lúc những người theo đạo Công giáo, nhất là những  bậc chức sắc cần thay đổi cách nghĩ về Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Ở đó không chỉ có những con người biết lo cho giáo hội mà trong bất cứ hành động nào họ cũng đều giữ đức vâng lời. Họ đang cố gắng hài hòa và thúc đẩy sự gần gũi, thân tình giữa giáo hội - chính quyền! 

An Chiến

“QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ XUỐNG CẤP Ở VIỆT NAM”?

Đắc Chí

“Liên minh châu Âu nói với Việt Nam rằng họ lo ngại về sự xuống cấp của quyền dân sự và chính trị trong lúc các vụ bắt giữ, giam cầm gia tăng mạnh mẽ”. Đây là nội dung trong thông cáo của EU sau Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 7 tại Hà Nội ngày 1/12/2017. Thông cáo này được dịch sang tiếng Việt, đăng trên trang Facebook chính thức của phái đoàn EU ở Việt Nam.

Thông cáo báo chí của phái đoàn EU được công bố ngày 1/12/2017
Theo nội dung thông cáo ghi cuộc “Đối thoại đã đánh giá những phát triển gần đây trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam và Châu Âu, và trước đó là các cuộc họp với các tổ chức phi chính phủ từ châu Âu và Việt Nam.
Liên minh châu Âu đã nhấn mạnh về sự xuống cấp của quyền dân sự và chính trị và đã thảo luận về quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền liên kết, tự do tôn giáo và quyền tiếp cận thông tin.
Liên minh châu Âu đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong Luật Hình sự của Việt Nam và ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của việc bắt giữ, giam cầm và kết án các công dân Việt Nam liên quan đến việc bày tỏ ý kiến của họ.”
Về hùa với những thông tin được đưa ra trong bản thông cáo, BBC, VOA, RFA cùng một số trang mạng khác lập tức thi nhau đưa tin, cố tình nhập nhằng, bình luận xuyên tạc vấn đề để lấy cớ vu cáo Việt Nam.
Thực tế cho thấy, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đều phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.
Tiêu biểu như, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin của người dân theo Hiến pháp và pháp luật. Những năm gần đây, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng cởi mở, sôi động. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam là một minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Báo chí ở Việt Nam đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân.
Các quyền của người dân về tự do hội họp và lập hội được bảo đảm và quy định cụ thể trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và nhiều văn bản pháp luật. Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Việt Nam còn có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 5 đoàn thể bao gồm: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hàng trăm tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với hàng chục triệu hội viên. Cùng với các tổ chức công đoàn cấp quốc gia, ở Việt Nam còn có hơn 6.000 tổ chức công đoàn cơ sở. Ngoài ra ở Việt Nam còn có hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ... hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Các tổ chức và hiệp hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và tuân thủ pháp luật... Sự tăng nhanh của các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, chứng tỏ quyền tự do hội họp và lập hội của người dân được tôn trọng và bảo đảm.
Trong khi đó, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước Việt Nam nhìn là một nhu cầu tinh thần chính đáng của con người. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; được bảo đảm tôn trọng trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Số chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng qua từng năm nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tâm linh của nhân dân. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội...  Đặc biệt, Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2016 (có hiệu lực vào tháng 1/2018). 
Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được nêu trong các công ước mà mình đã tham gia, tuân thủ nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người. Tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn được đánh giá cao về cách tiếp cận, ủng hộ đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy nhiên, cũng như ở mọi nước khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành vi vi phạm pháp luật. Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cần khẳng định, những “nhà đấu tranh dân chủ đang bị đàn áp” theo cách gọi của phái đoàn EU thực chất chỉ là những phần tử hoạt động chống đối chế độ và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật nhà nước và hiện đang chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật.
Sự thật tình hình Việt Nam là như vậy, nhưng một số cá nhân trong phái đoàn ngoại giao EU tham gia Đối thoại Nhân quyền lần thứ 7 EU - Việt Nam vẫn cố tình đổi trắng thay đen, xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình đất nước ta. Rõ ràng đây là hành động sai lệch, cần phải bị lên án và kiên quyết loại bỏ./.