2016/09/30

Đình chỉ thiếu úy công an kéo lê người phụ nữ trên đường

Người phụ nữ mặt dính đầy máu sau khi xảy ra vụ việc


Thiếu úy công an túm áo người phụ nữ bán hàng rong rồi kéo lê trên đường vừa bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ cho công tác điều tra.


Ngày 30/9, trao đổi với PV VTC News, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang - Trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, ban lãnh đạo Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an quận 3 tạm đình chỉ công tác Thiếu úy Bùi Xuân Hải - cán bộ Công an phường 6 vì có hành động túm áo, kéo lê người bán hàng rong gây phẫn nộ dư luận.
Trước đó, trao đổi với PV về clip "Người mang sắc phục công an kéo lê phụ nữ bán hàng rong trên đường", một lãnh đạo Công an quận 3 xác nhận thiếu úy trong clip đang công tác tại Công an phường 6.
Công an quận đang yêu cầu chiến sỹ trong clip làm tường trình về vụ việc. Trong sáng nay Công an quận 3 đã có cuộc họp về vụ việc và đang chờ ý chiến chỉ đạo của ban chỉ huy Công an quận.

Vào tối 29/9, một đoạn video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một người đàn ông mang sắc phục công an đang túm tóc một người phụ nữ được đăng tải trên mạng xã hội thu hút nhiều lượt xem và chia sẻ.

Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thu Thảo (SN 1977, ngụ phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Trao đổi với PV VTC News, chị Thảo cho biết khoảng 19h30 tối 29/9, khi đang bán hàng chị phát hiện trên xe ô tô biển xanh có một người đàn ông mang sắc phục công an bước xuống dẹp hàng rong nên chị ôm hàng tháo chạy.
Lúc này, người đàn ông mang sắc phục công an đạp bể thùng nước rồi theo chị đến quán cà phê tại đường Công Trường Quốc Tế (phường 6, quận 3).
“Sau khi bắt được tôi, người đàn ông mang sắc phục công an túm áo, túm tóc tôi rồi quát “ai cho bán hàng rong ở đây”. Tôi trả lời “tôi làm ăn lương thiện, có phải cướp bóc gì đâu mà bắt” thì liền bị người này đánh nhiều phát vào đầu khiến tôi đau đớn, máu chảy rất nhiều. Lúc này, tôi cố giãy giụa thì bị người đàn ông mang sắc phục công an ghì chặt rồi kéo lê nhiều mét trên đường” - chị Thảo nói.
Chị Thảo cho biết thêm, sau gần 30 phút bị người đàn ông mang sắc phục công an khống chế, kéo lê, có nhiều người vào can ngăn, khuyên nhủ người đàn ông thì chị mới được buông tha. Ngay sau đó chị Thảo được người dân đưa đến bệnh viện quận 1 điều trị và được chẩn đoán là tổn thương, rách vùng đầu nên phải khâu 5 mũi, còn tay trái bị sưng khó cử động.

Theo VTC News

Ngư dân miền Trung nhận bồi thường cao nhất 37 triệu đồng một tháng


Chủ tàu cá công suất từ 800 CV trở lên không thể ra khơi sau sự cố môi trường biển Formosa sẽ nhận tiền bồi thường hơn 37 triệu đồng/tháng và ngư dân nhận gần 9 triệu đồng.


Ngày 29/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định về mức bồi thường thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường biển. Theo đó, 7 nhóm đối tượng nhận bồi thường là khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản.
Với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ, mức bồi thường là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng. Mức bồi thường cao nhất 37,48 triệu đồng dành cho chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên và 8,79 triệu đồng cho đối tượng lao động trên tàu công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV...
Thiệt hại nghề muối được định mức bồi thường 39,37 triệu đồng/ha/tháng. Lao động bị mất thu nhập nhận 2,91 triệu đồng/người/tháng.
Căn cứ các định mức này, UBND tỉnh sẽ lập danh sách gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trước ngày 5/10. Bộ Nông nghiệp sẽ chủ trì thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường của từng địa phương và gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 10/10. Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4.
Nguồn kinh phí được sử dụng từ 500 triệu USD do Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.
Xuân Hoa (Báo vnexpress điện tử)

HÌNH ẢNH ĐẸP CỦA BỘ ĐỘI, CÔNG AN GIỮA ĐỜI THƯỜNG SỐ 05

CSGT làm đường trong đêm giúp người dân - Ảnh: XUÂN AN



Chúng tôi cũng rất ấm lòng khi nhận được nhiều thư chia sẻ của bạn đọc về chuyên mục "Gương sáng lực lượng vũ trang" khi đăng tải những hành động đẹp của những chiến sĩ công an, bộ đội. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều góp ý hơn nữa để chuyên mục này sẽ ngày càng góp phần tích cực hơn nữa trong duy trì, giữ gìn và phát triển hình ảnh người chiến sĩ "Bộ đội Cụ Hồ" trong lòng Nhân dân.



