2016/05/31

TIN KHÓ TIN: SỰ THẬT SAU MÀN 'ĐẤU TỐ" MC PHAN ANH

MC Phan Anh, gương mặt điển trai thốt ra mấy chữ “Đừng im lặng”. Trong khi đó vì không im lặng nên một “ông Tây” bị cướp đâm ở Sài Gòn. Còn ở hồ Núi Cốc, một cái tháp lớn nhất thế giới sẽ được dựng lên, biết đâu, sẽ có một câu của Đức Phật: Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào


1. Có ai chê kịch mà lại diễn như kịch
24h qua, nỗi bật trên mạng xã hội là 2 chữ “đấu tố”. Đại khái, trong chương trình 60 phút mở của VTV (Chủ đề "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì") có đặt thẳng câu hỏi vào việc MC điển trai Phan Anh chia sẻ một clip thí nghiệm cá chết của Đài VTC trên mạng xã hội. Phan Anh có nói, đại ý: "Tôi phải tin VTC chứ vì đó là nguồn tin chính thống, đài TH nhà nước cũng như mọi người tin vào cái phóng sự... quét rau của VTV vậy...".
Các khách mời trong 60 phút mở của VTV (Zing)
Và anh khuyên chúng ta “Đừng im lặng”.
Mạng xã hội lên đồng là bởi màn phản biện của các khách mời. Cụ thể là nhà báo Hồng Thanh Quang. Và lời khuyên ở phút thứ 26 của người dẫn, MC Tạ Bích Loan: Bạn đừng bao giờ đặt niềm tin hoàn toàn vào bất cứ ai...

Ở góc độ truyền thông, đây rõ ràng là một chương trình thành công. Thành công chính ở việc nó chọc cho các bạn nổi sung. Thành công ở việc nhắc lại 2 từ khóa “cá chết”. Thành công ngay ở những thông điệp: Đừng im lặng - của Phan Anh; Đừng đặt niềm tin hoàn toàn vào bất cứ ai - của chị Tạ Bích Loan.

Bạn đã bao giờ thấy có một cuộc tranh luận với đa chiều ý kiến trên đài quốc gia?

Hơn nữa, thứ không thể thiếu trong một chương trình truyền hình chính là... kịch bản. Cái kịch bản ấy cho Phan Anh biết trước là đấy, chúng tôi sẽ ném đá anh như thế này thế này. Còn Phan, khi nhà báo Hồng Thanh Quang muốn đập bàn, đương nhiên anh đã biết tỏng.

Các bạn đừng gọi là đấu tố. Có bao giờ người ta chê kịch mà tại sao diễn viên cứ nói như... kịch.

Chúng tôi dẫn 2 link: clip gốc - hiện đã bị xóa trên VTV cũng như trên Youtube. Và bài tổng hợp phản ứng của dư luận, ngõ hầu giúp bạn giải trí, và qua đó nhìn thấy cái hay, cái thông minh hoàn toàn không đáng bị ném đá của nhà báo Tạ Bích Loan, của VTV.

xem tại đây..

..và tại đây.
2. Phen này lại có gà ăn bạc
Tin vui, rất vui là chúng ta sẽ có một ngôi tháp lớn nhất thế giới ở hồ Núi Cốc - Thái Nguyên.

Lớn, ở chiều cao 150m. Lớn, ở cái nền móng 10.000m2. Và lớn, còn ở tổng mức đầu tư 10.000 tỉ đồng.

Vui ở chỗ là mọi việc đã xong khi DN Xuân Trường - Ninh Bình, ông chủ của chùa Bái Đính đã “sắn tay áo”. Còn Thái Nguyên - chẳng có lý do gì mà từ chối!
Đại gia Xuân Trường từng nổi tiếng với ngôi chùa Bái Đính (VNN) 

Đọc cả trên Vietnamnet và cả trên cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên không thấy nói đến nguồn vốn. Nhưng tin đi các bạn, đây sẽ phải là nguồn vốn tư nhân từ tiền túi Xuân Trường.

Có 2 lý do để tin: Thứ nhất, không ngân sách nào bỏ 10.000 tỉ ra xây một cái tháp tuổi đời đến giờ mới được đánh số, dẫu là tháp Phật giáo, dẫu cái danh “lớn nhất thế giới” khiến nhiều người phát ngộ.

Thứ 2, quan trọng hơn, cứ nhìn tiền bạc nhét đầy ông tượng ở chùa Bái Đính và sự hiếu kỳ của chúng ta thì biết. Con số 10.000 tỉ sẽ thu hồi nhanh hơn chúng ta tưởng.

Tôi ước cụ Trần Tế Xương còn sống đến giờ. Bài thơ Chúc Tết hẳn nhiên sẽ không chỉ có chuyện “gà ăn bạc” khi kinh doanh thói hiếu kỳ và niềm tin giờ còn mau giàu hơn là buôn vua.

Xem tại đây..

..và tại đây.
3. Thêm một chứng nghiện?
Vì sao Thủ tướng đã chỉ đạo ngừng xây dựng các Trung tâm hành chính mà Long An vẫn làm?- Đây là câu hỏi mà Tuổi trẻ đã đặt ra.

Còn Long An cho biết đại ý họ đã xây được bốn lầu và “nếu dừng thì rất nhiều vấn đề phát sinh”.
Công trường xây dựng TTHC ở Long An (TTO)

Họ “đếm ngón tay” thế này: Đối với 1.150 tỉ cần có, họ “dự kiến” thu 541 tỉ từ việc bán trụ sở cũ. Thu từ bán đất công, khu, cụm công nghiệp dân cư là 500 tỉ. Thiếu thì... kêu gọi đầu tư.

Và giờ, khi chưa bán được trụ sở, họ đề nghị Bộ Tài chính cho tạm ứng vốn ngân sách trung ương, khi nào bán được đất trụ sở cũ thì sẽ hoàn trả tiền.

Nói một cách công bằng, Long An có cái lý của họ. Xây dựng dở dang mà đắp chiếu bỏ đó còn lãng phí hơn là tiếp tục.

Chỉ có điều đã đã kỷ cương thì không có mở ngoặc. Bởi rõ ràng, một trung tâm chỗ ngồi không thể cấp thiết hơn hàng loạt các dự án dân sinh như đường xá, bệnh viện cũng đang phải tạm ngưng.

Huống chi nếu xây dựng quảng trường, tượng đài, trung tâm hành chính có thể mang xét nghiệm, có lẽ, nó cũng trầm kha chẳng kém gì chứng “nghiện kiểm tra như nghiện ma túy”. Và phương thuốc cho căn bệnh trọng khó bỏ dễ tái (nghiện) này không thể chỉ là những cái lắc đầu.

4. Đừng mơ trái sung kiều hối
VTV sáng qua có một cái nhìn đầy lạc quan về 1,3 tỉ USD kiều hối “chảy” về TPHCM. Rằng 1,3 tỉ USD, có nghĩa tương đương 30.000 tỉ. Rằng kiều hối được xem là một dạng vốn vàng, vừa dễ huy động lại không lãi suất, vừa hạn chế nợ nước ngoài.