Chiasekienthucnet tiếp tục đồng hành bằng những hình ảnh rất đáng trân trọng của các chiến sĩ, sĩ quan cảnh sát giao thông làm đường trong đêm giúp dân. Theo tin từ báo Tuổi trẻ điện tử:

Tối 29-9, nhiều người đi trên tuyến đường ĐT743 qua tỉnh Bình Dương bất ngờ khi thấy nhiều chiến sĩ CSGT xúc đất, san lấp các ổ gà, ổ voi trên đường giúp người dân qua lại an toàn.


Đây là tuyến đường huyết mạch nối Bình Dương với TP.HCM và Đồng Nai, kết nối các khu công nghiệp lớn của tỉnh nhưng bị xuống cấp trầm trọng. Mỗi ngày có hàng ngàn công nhân và người dân đi lại qua tuyến đường này.
Đại úy Lê Hòa Bình, Đội trưởng đội CSGT thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, cho biết do đường có nhiều ổ gà, ổ voi gây nguy hiểm cho các phương tiện nên đội CSGT đã vận động một doanh nghiệp ủng hộ các xe đất đá, cùng phương tiện phối hợp với CSGT sửa lại những đoạn xuống cấp để đảm bảo an toàn cho người qua lại.
Trong đêm 29-9, các chiến sỹ CSGT cùng người dân địa phương đã dùng cuốc, xẻng san lấp bằng phẳng những đoạn đường bị xuống cấp. Đến 23g đêm, các ổ gà, ổ voi trên một đoạn đường dài đã được sửa chữa cơ bản.
Được biết, đường ĐT743 được Sở GTVT tỉnh Bình Dương giao cho Tổng công ty Becamex IDC thực hiện. Dự án này sẽ mở rộng đường lên 6 làn xe, có tổng mức đầu tư là hơn 1.300 tỷ đồng, khởi công từ năm 2015. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thi công. Nhiều đoạn trên tuyến đường này bị xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi trên mặt đường gây nên nhiều vụ tai nạn thương tâm.
VT (chiasekienthucnet.wordpress.com/Tổng hợp)

NGÀY MAI BỌN CƯỚP, GIẾT, HIẾP SẼ LỘNG HÀNH

Bài bê bên nhà con Sang

Qua Clip anh Công An túm tóc hay túm cổ một chị nào đó, tôi nói rằng các bạn hay gia đình mình có thể sắp bị chết trong tương lai không xa! Tại Sao?

Hình dưới đây được cắt ra từ clip quay Cảnh Sát Mỹ Tinh Hoa xử lý nghi phạm, ở một đất nước mà chúng ta đang xem là Thiên Đường Dân Chủ hằng mơ ước! Hình ảnh chả khác gì vụ Công An túm cổ hay túm tóc chị nào đấy đang om xòm sáng giờ!

Anh Cảnh Sát Mỹ sẽ bị xem xét rất kỹ về hành vi của mình, nếu sai Pháp Luật anh sẽ bị xử lý, còn nếu anh làm hợp lý để trấn áp tội phạm, thì anh sẽ được tuyên dương! Nước Mỹ rất rõ ràng và công bằng!

Nhưng có một điều rất khác ở một Xã Hội Văn Minh và Hạ Đẳng! Đó là khi thấy một sự Trấn Áp của Cảnh Sát vào một ai đó, thì dân chúng đều nghĩ rằng Kẻ Bị Trấn Áp LÀ TỘI PHẠM, và họ nghĩ rằng cho dù đúng sai gì thì Cảnh Sát đang chống lại Tội Phạm và bảo vệ họ! Nếu Cảnh Sát có sai, họ sẽ hậu xét, nhưng trước mắt họ ủng hộ Cảnh Sát làm nhiệm vụ!

Còn ở Việt Nam, số đông người dân lại căm ghét chống đối lại Cảnh Sát và xem Cảnh Sát là tội phạm tội ác, hãy nghe những lời trong clip của dân chúng hô hào: "giết thằng công an đó đi, giết nó đi" rất ghê rợn!

Tôi không bênh vực gì anh công an, nếu anh làm sai anh sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng với thái độ của dân chúng hôm nay, tương lai sẽ là gì?

Sẽ có những tên cướp giết người máu lạnh đang trốn nã bị công an mặc đồng phục trấn áp bắt giữ, nó chỉ la lên Công An Đánh Dân thì sẽ được quần chúng nhân dân xúm lại giúp nó trốn thoát và tiện tay nó sẽ cắt cổ thêm vài mạng nữa!

Bọn tội phạm cướp giật hút chích đâm chém sẽ lộng hành và Công An đã kém thì càng tệ hơn vì làm gì cho mệt, kệ mịa bọn bây cứ đâm chém cướp giết hiếp lẫn nhau đi!

Đừng tranh cãi đúng sai nữa, hãy nhìn thấy tương lai của chính bạn và gia đình bạn, sẽ bị cướp cắt cổ vì chính thái độ của mình hôm nay!

Linh mục Luxiphe Đặng Hữu Nam lộ bộ mặt thật của một "con buôn chính trị"

Linh mục Luxiphe Đặng Hữu Nam đang tuyên truyền nói xấu chế độ, nói xấu Nhà nước với bà con giáo phận Đông Yên


Chúng tôi đã có loạt bài phản ánh về âm mưu, thủ đoạn "bẩn thỉu" của linh mục Luxiphe Đặng Hữu Nam (thuộc giáo phận Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An) trong việc kích động người dân tụ tập gây rối trật tự dưới chiêu bài đi kiện Công ty Formosa và nhân cơ hội tụ tập này linh mục Luxiphe đã tích cực tuyên truyền để người dân tham gia "làm chính trị".


Như chúng tôi đã phân tích, sự việc Công ty Formosa sả thải làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của bà con ngư dân ven biển 4 tỉnh miền Trung  và cả ngư dân bị ảnh hưởng gián tiếp, trong đó có cả các bà con giáo dân thuộc giáo phận Vinh. Việc bà con đi kiện là đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam (bộ luật Dân sự và Tố tụng Dân sự) nhằm bảo vệ và yêu cầu bồi thường khi quyền, lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm. 

Tuy nhiên, việc đi kiện của bà con giáo dân theo hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức của lm Luxiphe Đặng Hữu Nam là nhằm các mục đích đen tối khi muốn thực hiện âm mưu, thủ đoạn "chính trị" phản động của mình. Bằng chứng cho những hành động này thể hiện:

Núp dưới danh nghĩa vận động bà con đi nộp đơn kiện, luxiphe Đặng Hữu Nam theo sự chỉ đạo, hậu thuẫn của các tổ chức xã hôi dân sự (bất hợp pháp) và tổ chức Việt Tân ở nước ngoài về mặt tài chính để tiến hành theo kế hoạch nhằm tạo ra một cuộc biểu tình tại chỗ tại thị xã Kỳ Anh, nơi có Công ty Formosa. Tại sao chỉ có việc nộp đơn, luxiphe Nam không hướng dẫn bà con nộp đơn làm sao vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm và tránh gây mất trật tự khi tụ tập đông người ? Đó là câu trả lời về âm mưu đen tối mà luxiphe Đặng Hữu Nam đang tiến hành.

Tại đây luxiphe Đặng Hữu Nam tiến hành vận động, tuyên truyền sai với tôn chỉ, mục đích của giáo phận nói riêng của tôn giáo nói chung. Giáo lý mà tên luyxiphe Đặng Hữu Nam đem ra tuyên truyền trước đám đông bà con giáo dân thuộc giáo phận Phú Yên cũng như giáo phận Đông Yên thật là nực cười. Linh mục Luxiphe nói: "Để được phong thánh thì giáo dân phải làm chính trị". Vậy, cái chính trị mà tên quỷ dữ của giáo hội hoàn vũ đi buôn ở đây là gì ? bà con giáo dân phải làm chính trị như thế nào để được trở thành "nên thánh", để được lên thiên đường gặp "chúa", ...? 

Mặt khác, linh mục luxiphe Đặng Hữu Nam lộ rõ bản chất phản động khi tuyên truyền, nói xấu chế độ, nói xấu Nhà nước. Hành động tuyên truyền chống chế độ của linh mục luxiphe rất rõ ràng khi hắn sử dụng luận điệu xuyên tạc, quy chụp, vu khống về vai trò lãnh đạo của Đảng, về hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nếu không buôn chính trị thì tên Luxiphe Đặng Hữu Nam tuyên truyền nói xấu vậy để làm gì ? Phải chăng vì tiền mà Việt Tân tài trợ cho tên quỷ dữ này bấy lâu nay để hắn thực hiện việc tuyên truyền nói xấu chế độ, nói xấu Đảng và Nhà nước ? Hành vi của hắn đã chứng minh cho tất cả bà con giáo dân biết về điều đó và rồi bộ mặt thật của hắn cũng sẽ bị bại lộ khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.

Như vậy, việc dẫn dắt giáo dân đi khởi kiện để tụ tập gây rối và tuyên truyền những nội dung sai trái, xuyên tạc phản động là hành động vi phạm pháp luật Việt Nam, đi ngược lại tôn chỉ mục đích của Tôn giáo của mình. Mưu đồ của tên linh mục Luxiphe Đặng Hữu Nam đã rõ khi tiến hành các hoạt động trên nhằm trục lợi cho bản thân khi được Việt Tân tài trợ. Không biết con quỷ dữ này có cảm thấy xấu hổ với bản thân, với lương tâm tôn giáo của mình hay không  khi lợi dụng chính trị để buôn bán. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và xử lý nghiêm khắc đối với linh mục luxiphe Đặng Hữu Nam.