Nhưng cần phải nói thêm, đó là những đồng ngoại tệ đẫm mồ hôi nước mắt chứ không phải tiền từ trên trời rơi xuống kịch kịch để xài. Không phải như lá cây cứ nhón gót hái ra cả rổ.

Trên Thanh Niên, những giọt mồ hôi ướt đồng tiền được mô tả rất thấm thía, rất đớn đau qua câu chuyện một bà già đã “bảy mấy” vẫn miệt mài cày tiền “không thấy mặt trời” để “lo cho mấy đứa nhỏ” ở VN, qua “mặc định” có thật: Người Việt ở “bển” thì hoặc làm nails (móng tay) hoặc hớt tóc.

Trong khi đó, ở nhà, chúng ta hân hoan với kiều hối. Trong khi đó, nhiều gia đình có con gái lấy chồng Mỹ gù lưng làm nails kiếm tiền còn “cả nhà ba bốn thế hệ hổng chịu đi làm, cứ kéo về ở hết trong nhà, đợi mỗi tháng con gái gửi về ít trăm bạc tiêu xài, phè phởn”.

Không dưng mà người ta gọi là “tiền bạc” đâu. Cũng chẳng có chuyện người kiếm cứ kiếm, người ăn tàn cứ phá hoại hoặc nằm ngửa cổ mà chờ sung!

Xem tại đây..

5. Hình ảnh hôm nay
Một “ông Tây” vừa bị đâm tại TPHCM thưa các bạn.
Rachid, một người nước ngoài bị cướp và bị cướp đâm ngay trên đường phố (Giaothong) 

Không phải Tây balo lơ ngơ lần đầu tới VN, “ông Tây” ở đây là Rachid, lực lưỡng, lấy vợ Việt Nam và chẳng lạ gì Sài Gòn.

Rachid bị cướp đâm bằng dao khi anh cố gắng giúp vợ giằng lại tài sản từ tay 4 tên cướp ngay trước cửa chung cư, ngay khi về nhà.

10 ngàn USD và 2 chiếc ĐTDĐ đã bị cướp, nhưng rõ ràng, đó không phải là thứ mất mát duy nhất.

Tôi ước là có thể gặp Rachid ngay bây giờ, để hỏi anh rằng nếu có chiếc bánh xe thời gian của chú mèo máy Doreamon, anh sẽ lại lấy vợ người Việt, sẽ sinh sống ở nơi mà trộm cướp vào đến cổng nhà?!

Chúng ta cứ mải tranh luận xem săn bắt bắt cướp có phải là bắt người? Có hợp đạo lý?

Cho đến khi chúng ta trở thành một Rachid? Xem tại đây.

Nguồn: Ở đây

PHẠT ĐƯỢC KHÔNG?

Cuteo@


Dừng xe như thế này phạt được không?

Cùng cho ý kiến nhé!


OBAMA VÀ LŨ CẨU NÔ

Chuyện Obama công du Việt Nam, bị cắn gấu quần


Chuyến công du lịch sử của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sang Việt Nam trong vài ngày vừa qua đáng lẽ phải là “một cơ hội vàng” đối với các anh Cờ vàng hải ngoại và đám rân trủ giả cầy trong nước.

Đặc biệt là trong bối cảnh thời điểm công du diễn ra nối tiếp ngay sau các vụ việc mà họ đã dày công chuẩn bị, như các vụ việc “biểu tình cá chết”; “tẩy chay bầu cử” và hiện nay là “Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực”.

Họ kỳ vọng vào chuyến thăm của “ông chủ” Obama những gì?

Lợi dụng vụ “cá chết dọc bờ biển miền Trung”, họ ký “thỉnh nguyện thư cá thối” đăng trên trang web của Nhà Trắng, đòi “chính phủ liên bang Mỹ can thiệp bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Năm".

Theo lịch trình chuyến thăm, vào buổi sáng ngày 24-5, ông Obama có cuộc gặp đại diện “một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam” tại khách sạn JW Marriott - Hà Nội, họ muốn ông Obama phải trao đổi về “các vấn đề chính trị, về bầu cử Quốc hội, về một số điều khoản trong Bộ Luật Hình sự, thậm chí là về… Hiến Pháp 2013”.

Và xuyên suốt, vẫn là chuyện “dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”. Họ muốn ông chủ Obama của họ hoặc nói “không”, hoặc chí ít cũng phải biết “mặc cả” với chính quyền Hà Nội, đế đổi lấy cái gọi là “sự cải thiện nhân quyền”.

Cho nên, trước khi Obama sang Việt Nam, Phạm Viết Đào còn hý hửng đặt tít bài: “Đừng mơ dỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nếu không thực hiện cam kết nhân quyền”.

Cẩu nô Nguyễn Lân Thắng thì: “Mong muốn chính phủ Mỹ đặt các điều kiện cụ thể trong tiến trình bán vũ khí cho Việt Nam, đặc biệt là về việc cải thiện nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí, chấm dứt việc đàn áp những người bất đồng chính kiến và trả tự do ngay cho các tù nhân chính trị vô điều kiện.”

Đó là những “thỉnh cầu”, nói cách khác, là việc níu kéo, là việc "cắn gấu quần" của đám cẩu nô với người chúng coi như "ông chủ". 

Bây giờ hãy điểm lại xem trong chuyến đi Việt Nam, Obama đáp ứng được gì?

Về chuyện “cá chết miền Trung”, có lẽ Obama đã OK, number one với nội dung bản trả lời trên bloc này nên đã lờ tịt các thỉnh cầu của đám “thỉnh nguyện thư cá thối” (?). Không hề thấy Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam hay đả động đến chuyện đòi cho chuyên gia đến Vũng Áng để cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Trớ trêu và thâm thúy hơn cả, việc duy nhất mà Obama làm trong chuyến thăm có “liên quan đến cá”, lại là sự kiện đến thăm và hào hứng cho cá ăn tại ao cá Bác Hồ trong Khu di tích Nhà sàn. 

Việc thứ hai, thì đúng là vào buổi sáng ngày 24-5, ông Obama có dành hẳn ra, những “nửa giờ đồng hồ” để tiếp các đại diện của “một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam”.

Tại đây, Obama đã gặp gỡ sáu vị, gồm ông Lê Quang Bình (Đốc Bình bốc thuốc - Viện iSEE), ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).

Bà Oanh kể lại (với BBC):

“Cuộc gặp Tổng thống Obama diễn ra trong vòng nửa giờ, mỗi khách mời có hơn một phút trình bày về bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của người LGBT (người đồng giới, lưỡng giới tính), cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn.”

Bà cũng cho hay là “chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người khuyết tật, không quan tâm đến chính trị nên không biết về những khách mời khác như ông Quang A”.

Nghe lề trái đồn, các nhà rân trủ như Nguyễn Quang A, Hà Huy Sơn, Đoan Trang … bị an ninh Việt Nam ngăn cản không cho đến dự. Nhưng theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng từ một bác sĩ thú y, thì chính an ninh Mỹ và Obama cũng rất ngại tiếp xúc với các vị này, lý do đơn giản là vì họ chưa nhận được báo cáo đầy đủ về việc chích ngừa của các vị chuyên gia "xã hội gây sự" này (chắc là Rabie-R, mỗi năm nhắc lại một mũi).