VT

CHUYỆN PHÓNG VIÊN BỊ ĐÁNH: GIÀ DÁI NON HỘT


Thông tin chính thức của Công an TP Hà Nội về sự việc liên quan đến phóng viên và chiến sỹ Công an trên cầu Nhật Tân đã có kết luận cuối cùng. Theo đó, viên cảnh sát Ngô Quang Hưng (Đội hình sự Công an huyện Đông Anh, người có hành vi dùng dùng chân đá (nhưng không trúng vào người) và vung tay vào mặt phóng viên Trần Quang Thế) mức xử lý kỷ luật khiển trách. Lí do được Công an TP Hà Nội đưa ra cho quyết định xử lý này là: "Quá trình xác minh, điều tra, căn cứ vào những chứng cứ, nguồn thông tin, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội khẳng định hành vi xô xát giữa hai bên là có. Đồng chí Ngô Quang Hưng đã có hành vi dùng chân đá (nhưng không trúng vào người) và vung tay vào mặt phóng viên Trần Quang Thế. CATP Hà Nội đã tổ chức cho phóng viên Trần Quang Thế đi khám thương tích, nhưng phóng viên này đã từ chối và trình bày sức khỏe bình thường, không đi điều trị, tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình, vì vậy không có cơ sở xử lý hình sự đối với việc gây thương tích của đồng chí Ngô Quang Hưng". 

Một viên Cảnh sát khác cũng thuộc Đội Hình sự Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) là Nguyễn Văn Thuyên (người được xác định dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam) chỉ bị kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm vì: "Cơ quan CSĐT đã xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, được biết các phóng viên tòa soạn báo trình bày khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. Do đó chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản". 
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội thông tin vụ việc xảy ra trên cầu Nhật Tân với báo chí (Nguồn: Báo An ninh thủ đô). 

Riêng Phóng viên (đúng hơn là Cộng tác viên) Trần Quang Thế bị xử phạt hành chính với mức phạt là hơn 14 triệu đồng. Lí giải cho quyết định này (thay vì khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của Phóng viên này), Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã cho biết như sau: "Đối với phóng viên Trần Quang Thế, CQĐT xác định đã có hành vi vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP); có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ (vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP); lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân (vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản); đỗ xe mô tô trên cầu (vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông (vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP)". 

Cụ thể , Trần Quang Thế bị xử phạt bởi các hành vi sau: 
"Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu phóng viên Quang Thế có 6 lỗi vi phạm sau: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng". (Theo báo Tiền Phong). 
Điều đáng nói hơn là sau các quyết định được cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội  đưa ra, trong cuộc làm việc giữa Cơ quan này với phóng viên Trần Quang Thế để thông báo các quyết định xử lý khi anh này có đơn. Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, kết thúc cuộc làm việc "phóng viên này thấy rằng kết luận của cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội với sự việc xô xát giữa lực lượng làm nhiệm vụ với bản thân là thỏa mãn, đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác". 

Hay nói cách khác, bản thân Phóng viên tỏ rõ sự đồng tình cao với các phương án xử lý được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đưa ra. 

Tuy nhiên, khi tiếp cận điều này, không ít người đã tỏ ra băn khoăn bởi sự thay đổi đến độ đường đột và khó tin này của Thế! Còn nhớ, trong lá đơn gửi Công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Tp Hà Nội đề ngày 23/09/2016, Thế đã rất đỗi mạnh dạn và thể hiện quyết tâm sẽ theo đuổi đến cùng vụ việc. Trưởng văn phòng Đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội ông Dương Đức Đà Trang cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ Thế theo đuổi vụ việc liên quan cá nhân anh này! Vậy, đâu là nguyên nhân khiến Thế có sự thay đổi này? 

Trên thực tế, điều này xuất phát từ ý thức của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội với một sự việc không hay và không đáng có này! Theo đó, với những hành vi đã xảy ra do Trần Quang Thế thực hiện tại hiện trường vụ việc do Công an huyện Đông Anh thụ lý, giải quyết, Cơ quan này hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự để làm rõ động cơ dàn dựng gài bẫy Công an của Thế và người đi cùng (Phan Huy Trung). 

Nhưng, thay vì thực hiện thẳng tay thì Cơ quan này đã có cuộc làm việc với Thế để thông báo và căn cứ thái độ của Thế, cơ quan này sẽ thực hiện những bước đi luật pháp tiếp theo. Và thật may cho Thế khi gã biết được điều gì đang đến và có một thái độ ứng xử có lợi cho mình! Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội không xem xét khởi tố hình sự mà chỉ dừng lại xử lý hành chính đối với vụ việc là vì thế! 

An Chiến

NẾU ANH MINH LÀ NHÀ BÁO

Cuteo@


Anh CSGT Hà Tĩnh đang làm nhiệm vụ thì bị gã tài chống đối, lùi xe với tốc độ bàn thờ, quật anh xuống đường, phải vào viện cấp cứu. Rất may, củ sọ của anh không hề gì.


Gã tài máu lạnh Nguyễn Văn Bính có nồng độ cồn 0,800mg/lit khí thở khi thổi vào máy đo của cảnh sát, nhưng không chịu xuất trình giấy tờ liên quan. Gã lên xe ngồi, nổ máy.

Báo viết rằng, Đại úy Chu Đức Minh đã tiến lại bên cửa xe, yêu cầu tài xế xuống xuất trình giấy tờ thì bất ngờ gã này mở cửa xe, lùi với tốc độ cao khiến cánh cửa xe gạt anh Minh ngã xuống đường bị thương. Chiếc xe chỉ chịu dừng lại khi đâm vào tiệm hớt tóc trên đường Hà Huy Tập. 

Chuyện CSGT bị đánh, bị đâm tạch và bị báo chí chơi dưới thắt lưng là chuyện bình thường ở xứ này bởi lối sống vô pháp vô thiên, và sự yểm trợ của lũ phóng viên não trạng kền kền. Anh Minh Đại úy sống sót chỉ là may mắn, nhưng báo chỉ hời hợt điểm tin.

Chợt nghĩ, anh Trần Quang Thế ở báo TuổiTrẻ do bố láo nên bị CSHS tung cước đòn gió và gạt tay trúng mồm chỉ là chuyện muỗi đốt, thế mà các báo bật hết công suất, gầm rú ngày đêm, đòi đuổi việc anh CSHS và còn bebe kết tội công an. Khiếp quá!

Nếu anh CSGT này là nhà báo thì tôi cá là gã lái xe kia sẽ bị tru di toàn bộ họ hàng hang hốc và hết sạch tài sản.

Vậy công bằng ở chỗ nào, làm báo vì cái gì hả lũ kền kền?

Thế mới biết mạng báo lớn hơn mạng dân.

Và thế cũng mới biết, báo viết ra không bán được mà nhà báo vẫn ung dung sống khỏe với nhà lầu xe hơi.

Hazz, không dọa có mà ăn cám.

Linh mục Lê Ngọc Thanh: "Ngay ông đảng trưởng còn phải khoác áo công an mà"???

Chiềng Chạ



"Ngay ông đảng trưởng còn phải khoác áo công an mà". Đó là một ý ngắn trong stt mới đây nhất của Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh (FB Lm Le Ngoc Thanh) sau khi có thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã có quyết định xử lý cuối cùng đối với vụ việc xảy ra tại khu vực Cầu Nhật Tân giữa 02 cán bộ Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) và phóng viên Trần Quang Thế. 

Theo đó, 1 trong 2 viên cảnh sát chịu hình thức khiển trách, viên Cảnh sát còn lại bị kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm. Về lí do của việc xử lý này xin xem thêm: Tại đây

Riêng Trần Quang Thế (Phóng viên báo Tuổi trẻ) bị xử phạt hành chính với 06 lỗi với tổng số tiền phạt là 14.405.000 đồng. Cụ thể: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.


Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương (Nguồn: Internet). 

Quay trở lại với stt của Lê Ngọc Thanh, ông cho rằng, trong sự việc vừa qua cho thấy sự xung đột giữa hai lực lượng từng được xem là "hai công cụ bảo vệ chế độ vững chắc". Và ông cũng cho rằng, sở dĩ "Ngay ông đảng trưởng còn phải khoác áo công an mà" chính bởi: "Nay có Internet, báo chí dần dần và tự nhiên thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống cầm quyền, và cũng không thể cạnh tranh nổi với truyền thông nhân dân, nhanh nhạy hơn. Do vậy, đối với đảng CSVN hiện nay, chỉ còn mỗi công an là công cụ bảo vệ chế độ". 

Hay nói cách khác, việc "ông đảng trưởng" (ám chỉ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng) tham gia vào Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương bởi cá nhân ông đang lo sợ nếu không nắm giữ thật chắc lực lượng Công an thì sẽ đến lúc họ cũng sẽ trở nên như báo chí hiện nay: Tuột khỏi sự quản lý, điều hành của Đảng! Và ông cho đó là chuyện trớ trêu. 

Về lí do tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xem thêm: Tại đây
Nhưng, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu báo chí có tuột khỏi sự quản lý, điều hành của Đảng, khiến Đảng phải trở nên gia cố, quan tâm hơn tới "công cụ bảo vệ chế độ" còn lại là Công an hay còn có lí do nào khác? 
Có một thực tế mà chúng ta phải công nhận là báo chí đang có những hướng đi không đúng đắn. Đó cũng là lí do không chỉ mỗi đảng Cộng sản, chính quyền các cấp mà ngay cả từng người dân cũng đã than phiền về thứ quyền lực thứ 4 này! Và cũng xin xác nhận luôn là không riêng gì thể chế chính trị đương thời tại Việt Nam mà 100% các quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo chí như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ vững chắc chế độ, thể chế chính trị của  mình! Cho nên, hết sức đồng tình với Linh mục Thanh rằng, Báo chí và công an đã, đang và sẽ tiếp tục đảm nhiệm cái sứ mệnh có tính tất yếu đó! 