Cho nên, bà Oanh nói thêm: “Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân quyền hay tù nhân chính trị”.

Đã vậy, ngay sau cuộc gặp nói trên, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trước 2.300 người Việt Nam ngồi trên những hàng ghế nhung đỏ, Obama tuyên bố như tạt mẻ vào mặt đám cẩu nô: "Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên nước khác" và sau đó, ông nhận được một tràng vỗ tay kéo dài.

Chẳng những thế, Obama còn nói thêm, ngay cả ở Hoa Kỳ, chúng tôi cũng“còn xa mới hoàn hảo, với nhiều vấn đề như "quá nhiều tiền trong nền chính trị" hay vấn đề “thiên vị chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự” và “bất bình đẳng giới”.

Việc thứ ba và là sự kiện quan trọng nhất, là việc “xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam”. Với tầm tư duy nô tài, nhiều năm nay, đám cẩu nô vong bảnthường “lạy Cha chúng con ở trên trời”, cầu nguyện cho nước Mỹ mãi mãi không dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt nam, những mong sao cho Việt Nam luôn kém thế trong tương quan quân sự với người Tàu. Có vậy, một khi có tranh chấp xảy ra mới là cơ hội để cẩu nô “đục nước béo cò”. Điều này từng được chứng minh qua “tư duy chiến lược” của ông “xuýt tổng thống” Cù Huy Hà Vũ” kèm theo “nỗi buồn” của các nhà rân trủ đầu đàn, khi mà dàn khoan HD 981 của Tàu rút ra ngoài vùng tranh chấp.


Thế nhưng, cũng ngay trong ngày đầu tiên của chuyến công du (23-5), Obama đã bất ngờ công bố quyết định về việc xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam và coi đó là “bước đi xóa bỏ rào cản cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước từng là cựu thù”.

Đến cái tuyên bố nói trên của Obama thì thật là quá sức chịu đựng của các cẩu nô, phần lớn đều nghẹn ngào uất ức chửi thầm, chỉ một vài chú ẳng lên được đôi tiếng, cho rằng quyết định này là “thất sách”, là “quá sớm” hoặc “đáng buồn.”

Nguyễn Vũ Bình thở than: “Tôi cảm thấy rất buồn vì việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương nhân dịp Tổng Thống Obama sang thăm Việt Nam, đúng ra phải là một cơ hội lớn gây sức ép lên nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trên vấn đề nhân quyền”.

Cẩu nô Nguyễn Đình Hà sủa ngược lên “ông chủ”:

“Nếu tôi mà là ông Obama, tôi sẽ rời Hà Nội ngay lúc 12h trưa để qua Nhật luôn và hủy phần thời gian còn lại của chuyến thăm!

Tôi xin nhấn mạnh lại: chúng ta cần cả hai, nhân quyền và chủ quyền quốc gia! Lệnh cấm vận vũ khí có thể dỡ bỏ một phần hoặc toàn phần, nhưng điều kiện vẫn là nhân quyền phải được bảo đảm và chấp thuận theo gói, theo luật xuất khẩu vũ khí của Mỹ đấy nhé”.

Cẩu nô Phạm Chí Dũng chuyển sang “bắt vạ” cả nước Mỹ: “Nhưng vấn đề không còn nằm ở cá nhân Obama, mà là thể diện của cả nước Mỹ. Ngay sau khi chính phủ Mỹ đưa ra quyết định lịch sử bãi bỏ hoàn toàn chính sách cấm vận vũ khí dành cho chính quyền Việt Nam, chính người Mỹ đã bị giới tráo trở nhân quyền chơi một vố đau điếng”.

Hế hế! 

Các chú cẩu nô quên tiệt rằng nhà luyện cẩu nhiều kinh nghiệm Richard Nixon đã từng dạy: “Làm quái gì có chuyện cái đuôi chó lại đòi điều khiển cái đầu con chó được”. “Cái đuôi chó” mà Nixon ám chỉ ở đây, là Nguyễn Văn Thiệu, khi ấy là đương kim Tổng thống nền Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa của các chú đấy!

Nhưng thôi, bây giờ xin chuyển sang cái “thỉnh nguyện” thứ tư, cái này vui phết, nhưng ở trên chưa vội nói tới.

Số là theo lịch trình công du, khi Obama vào Sài Gòn, ông muốn đến thăm chùa Ngọc Hoàng (còn có tên là chùa Phước Hải), một ngôi chùa cổ, tọa lạc tại đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi biết tin này, nhà rân trủ lừng ranh là “ráo xư” Tương Lai đã lập tức gửi một bức thư cho Đại sứ Mỹ Ted Osius. Thư khẩn, “cấp bách”, đề ngày 22-5-2016, gửi rồi còn đăng công khai trên trang Bọ xít.

“Tp Hồ Chí Minh ngày 22.5.2016

Kính gửi Ngài Đại sứ Ted Osius,

Đã từng quen biết và tin tưởng ngài qua những lần tiếp xúc với Ngài và với những quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn trao đổi với Ngài một vấn đề mà theo nhận thức của tôi là hết sức cấp bách và tế nhị vào dịp Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam và thăm TP Hồ Chí Minh…”.

Buồn cười là từng quen biết và tin tưởng với Ted Osius nhưng “ráo xư” Tương Lai, chắc vì thấy chưa đủ đô và muốn bơm thêm liều thuốc “tăng trọng” cho bức thư, nên ông không viết nó với tư cách cá nhân, mà vẫn dùng chức danh kiếp trước“Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt”. Ngoài ra “ráo xư” còn mượn tạm thêm danh hiệu của ông Cao Huy Thuần một Giáo sư thực thụ đang giảng dạy tại Pháp, dưới danh nghĩa là một“đồng tác giả” bức thư.

Có gì mà hết sức cấp bách và tế nhị? Thì ra nội dung bức thư cũng vẫn chỉ là một “thỉnh nguyện thư” gửi đến Obama, lẵng nhẵng kéo gấu quần ông chủ, lạy ông, xin ông đừng bước chân vào cái chùa này.

Tại sao? Thì vì sau khi khẩn trương “tra cứu” (trên Wiki), ngài “ráo xư” biết được chùa này có nguồn gốc do người Hoa xây dựng nên, tuy đã có hơn 100 năm tồn tại trên đất Việt. Mà chùa lại thờ ông Ngọc Hoàng và v..v… gì đó.

Ông “ráo xư” mải mê tố cáo (kỳ thị) đối với cái chùa của người Hoa, mà quên rằng ở đất Sài Gòn còn cả những chùa của người Miên, người Chăm, Ấn giáo, đạo Hồi. Đó là chưa kể đến một đống các nhà thờ, từ thật sự vinh danh Chúa cho đến cái tổ quỷ như Dòng Cứu thế Kỳ Đồng. Nếu Obama đến đó hẳn ông “ráo xư” đã khỏi cần “théc méc”.

Và “ráo xư” Tương Lai, trong lúc khẩn cấp "cắn gấu quần" ông chủ, ngài cũng quên tiệt quá khứ và hiện tại. Rằng Obama, sinh ra ở Hawai, học tiểu học tại Indonesia, trở thành công dân Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (đa chủng), và vẫn tự hào là Tổng thống Hoa kỳ đầu tiên có gốc gác Phi châu (Kenya). Thêm nữa, cả nhà ông theo đạo Tin Lành. Vậy thì, một người như Obama, có lý do gì mà "tẩy chay" chùa Ngọc Hoàng?

Thế thì, giả sử Ted Osius có chuyển thư ông Tương Lai đến ông chủ Obama. Đọc xong, thế nào Obama cũng cười khẩy:

Ơ kìa, đã bảo là nhân quyền mà lỵ! Thế thì đèo mẹ, tao thăm đâu, đạo gì, thờ ai? Kệ tía tao! 

Mắc mớ mẹ gì đến lũ cẩu nô chuyên cắn gấu quần chúng mài! 

Nói chuyện với giới trẻ Việt Nam hôm 25-5, Obama cho biết đã từng ăn thịt chóa. Các cẩu nô cần cảnh giác!

VỀ CHUYỆN MC PHAN ANH BỊ ĐẤU TỐ TRÊN VTV

MC Phan Anh vừa bị đấu tố trên chương trình 60 phút khép hờ của VTV khiến nhiều fan hâm mộ bức xúc. Cách đây không lâu, Phan Anh có share clip thí nghiệm cá chết của VTC và đã xóa vì nhận ra mình bị hớ khi trót đặt hết niềm tin vào quân ngu học. Chương trình có thêm 1 vài khách mời nữa cho đa dạng sinh học nhưng nhìn chung, nội dung vẫn là mổ xẻ hành vi của MC Phan Anh.

Suốt chương trình, Phan Anh kiên quyết cho rằng việc share bài của mình không sai, nhưng tôi khẳng định, Phan Anh đã sai và không gì có thể bào chữa cho việc này.

Người ta có thể biện minh khi họ dẫm phải cứt, nhưng không thể biện minh được cho việc share bài vô trách nhiệm đổ thêm dầu vào lửa, xin phép được phê bình anh thẳng thắn.

MC Phan Anh (Nguồn: Internet)

Mấy con cá trong clip là dạng cá lẹp, vảy nó mỏng như luận án tiến sĩ của học viện KHXH, cầm lên tay là nó tróc hết cả da, thì đéo cần thả xuống đâu nó cũng chết. Cá này nhìn lâu nó chết,có tiếng động lớn nó chết, chưa kể vớt ở bể sục oxy ra thả vào chậu thì cá mập cũng phải chết. Tôi mất chưa đến 30 giây là có thể nhận ra sự bố láo của thí nghiệm, trong khi anh cân nhắc tới 4, 5 tiếng (theo lời anh) mà vẫn quyết định đưa lên, thì quả thật vô cùng đáng-nể.

Anh có thể biện minh rằng anh có dụng í tốt khi share clip nhằm khen đội phóng viên VTC là dũng cảm, nhưng chính hành động này tự nó tố cáo sự bồng bột, thiếu chín chắn của anh.

Người ta chỉ được coi là dũng cảm, khi hành động của họ mang lại những giá trị tích cực cho bản thân hay xã hội, như chạy văng dép tổ ong lao mình cíu pháo chặn bánh xe, hay tự thiêu xông vào kho xăng A92 của địch ở Thị Nghè. Hai anh chị phóng viên của VTC, rất tiếc, hành động đần độn đến bất lương của họ không hề đem lại một kết quả tích cực nào ngoài gieo rắc hoang mang, ảnh hưởng tới nỗ lực của chính quyền trong việc khắc phục hậu quả.

Điều duy nhất ta có thể khẳng định luôn từ thí nghiệm của VTC, đó là trong khi cá đang chết hàng loạt, 2 phóng viên ngu học đã nhẫn tâm diết thêm mấy con nữa.

Anh Phan Anh cũng nói về quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến trên trang cá nhân, điều này là đúng và cần được bảo vệ. Tuy nhiên vì facebook không được quản lý bằng luật báo chí, nên những quy tắc ứng xử văn minh khi chơi facebook nên được những người có ảnh hưởng cực lớn như tôi và anh tuân thủ nghiêm ngặt.

Xét về vị thế xã hội, anh là MC số 1 Bắc Kỳ, tôi là giáo sư khoa học đứng thứ nhì Đông Dương. Trên facebook chúng ta tạm tương đương tức có hơn nửa triệu người theo dõi.

Nick phẩm càng cao thì trách nhiệm càng lớn lao, sự cân nhắc những phát ngôn trước khi đăng lên là rất quan trọng, vì một câu nói thiếu công tâm thôi thì hậu quả thật khôn lường. Ví như tôi đưa lên một câu nói đùa rằng ăn lá xoan chữa được ung thư và bệnh nhân tưởng thật nghe theo đi vặt về ăn, các chuyên gia đầu ngành xin cấp ngân sách để tổ chức hội thảo, lập hội đồng phản biện gây tốn kém tiền của, thì phát ngôn đó không phải là tự do ngôn luận, mà là phá hoại có chủ í.

Các bạn có thể đọc lại những bài viết xuất sắc của tôi trong suốt vụ cá chết, cực kỳ tỉnh táo và tôn trọng logic khoa học biện chứng. Cũng khó trách anh Phan Anh trong việc này, vì có được kiến thức toàn diện ở mọi lĩnh vực như tôi là rất khó.

Con người, ai cũng có lúc sai lầm, quan trọng là rút ra được bài học từ cái sai của mình để tự hoàn thiện bản thân. Xem chương trình kia, thì có vẻ như anh chưa được cầu thị cho lắm, tôi chê anh.

Xin được tặng Phan Anh một câu nói của Aristotle tôi học được khi còn nghiên cíu triết học siêu hình, đó là người trẻ không phù hợp trong việc đưa ra những tuyên ngôn. Tuyên ngôn‪#‎ĐừngImLặng‬ của anh, mang nội hàm í nghĩa không nhiều hơn‪#‎ĐừngChấmThịtChóVớiMắmRuốc‬, nó không đến từ sự đúc kết chân lý của một người sống đủ lâu cùng một dân tộc mà mỗi khi người dân mở miệng ra đều mang một sức mạnh hủy diệt khủng khiếp đối với những điều tốt đẹp và tiến bộ. Ví như tôi hay Phan Anh ngày nay có điện lưới phủ khắp 69 tỉnh thành để kết nối với nhau trên facebook, đều nhờ công của những con người đã không ngại chịu tiếng bịt miệng dư luận, trao hastag ‪#‎HãyCâmMõm‬ cho toàn thể quần chúng thối mồm từ trí thức đến cần lao khi họ phản đối đường dây 500KV thần thánh thủa nào.