Về lí do những người đứng đầu Đảng, Nhà nước tham gia vào Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thì đã có lời giải thích và nó hoàn toàn không có bất cứ mối liên hệ nào với thực trạng báo chí hiện nay. Riêng việc lấy vài ba câu chuyện mang tính đơn lẻ để nói rằng báo chí đang đi lệch hướng, đối nghịch lại với lợi ích, đường hướng của đảng Cộng sản, nhà nước thì hết sức sai lầm và quy chụp. Và nó càng vô lý hơn khi tại Việt Nam, báo chí tư nhân vẫn chưa được phép ra đời và nếu có thì có chăng là lén lút. Đây cũng là một minh chứng cho thấy sự sáng suốt trong việc không cho phép báo chí tư nhân hoạt động trong nước của giới chức! Bởi nếu chúng được hoạt động thì chắc chắn giới chức trong nước sẽ càng có thêm chuyện để lo. Và cũng tin chắc rằng, sau tất cả những gì đã xảy ra thì với bất cứ ai cũng đừng bao giờ nghĩ đến việc vận động thành lập báo chí tư nhân! 

Bị xử phạt hành chính 14 triệu, phóng viên Quang Thế và giới báo chí chưa đồng tình?

Loa Phường



Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội thông tin vụ việc xảy ra trên cầu Nhật Tân với báo chí
 Chiều ngày 29/9/2016, công an Hà Nội đã chính thức thông báo kết quả điều tra vụ phóng viên bị đánh trên cầu Nhật tân, theo đó chiến sỹ cảnh sát đánh phóng viên Quang Thế bị xử lý kỷ luật khiển trách vì đã vi phạm Quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ công an, tương đương chậm 1 năm thăng lương, cấp bậc sỹ quan. Còn nhà báo Quang Thế bị phạt 14.405.000đ với 6 lỗi cụ thể:

 "Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng"

Báo Tuổi trẻ cho biết: nhà báo Quang Thế tuyên bố tại CA quận Tây Hồ không đồng tình với mức phạt, chỉ chấp nhận lỗi sai duy nhất là đỗ xe mô to trên cầu! 
Trên Facebook khá nhiều nhà báo, đồng nghiệp với anh này bày tỏ "bất bình" với kết luận này, hò nhau quyên góp tiền ủng hộ nộp phạt hoặc theo kiện quyết định xử phạt! Khá nhiều fbker là nhà báo rằng nếu "im lặng" lần này thì giới nhà báo sẽ rơi vào trường hợp tương tự sau này, không thể "làm báo" được, phản ứng bất mãn nhất vẫn là admin Mai Phan Loi và một vài thành viên trong Diễn đàn Nhà báo trẻ!
Các báo đều xoáy vào câu chữ "đá không trúng",  "gạt tay trúng má" để thể hiện thái độ phủ nhận kết luận này là không khách quan, cho công an xử ép với nhà báo Quang Thế cũng như "răn đe" cả giới phóng viên. Hầu hết đều không muốn thừa nhận nhà báo này đã mắc những lỗi bị liệt kê với lập luận: hiện trường phải được khoang vùng bằng giăng dây, còn không nhà báo được quyền tác nghiệp!
Tuy nhiên khi đọc bài báo An ninh Thủ đô và xem clip phỏng vấn thì hoàn toàn khác. Nhà báo Quang Thế đồng ý và thỏa mãn với cách xử lý của công an. Bản thân nhà báo này không đi khám thương tật, thì tất không có cơ sở khởi tố vụ án. Cả toà báo Pháp Luật không có ai xác nhận là có phóng viên tham gia trong vụ xô xát như một kẻ tự xưng trong clip ở hiện trường (?). Xem link 
Tại sao có mẫu thuẫn này? Phải chăng đúng như nhận định của một số blog: Quang Thế chỉ là con tốt thí cho một kịch bản, mưu đồ kích động giới nhà báo chống lại ngành công an!?! Đến mức này, công an và cơ quan quản lý báo chí cần vào cuộc điều tra, làm rõ "kịch bản" này mới mong thiết lập trật tự, vạch rõ thế lực đứng sau cố tình xuyên tạc bản chất vụ việc dù đã hai năm rõ mười. Nguồn gốc có lẽ bắt nguồn từ chính toà báo Tuổi trẻ: nếu báo nói đúng thì phóng viên "có vấn đề", nếu báo nói sai, dựng chuyện để kích động dư luận thì BBT báo này "có vấn đề"