Tôi trích lại câu cách ngôn huyền thoại về cái đạo lý của người chơi phây, đó là khi dư luận đang sục sôi mà chính bản thân mình cũng mù mờ, đéo viết gì đã là giúp ích cho xã hội nhiều lắm rồi.

Nguồn: Chung Nguyen

2016/05/30

ĐẠI HỌC FULLBRIGHT DANH GIÁ VÀ "KẺ THẢM SÁT" BOB KERRY

Minh Phuong Nguyen


Đây là bài để tham khảo. Cá nhân tôi cho rằng Bob Kerry giờ đây đã khác Bob Kerry năm xưa trong vụ thảm sát Thanh Phong (Bến Tre). Trước là cựu thù, sau thành bạn và cuộc sống có thể đã trao cho anh ta cơ hội chuộc lỗi.

*****

Đại học Fullbright danh giá, đang được mong chờ tại sao lại chọn nhân sự một cách nhạy cảm vậy? Đành rằng cuộc chiến đã qua, chúng ta nên bước tiếp nhưng!!!!!!

Trích từ facebook của chị Thu Uyên

Không phải là sự lựa chọn duy nhất, nhưng Bob Kerrey, nguyên chỉ huy cuộc thảm sát Thạnh Phong (Bến Tre, 25/2/1969), giết chết 21 người già, phụ nữ, trẻ em bằng cách cắt cổ, mổ bụng và bắn súng máy cự ly gần - đã được chọn làm Chủ tịch HĐQT Đại học Fulbright, một trường đại học vừa được Việt Nam và Mỹ mở, với hi vọng khai phóng!

Tôi đã rất phấn chấn trước tin hình thành Đại học Fulbright, và bản thân là 1 Fulbright fellow. Giờ đây câu hỏi của tôi là: Nước Mỹ chỉ có 1 gương mặt này để chọn sang làm giáo dục cho Việt Nam sao?! Khi nạn nhân của vụ thảm sát đó, và những vụ thảm sát khác vẫn còn trên đất Việt Nam này!

Tháng 4/2001, Bob Kerrey đã thừa nhận tội ác này trước dư luận quốc tế.

"Năm 2001, Tạp chí New York Times và chương trình 60 Minutes II của đài truyền hình Mỹ CBS đã thực hiện một loạt phóng sự về sự kiện trên.

Theo lời kể của các nhân chứng, đầu tiên, đội biệt kích của Kerry vào một nhà dân, dùng dao giết những người trong nhà. Theo Gerhard Klann, một thành viên trong nhóm, những người này gồm 2 ông bà già và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi. Kerrey nhận trách nhiệm cho các vụ giết người này với tư cách chỉ huy đội. Ông nói với tạp chí New York Times rằng "Quy trình tiêu chuẩn là phải loại bỏ những người mà chúng tôi chạm trán" (Standard operating procedure was to dispose of the people we made contact with).

Sau đó, theo lời của Kerrey, đội biệt kích thấy có súng bắn từ giữa làng nên bắn trả từ xa, kết quả là chỉ tìm thấy các xác chết là phụ nữ và trẻ em[1]. Còn Gerhard Klann và nhân chứng người Việt là bà Phạm Thị Lãnh (hai người được phỏng vấn độc lập) cùng khẳng định rằng đơn vị lính Mỹ không hề bị tấn công, và các nạn nhân đã bị tập trung lại để bắn bằng súng máy tự động ở cự li gần."

"Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí".
Ông này tiếp tục dùng cái lý lịch dối trá đó cho đến khi bị báo chí Mỹ vạch trần.

(Nguồn:

(Hình Wiki: Đoạn ống cống của ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, nơi 3 đứa trẻ ẩn nấp khi ông bà của chúng bị nhóm của Kerrey cắt cổ. 3 đứa trẻ bị lôi ra ngoài và bị giết chết ngay sau đó, Họ đã mổ bụng 1 đứa.

Đoạn ống cống đang trưng bày trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Tp.HCM.)

Joseph Robert "Bob" Kerrey (born August 27, 1943) is an American politician who served as the 35th Governor of Nebraska from 1983 to 1987 and as a United States Senator from Nebraska from 1989 to 2001. Before entering politics, he served in the Vietnam War as a United States Navy SEAL officer and wa...
EN.WIKIPEDIA.ORG

CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ VỊ THẾ VIỆT NAM

Chủ tịch nước và vị thế Việt Nam


(Tổ Quốc) - Chuyến thăm của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Obama tới Việt Nam tuần qua thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận trong nước cũng như quốc tế. Ít có cuộc viếng thăm nào được truyền thông săn đón đến như vậy. Tin tức, hình ảnh liên tục được cập nhật, tràn ngập trên các báo, các kênh truyền hình.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đón người đứng đầu Nhà Trắng

Đây cũng là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ gặp cả bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Việc đi thăm Nhà sàn Bác Hồ ngay sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì, thể hiện sự tôn kính, trân trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh của Tổng thống Obama.

Điều này thể hiện ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm chính thức cũng như tầm quan trọng ngày càng lớn của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đối với hai nước cũng như khu vực. Sự chân tình, thẳng thắn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc hội đàm tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng đã được Tổng thống Obama đón nhận và quyết định sang thăm Việt Nam.

Cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đạt nhiều kết quả tốt đẹp

Và trong chuyến thăm lịch sử vừa kết thúc tốt đẹp tuần qua, một lần nữa sự chân tình, thẳng thắn của lãnh đạo hai nước lại được thể hiện.Người đại diện cho Việt Nam, chủ trì việc đón tiếp, hội đàm là tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Còn nhớ, 50 ngày trước, ông Trần Đại Quang đã được đại biểu Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước với số phiếu bầu rất cao và lần đầu tiên tuyên thệ nhậm chức trước quốc dân đồng bào.

Và hôm nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đại diện cho đất nước đón tiếp, hội đàm, bàn thảo chân tình, thẳng thắn về những vấn đề lớn của quan hệ Việt Nam -Hoa Kỳ với người đứng đầu quốc gia được mệnh danh là “siêu cường’ của thế giới.

Cuộc ra mắt chân tình, thẳng thắn, đĩnh đạc và thân thiện của nguyên thủ hai nước trước truyền thông trong và ngoài nước thực sự gây được những ấn tượng tốt đẹp.Trong đó, đặc biệt quan trọng là tuyên bố mang tính lịch sử, Hoa Kỳ xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Như Tổng thống Obama đã nhấn mạnh, “quyết định bỏ lệnh cấm bán vũ khí nhằm mục đích thay đổi bản chất quan hệ hợp tác giữa hai nước, chúng ta sẽ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ”. Động thái này được đánh giá là dấu mốc rất quan trọng cho quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.Nó cũng khẳng định giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không còn mâu thuẫn lợi ích chiến lược, mà ngược lại, có sự tương đồng rộng lớn về lợi ích chiến lược.

Và Chủ tịch nước Trần Đại Quang được truyền thông quốc tế lớn đánh giá đã nắm bắt cơ hội để đưa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ sang một kỷ nguyên mới. Chủ tịch nước Trần Đại Quang ca ngợi việc mở rộng quan hệ hợp tác thương mại và an ninh giữa “những kẻ thù cũ đã trở thành bạn” và kêu gọi Mỹ đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam. Thông điệp đó đã được truyền đi thế giới trong sự đón nhận và quan tâm của rất nhiều quốc gia.

Sự chân thành, thẳng thắn, tình cảm, sự đón tiếp trọng thị, chu đáo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và cácnhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, sự nồng nhiệt, thiện cảm của người dân Việt Nam đã “chạm tới trái tim” Tổng thống Obama. Người đứng đầu nước Mỹ đã nói lời “cảm ơn chân thành” về sự đón tiếp nồng hậu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nhân dân Việt Nam.

Tại buổi họp báo quốc tế, Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn tự tin trả lời các câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề liên quan giữa quan hệ hai nước

Sự kiện này làm người ta nhớ lại sự quan tâm không kém trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2015. Chuyến thăm đặc biệt quan trọng, mang tính lịch sử bởi lần đầu tiên sau rất nhiều chuyến viếng thăm cấp nhà nước của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2013), nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2007), hay của những người đứng đầu Chính phủ như nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2005), nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008), Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời chính thức của Tổng thống Obama.Chuyến thăm đã mở ra chương mới trong lịch sử hợp tác giữa hai quốc gia.“40 năm sau chiến tranh, 20 năm bình thường hóa quan hệ, từ chỗ là ‘cựu thù’, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành “bạn” và từ năm 2013 đến nay là “đối tác toàn diện”. Và cũng từ chuyến thăm này, Hoa Kỳ đã thừa nhận chính thể của nước Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

41 năm kết thúc chiến tranh, 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.Với quyết tâm hàn gắn vết thương chiến tranh, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam- Hoa Kỳ đã trở thành “đối tác toàn diện”.Bước đi này càng làm tăng vị thế của Việt Nam trên thế giới, không chỉ về chính trị mà còn phát triển kinh tế. Đặc biệt những thiện cảm, ủng hộ của người dân hai nước đối với mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ sẽ là một trong những nền tảng quan trọng nhất giúp mối quan hệ song phương giữa hai nước tiếp tục phát triển sâu sắc, mạnh mẽ trong tương lai vì lợi ích chính đáng của hai dân tộc, góp vào hòa bình ổn định của khu vực và thế giới./.

Thái Bình/Tổ Quốc

CHUYỆN BẢO VỆ TT OBAMA - NGƯỜI DÂN ĐỒNG Ý ĐÓNG CỬA SỔ KHI OBAMA ĐI QUA

Vì sao dân chịu đóng cửa sổ khi ông Obama đi qua?


Tác giả: Kiên Trung

Khi tiền trạm địa điểm, mật vụ Mỹ quan sát tòa nhà 25 tầng có không gian thoáng đãng có thể quan sát toàn bộ Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, nơi Tổng thống Obama sẽ đến dự và có bài phát biểu quan trọng về quan hệ hai nước.

Phía Mỹ đặt ra yêu cầu thời điểm Tổng thống đến, tất cả các căn hộ có cửa sổ của tòa nhà hướng về Trung tâm hội nghị phải đóng cửa.

Phía Việt Nam đã thẳng thắn trả lời phía mật vụ Mỹ là môi trường an ninh Việt Nam rất tốt, lực lượng bảo vệ của VN hoàn toàn đảm bảo tốt nhiệm vụ. Hơn nữa, đây là nhà của nhân dân nên người dân có quyền mở hay đóng cửa, Việt Nam không ép buộc người dân phải đóng cửa.

Thiếu tướng Lương Văn Khang. Ảnh: Kiên Trung

“Thế nên, chúng ta chỉ đi vận động, tuyên truyền cho người dân được biết về đề nghị này từ phía Mỹ, bà con đều vui vẻ chấp thuận. Đấy cũng là thể hiện sự mến khách của người dân VN”, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Thiếu tướng Lương Văn Khang kể.

Sự hiện diện của đội quân bắn tỉa bảo vệ

Trong chuẩn bị lực lượng, phía Mỹ đã đề nghị VN cho phép sử dụng lực lượng bắn tỉa để bảo vệ Tổng thống Obama trong chuyến thăm.

Không những vậy, đội chó nghiệp vụ (K9) của họ đều phải được đến các trụ sở sẽ diễn ra các buổi tiếp xúc, làm việc chính thức, các cuộc hội đàm, tiếp kiến các nhà lãnh đạo VN. Rồi họ cũng muốn được mang vào hàng trăm khẩu súng để xử lý những nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là đội quân bắn tỉa. Họ cũng muốn áp đặt chiến thuật bảo vệ của mật vụ Hoa Kỳ trên đất nước VN.

Tóm lại, phía Mỹ luôn muốn họ phải là lực lượng chính trong bảo vệ Tổng thống; lực lượng của họ phải kiểm soát được tất cả.

“Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, dựa trên kinh nghiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, chúng tôi luôn luôn bám sát sự chỉ đạo, đó là: Nguyên tắc bất di bất dịch là phải đảm bảo chủ quyền VN”, Thiếu tướng Khang cho biết.

Theo đó, VN đã đàm phán để Mỹ phải chấp thuận lực lượng công an, quân đội VN, tùy theo chức năng nhiệm vụ, phải là lực lượng nòng cốt, lực lượng trực tiếp trong công tác bảo vệ Tổng thống. Còn mật vụ, an ninh Mỹ đi tháp tùng Tổng thống sang thăm VN chỉ là lực lượng phối hợp.

“Phía Mỹ đặt ra yêu cầu bố trí đội quân bắn tỉa bảo vệ các chốt vị trí như khách sạn, các điểm cao, chúng tôi nói chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được. Để thuyết phục, tôi cho họ xem súng bắn tỉa của đội quân cảnh vệ và đội xạ thủ. Họ được nhìn con người, trang phục, vũ khí… của lực lượng cảnh vệ Việt Nam. Họ thấy rất ổn nên tự rút lui, không sử dụng đội quân bắn tỉa của mình và tuân thủ, chấp thuận theo phương án bảo vệ của cảnh vệ VN”, ông Khang kể. 

Theo ông, phía ta cũng đặt ra những điều kiện dựa trên nguyên tắc chung: “Cảnh vệ VN đi tháp tùng các nguyên thủ, lãnh đạo VN ở nước ngoài, họ là chính còn chúng ta là người phối hợp. Họ muốn áp đặt thì cũng không thể được”.

Trong các lần tiền trạm, khi Mỹ đưa ra các yêu cầu không cần thiết, VN luôn thuyết phục có đủ sức về lực lượng và phương tiện để đảm bảo môi trường an ninh tốt nhất, tác chiến bảo vệ trong suốt chuyến thăm của Tổng thống Obama.

Đã không có bất cứ chuyện bất trắc nào xảy ra. Ông Khang cho hay sau mỗi hoạt động, các nhóm trưởng bảo vệ của mật vụ Mỹ luôn nhắn với phía VN rằng “very good” (rất tốt), “perfect” (hoàn hảo).