TÒA ÁN VIỆT NAM KÉM LẮNG NGHE – MỘT CÁI NHÌN PHIẾN DIỆN

Câu chuyện 600 ngư dân giáo xứ Phú Yên nộp đơn khởi kiện Formosa mấy ngày qua đang được đám dân chủ cùng các lá cải lề trái đưa lên thành tiêu điểm của “phong trào dân chủ”. Được sự hậu thuẫn về tài chánh của cờ vàng hải ngoại, được sự dụ dỗ của các vị chủ chăn mất nết, sự giúp sức về mặt pháp lý của các luật sư “ít tài nhiều tật” và sự tung hô của các anh hùng bàn phím lá cải thì câu chuyện tiếp tụng nóng lên.
Giáo dân tụ tập trước Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh
Giáo dân tụ tập trước Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh
Trong số các quan điểm ủng hộ những hành vi gây mất an ninh trật tự của các giáo dân Phú Yên tuần qua, đó là sự lên tiếng của luật sư Ngô Ngọc Trai với tiêu đề bài viết trên BBC tiếng Việt “Tòa án Việt Nam kém lắng nghe?” hôm 27/9 vừa qua. Dưới con mắt của vị luật sư này thì cái “kém lắng nghe” của Tòa án Việt Nam thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, việc tiếp nhận đơn kiện Công ty Formosa đã gây thiệt hại cho môi trường biển miền Trung. Trong khi có tới 600 giáo dân ở tỉnh Nghệ An đã vượt quãng đường dài 200km đến gửi đơn kiện tại Tòa án thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có khu công nghiệp gang thép Formosa - thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở biển miền Trung thì Tòa án cho giáo dân đứng ngoài mà không cho vào để nộp đơn. Vị luật sư này không quên khi đưa ra những thông tin đầy nghi hoặc cho quần chúng“Tòa án huyện Kỳ Anh hẳn là chẳng mong muốn tiếp nhận một vụ kiện phức tạp như vụ kiện Formosa. Cho nên phải sau một hồi đấu tranh thì cổng tòa mới được mở để người đi nộp đơn kiện vào làm việc. Và đến cuối ngày 26/9 tòa án đã tiếp nhận một số đơn kiện của bà con ngư dân.”.
Trước hết, Tòa án là nơi trang nghiêm để thực hiện công lý không phải là cái chợ để ai muốn đến đó làm gì thì làm, trong khi đó, với một đơn khởi kiện mà kéo 600 người đến trước cổng tòa để gây áp lực cho Tòa án, gây mất an ninh trật tự tại Tòa thử hỏi những con người đó có còn ý thức tôn trọng pháp luật hay không? Hơn nữa, Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận đơn, thư của công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà Nhà nước giao. Trong quá trình đó thì có rất nhiều đơn thư của công dân cũng cần phải giải quyết. Vì vậy, đòi hỏi phải có một trình tự tiếp nhận nhất định trong khi số lượng cán bộ tòa án có hạn chứ không phải ai muốn nộp đơn cũng được giải quyết ngay. Đặc biệt, đối với các luật sư thì công việc thường xuyên chứng kiến nỗi vất vả của tòa án các cấp nhưng lại không chịu thấu hiểu mà lại hướng lái câu chuyện sang chiều hướng tiêu cực đó là “do Tòa án không chịu lắng nghe”. Điều này cho thấy, Ngô Ngọc Trai đang hùa theo đám dân chủ để cổ vũ cho những hành vi gây mất an ninh trật.
Hai là, từ vụ việc trên, Ngô Ngọc Trai đã đưa ra một cáo buộc hết sức thiếu khách quan về việc tòa án cản trở không cho người dân vào tham dự phiên tòa “Ví như tình trạng người dân bị cản trở không được vào tham dự phiên tòa xét xử công khai. Đó là việc bảo vệ cổng tòa án lấy lý do đảm bảo an ninh trật tự không cho người dân vào tham dự phiên tòa.”. Điều này hoàn toàn không hợp lý. Hàng năm tòa án các cấp đã tổ chức hàng nghìn vụ xét xử lưu động để nâng cao ý thức pháp luật của người dân, trong đó có cả những vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm. Còn đối với những vụ án xử trong phòng xử án của Tòa án thì nhiều vụ án số lượng người tham gia quá lớn, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, Tòa án đã tổ chức bác loa, căng rạp để người dân có thể thuận tiện theo dõi phiên tòa bên ngoài phòng xử án. Và một vấn đề, tòa án là nơi trang nghiêm, việc đảm bảo an ninh trong quá trình xét xử là điều cần thiết và bất kể quốc gia nào trên thế giới cũng đều làm không riêng Việt Nam.
Ba là, vị luật sư này còn cho rằng “Tình trạng kém lắng nghe của ngành tòa án còn thể hiện ở việc, tại những phiên tòa luật sư hay bị ngắt lời khi đặt câu hỏi và trình bày các lập luận. Tình trạng kém lắng nghe của ngành tòa án còn thể hiện ở việc, tại những phiên tòa luật sư hay bị ngắt lời khi đặt câu hỏi và trình bày các lập luận. Thẩm phán chủ tọa thường lấy quyền điều khiển phiên tòa của mình để cản trở luật sư làm rõ các tình tiết của vụ án.”. Vấn đề này có lẽ hơn ai hết các luật sư phải biết rõ nguyên nhân tại sao. Hội đồng xét xử sẽ nhân danh Nhà nước để xét xử vụ án một cách công bằng, công tâm, khách quan. Hội đồng xét xử phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Hơn nữa, trong phiên tòa cần phải đảm bảo diễn ra theo một trật tự nhất định. Và việc điều khiển, duy trì trật tự này thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Khoản 2 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Mọi người trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa”. Vì vậy, nhận định của Ngô Ngọc Trai hoàn toàn là chủ quan không có căn cứ.
Công Mẫn