Món quà cho người làm an ninh

Thiếu tướng Khang từng làm nhiệm vụ bảo vệ 2 đời Tổng thống Mỹ sang thăm VN (Tổng thống Bill Clinton thăm VN tháng 11/2000, Tổng thống G.W.Bush tháng 11/2006.

So sánh với 2 lần bảo vệ Tổng thống Mỹ trước đó, ông cho biết, cường độ làm việc của lực lượng an ninh VN trong công tác bảo vệ chuyến thăm của ông Obama căng thẳng hơn. Công tác bảo vệ được đặt ra quyết liệt hơn, dự phòng nhiều tình huống.

Một kỷ niệm nghề nghiệp với sự kiện lần này, đó là ông Khang là một trong những người được mật vụ Mỹ giới thiệu chụp ảnh riêng với Tổng thống Obama. Bức ảnh này sau khi chụp được phía Mỹ mang về Nhà Trắng, Tổng thống sẽ ký vào tấm ảnh, có thư cảm ơn, sau đó chuyển bằng con đường ngoại giao về Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN để chuyển đến tận tay người nhận.

Nhìn lại công tác đảm bảo an ninh, Thiếu tướng Khang cho hay, điều sau cùng trong những lần hợp tác, phía Mỹ thấy được rằng, VN là đất nước yên bình, lực lượng bảo vệ của VN cực kỳ chuyên nghiệp.

MC PHAN ANH - DỐI TRÁ VÀ CÙ NHẦY

Chữ "ngụy biện" của ông Hồng Thanh Quang dành cho Phan Anh là quá nhẹ nhàng. Nếu là tôi, hẳn tôi sẽ chỉ tay và nói rằng, cậu là một người dối trá.


Tại sao?

Clip cá chết trong 2 phút của VTC không phải là một cái clip khó khăn gì lắm để nghi ngờ. Sự đúng hay sai có thể bàn sau dù bây giờ đã rõ. Nhưng ngay tại lúc đó, người cẩn trọng không ai không thể nghi ngờ tính xác thực của nó.

Và với ý thức người có ảnh hưởng trên cộng đồng mạng, phản xạ đầu tiên trước những nghi ngờ là sự bình tĩnh, cân nhắc.

Phan Anh đã không làm điều này, thậm chí còn góp tay nối dài cho sự dối trá.

Và khi sự việc ngã ngũ, rằng đó là cái clip mất nết đánh lừa người dân, Phan Anh cũng tảng lờ đi theo con sóng dư luận.

Nếu là người đàng hoàng, ắt đã không cư xử như thế. Phan Anh sợ hay Phan Anh tự tin vào sức mạnh adua của cộng đồng mạng để lỳ lợm dung dưỡng và bao che cho cái xấu? Đàn ông đẹp trai mà bụng dạ thỏ cừu, đâu xứng mặt anh hào?!

Tóm lại, dù tranh luận gì đi chăng nữa thì không thể phủ nhận sự dối trá của cái clip kia, và không hề nhận được một sự cầu thị nào từ MC này.

Vứt truyền thông đi, vứt VTV đi, họ nhoe nhoét thì rõ rồi. Bài toán đọng lại ở đây là bản lĩnh và đạo đức của một con người. Bản lĩnh thực sự phải là thứ dũng cảm sửa sai, nhận lỗi, và đứng dậy, chứ dứt khoát không thể là thứ bản lĩnh câng mặt lên để cãi lấy được mà chẳng thèm tự vấn lại con người mình.

Đó là dối trá, và cù nhầy!

Nguồn: Dái Ghẻ

Nên chăng cần có một ủy ban bảo vệ lịch sử Việt Nam?

Với Đại hội VI (1986-1990) cực kỳ gian nan, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một thời kỳ đổi mới, tạo mũi đột phá quan trọng, thoát khỏi tư duy bảo thủ trì trệ, tháo gỡ được một số bế tắc, mang lại cơm no áo ấm thiết thực cho người dân khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên cuộc sống vận động theo quy luật riêng của nó mà người lãnh đạo luôn bị bất ngờ. Trên cơ sở nghị quyết của Đại hội VI, về cơ bản chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Song hậu quả tiêu cực của nó lại có xu hướng làm khuất lấp đi những thành quả tích cực mà nó đã tạo ra. Cổ phần hóa trong công nghiệp và tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp, người người lao động ở thành thị và nông thôn lại trắng tay! Bằng những mối liên minh ma quỷ, một lớp người giàu mới hình thành đồng thời với khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh cách biệt, làm mối quan hệ xã hội trở nên căng thẳng. Đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Cụ thể là tới trước Đại hội XI, uy tín của Đảng cầm quyền đã tới mức báo động.

Phải thừa nhận một thực tế rằng trong nhiệm kỳ 2011-2015, Ban lãnh đạo Đảng đã cố gắng rất nhiều, đưa nền kinh tế nước ta bước đầu hội nhập với kinh tế thế giới, chỉ đạo đấu tranh kiên trì giữ vững môi trường hòa bình ổn định trong tình thế khu vực vô cùng gay go căng thẳng. Đặc biệt giữa nhiệm kỳ, tổ chức hội nghị phê bình và tự phê bình những người lãnh đạo cấp cao, đã có tác dụng răn đe tệ thao túng và lợi ích nhóm; và cuối khóa chuẩn bị cho Đại hội XII kế tiếp tiến hành tương đối xuôi xả giữa tình thế trong và ngoài nước diễn biến vô cùng phức tạp. Trước những chuyển động bất ngờ không lường trước được của một thế giới đang bất ổn với sự biến động nội sinh đa chiều, đa dạng mà sự ứng phó của lãnh đạo các cấp còn tỏ ra bị động lúng túng thì chưa thể vội vã nói đến một sự lạc quan với tiền đồ đất nước. Dù sao có được kết quả trước mắt là điều đáng mừng. Trên cơ sở đó, bộ máy lãnh đạo mới của Đảng có thể tận dụng thời cơ, hoạch định những bước đi vững chắc cho tương lai đất nước. Một thực tế khắc nghiệt là chúng ta xây dựng đất nước trong tình thế nửa hòa bình và nửa chiến tranh. Tất nhiên về mặt quân sự, giới lãnh đạo đã dự kiến mọi tình huống tới khả năng xấu nhất. Đặc biệt trong tình thế mới, cuộc chiến tinh thần tăng tốc về tính đa dạng và cường độ, có vai trò không nhỏ trong việc dọn đường cho một cuộc đảo chính dưới dạng “cách mạng màu” hoặc một cuộc chiến tranh vũ trang chớp nhoáng nhằm kết thúc mưu đồ chiến lược thâm sâu. Tất nhiên nó còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị và phản ứng quyết liệt của nhà nước ta và mối liên minh quốc tế của cả hai bên.

Cuộc chiến tinh thần đó chính là cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng và văn hóa mà ngay từ buổi đầu giành được độc lập chủ quyền cho tổ quốc và dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và ra sức tăng cường củng cố nó trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên cuộc chiến đó luôn biến thiên với các hình thức đa dạng và đa chiều của nó. Từ những hình thức sơ đẳng là bịa đặt, vu khống đến những thủ đoạn tinh vi, trắng trợn như khai thác những sai sót trong quá trình chỉ đạo thực hành các chủ trương chính sách tới sự sụp đổ của hệ thống XHCN và những sự bất ổn trong mối quan hệ truyền thống gần xa, các thế lực đối lập ra sức xuyên tạc lịch sử, tô đen thành trắng, bôi lọ hình ảnh các lãnh tụ và anh hùng nghĩa sỹ đã thành biểu tượng đáng tự hào, dựng dậy những thây ma chính trị, sơn phết thành những biểu tượng văn hóa, thậm chí biến hình ảnh của đội quân tay sai chống lại lợi ích của dân tộc ngang hàng với đội quân yêu nước chiến đấu vì sự tồn vinh của tổ quốc Việt Nam. Đáng buồn là vì nhận thức thiếu chiều sâu chín chắn hoặc vì những động cơ cá nhân bất chính mà không ít người mang danh học giả, kể cả những người chức sắc đã a tòng với thế lực chống đối nhà nước ta, nói và làm những điều bất nhẫn với anh linh các anh hùng liệt sỹ đã quên mình vì nghĩa cả, làm lẫn lộn chính tà. Họ bất chấp sự thật là chính những người cầm đầu chính quyền ấy, đội quân ấy, đã công khai thừa nhận việc họ làm là phi nghĩa. Như ông Ngô Đình Diệm từng tuyên bố: “Phải giành lại chính nghĩa từ tay cộng sản” – nghĩa là họ không có chính nghĩa! Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong giờ phút hấp hối của đội quân do ông ta làm Tổng tư lệnh tối cao, đã bộc lộ ra bản chất: “Viện trợ nhiều thì đánh nhiều. Viện trợ ít thì đánh ít. Không viện trợ nữa thì bỏ cuộc”! Đúng như ông Nguyễn Cao Kỳ là người chống cộng tới giờ phút chót, sau này nhiều lần về thăm tổ quốc, ông đã không vì tự ái cá nhân mà nói lên sự thật: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ mà chúng tôi là những kẻ đánh thuê”! Ông Đặng Ngọc Tùng chớ coi thường lời cảnh báo của một cháu thế hệ 9X về sự tôn vinh lộn xòng trên cái đài tưởng niệm mà ông nhân danh giai cấp công nhân Việt Nam dựng lên trên đảo Lý Sơn.
Ông Đặng Ngọc Tùng kêu gọi "tưởng niệm" "tấm gương hi sinh" của lính VNCH ở Hoàng Sa.

Nhân dân ta đang đứng trước họa xâm lăng cận kề mà không phân biệt thế nào là đội quân chiến đấu vì chính nghĩa, thế nào là đội quân đánh thuê phi nghĩa thì làm sao “nâng cao sức chiến đấu” của đội quân yêu nước đã từng làm nên kỳ tích phi thường, bảo vệ được bờ cõi, thống nhất giang sơn mà cả nhân loại tiến bộ đều ngưỡng mộ?! Không nên lẫn lộn ý nghĩa tế độ chúng sinh trong lễ xá tội vong nhân dịp Rằm tháng Bảy hàng năm của nhà Phật với sự tôn vinh các anh hùng liệt sỹ vị quốc vong thân mà bất kỳ nhà nước nào cũng luôn coi trọng. Một đằng xuất phát từ lòng nhân ái xót thương những thân phận sống khổ thác oan mà mở lòng từ bi quảng độ giải oan cứu khổ. Một đằng là cả xã hội có trách nhiệm phải trân trọng ghi nhớ công ơn trước vong linh những con người dũng cảm quên mình vì nghĩa cả. Anh linh của họ như những vị thần thiêng hộ mệnh muôn đời cho dân cho nước.

Trên mặt trận văn hóa tư tưởng, chưa bao giờ các thế lực đối kháng với nhà nước Việt Nam độc lập lợi dụng thời cơ hội nhập và quyền tự do dân chủ, ra đòn tấn công kết hợp cả trong và ngoài nước, đòi xét lại đủ thứ từ lịch sử truyền thống đến các vấn đề văn hóa xã hội với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi thâm độc như lúc này. Trong khi ở Nga, trước khuynh hướng phủ định sạch trơn những thành tựu hiển nhiên của thời Liên bang xô viết vẫn len lỏi vào mọi địa hạt của đời sống văn hóa, đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Do ngày càng ít những người còn sống trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến cuộc chiến tranh vệ quốc (1941-1945) nên càng có nhiều cách lý giải và quan điểm gây tranh cãi đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thậm chí người ta cố tình đưa ra những quan điểm trái chiều về cuộc chiến tranh này. Nhằm chống lại những âm mưu thâm độc và trắng trơn xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử Nga. Dẫu rằng không được nhắm mắt làm ngơ trước sự thật khủng khiếp của chiến tranh. Nhưng mặt khác cũng không cho phép bất kỳ ai nghi ngờ về chiến công vĩ đại của nhân dân Liên xô trong cuộc chiến tranh đó. Ngày 19/5/2009, Tổng Thống Nga Medvedev ra sắc lệnh thành lập “Ủy ban bảo vệ lịch sử” trực thuộc Phủ Tổng Thống, vì bảo vệ chân lý lịch sử luôn là nhiệm vụ của mọi công dân trong một quốc gia tiến bộ văn minh.

Ở Việt Nam cũng đang xảy ra tình trạng đó mà phản ứng của các cơ quan có trách nhiệm lại tỏ ra quá yếu ớt nếu không nói là làm ngơ trong khi các phương tiện truyền thông ta hoàn toàn chủ động. Thậm chí vài tờ báo còn có thái độ tiếp tay như xen đăng bài viết của một vài nhân vật cơ hội muốn khuynh đảo dư luận. Tuy nhiên nhiều bạn đọc trong đó có không ít các bạn trẻ đã thể hiện tinh thần bảo vệ chân lý lịch sử, được dư luận rất quan tâm. Dù sao thì với những người viết không chuyên nên tính thuyết phục chưa cao, chưa có tác động sâu xa trong xã hội. Thiết nghĩ để bảo vệ và phát huy thắng lợi của Đại hội XII đầy kỳ vọng này, nhà nước ta nên chính thức thành lập một “Ủy ban bảo vệ lịch sử Việt Nam”, tập hợp rộng rãi những người viết sử chuyên và không chuyên có tâm huyết, có trình độ cùng chung sức chung lòng trên mặt trận văn hóa tư tưởng, hướng công luận trở về quỹ đạo tự nhiên, góp phần thiết thực cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ một nước Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời, mau chóng sánh vai cùng các quốc gia trong khu vực và theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại tiến bộ, đúng như tinh thần của đại chí sỹ Nguyễn Công Trứ: “Có giang sơn thì sỹ mới có tên”.

Nguyễn Văn Thịnh
Thành phố Hô Chí Minh
ngày 28 tháng 01 năm 2016