Dân lại bất an với chủ trương xây nhà máy thép


Người dân vùng hạ du tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng rất lo lắng khi UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý cho xây nhà máy thép trên thượng nguồn sông Vu Gia.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo về việc thỏa thuận địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Luyện cán thép Việt Pháp tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang. Khu vực dự định xây dựng nhà máy thép này nằm ở thượng nguồn của sông Vu Gia - Thu Bồn, nơi cấp nước sinh hoạt cho người dân ở huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) và TP Đà Nẵng.
Ô nhiễm, kém hiệu quả
Theo thỏa thuận, diện tích mà tỉnh Quảng Nam cấp cho Công ty TNHH Thép Việt Pháp để xây dựng nhà máy khoảng 17 ha. Ranh giới dự án liền với quy hoạch chi tiết (1/500) Nghĩa trang nhân dân tại thị trấn Thạnh Mỹ và hành lang an toàn Quốc lộ 14B. Điều đáng nói, Công ty TNHH Thép Việt Pháp (chủ đầu tư dự án Nhà máy Luyện cán thép Việt Pháp) đang hoạt động tại phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn nhiều lần gây ô nhiễm làm người dân nơi đây bất an. Cũng chính vì gây ô nhiễm nên tỉnh Quảng Nam yêu cầu công ty này phải di dời trước năm 2017.

Người dân ở phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dựng lều phản ứng vì Công ty TNHH Thép Việt Pháp gây ô nhiễm môi trường vào cuối năm 2014
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Quang Dũng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Quảng Nam, cho biết quan điểm của sở là không thống nhất đầu tư xây dựng dự án này nhưng UBND tỉnh lại cho phép xây dựng. Trong văn bản trình UBND tỉnh vào ngày 22-8, Sở KH-ĐT nêu rõ: Chính phủ đã đưa ra quan điểm chỉ đạo không đánh đổi phát triển kinh tế để lấy môi trường bị hủy hoại. Trong khi đó, sản xuất thép thuộc ngành công nghiệp nặng, sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Dự án Nhà máy Luyện cán thép Việt Pháp dự kiến sẽ được đầu tư 975 tỉ đồng nhưng chưa nằm trong quy hoạch cụm công nghiệp được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Ngay Công ty TNHH thép Việt Pháp đang hoạt động cũng đóng góp cho ngân sách không đáng kể. Theo số liệu của Cục Thuế Quảng Nam, năm 2014, công ty này nộp ngân sách chỉ 3 triệu đồng và năm 2015 là 12,6 triệu đồng.
Trong khi đó, nếu dự án được đầu tư tại huyện Nam Giang (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì được miễn tiền thuế đất tới 11 năm, áp dụng mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa.
Hứa không ô nhiễm
Ông Ka Phu Tân, Chủ tịch UBND thị trấn Thạnh Mỹ, cho biết người dân địa phương “cơ bản đồng tình” nhưng vẫn lo ngại ô nhiễm môi trường nên yêu cầu nhà đầu tư phải có cam kết. Phía công ty thì cho rằng lò luyện thép này không có nước thải vì chỉ luyện cán thép từ... sắt vụn, phế liệu. “Công ty cho biết nguồn nước thải ra chỉ là nước làm mát và nước sử dụng của công nhân nên không gây ô nhiễm môi trường” - ông Tân trấn an.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Ảnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng, cho biết khi nghe thông tin về việc xây dựng nhà máy thép ở khu vực thượng nguồn sông Vu Gia, ông đã giật mình. Theo ông, cần phải xem xét về công nghệ cũng như mức độ tác động môi trường của nhà máy như thế nào. Những nhà máy thuộc ngành công nghiệp nặng xây dựng ở thượng nguồn thì rất nguy hiểm. Nhà máy này hoạt động ở thị xã Điện Bàn cũng gây ô nhiễm nên nếu chuyển lên Nam Giang mà công nghệ không thay đổi thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ông Ảnh cho biết đã yêu cầu kiểm tra vị trí xây dựng nhà máy thép có ảnh hưởng đến nguồn nước ở hạ du hay không để báo cáo với các cơ quan chức năng của TP.
Mới đồng ý về chủ trương
Trước câu hỏi liệu nhà máy thép này có gây ô nhiễm môi trường hay không, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết UBND tỉnh mới chỉ đồng ý về mặt chủ trương di dời nhà máy từ thị xã Điện Bàn lên huyện Nam Giang. Việc có thực hiện dự án hay không phải qua các bước như đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến của người dân địa phương…
Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG (Báo Người lao động điện tử)