Mấy ngày qua, dư luận mạng lề trái tràn ngập những bài viết về kết quả phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vụ xét xử này không chỉ được sự quan tâm đặc biệt của đám rận chủ mà còn có một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện cảm với Việt Nam nhân vụ việc này can dự vào việc thực thi pháp luật của Việt Nam một cách trắng trợn, bất chấp các nguyên tắc ngoại giao.
Ngày 23/9/2016, Bộ ngoại giao CHLB Đức và của Dân biểu Quốc hội Đức ông Martin Patzelt đã ra thông cáo báo chí về việc xét xử phúc thẩm đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy với những nội dung xuyên tạc sự thật. Bản thông cáo báo chí cho rằng đây là một bản án nặng nề và việc xử lý các đối tượng trên là vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được Hiến pháp quy định.
Ngày 23/9/2016, Bộ ngoại giao CHLB Đức và của Dân biểu Quốc hội Đức ông Martin Patzelt đã ra thông cáo báo chí về việc xét xử phúc thẩm đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy với những nội dung xuyên tạc sự thật. Bản thông cáo báo chí cho rằng đây là một bản án nặng nề và việc xử lý các đối tượng trên là vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được Hiến pháp quy định.
Đây là một tuyên bố hết sức phi lý. Bởi lẽ, hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Vinh đã quá rõ ràng. Với việc đăng ký lập, quản trị và sử dụng 2 blog mang tên “Dân quyền” và “chép sử Việt” trên mạng Internet. Quá trình sử dụng 2 blog này, Vinh đặt chế độ bảo mật xác thực hai lớp, gắn với số điện thoại cá nhân cùng hộp thư điện tử của bị cáo. Với chế độ bảo mật đó thì chỉ có Vinh mới có thể truy cập quản trị 2 blog nêu trên. Trong quá trình quản trị và sử dụng 2 blog lập ra, Vinh còn cung cấp mật khẩu truy cập và chia sẻ cho Thúy một số quyền quản trị đối với các trang mạng tương ứng. Đó là quyền viết bài, quyền chỉnh sửa bài viết, quyền xóa bài viết, quyền đăng tải bài viết lên blog và quyền duyệt ý kiến bình luận của người đọc.
Từ khi lập và sử dụng 2 blog trên đến lúc Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt, blog "Dân quyền" đã đăng 2.014 bài, 38.567 phản hồi và có 3.243.330 lượt người truy cập. Blog “Chép sử Việt” đã đăng 383 bài, 3.401 phản hồi và có 480.353 lượt người truy cập. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định Bộ Thông tin và Truyền thông về nội dung các tin, bài đăng tải trên 2 blog của Vinh. Kết quả cho thấy có 24 bài viết sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bôi nhọ nhiều cá nhân.
Bản án 5 năm tù cho Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm tù cho Nguyễn Thị Minh Thúy mà Tòa phúc thẩm đã tuyên là cái giá phải trả cho hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Hữu Vinh và đồng phạm. Với bản án đó của tòa phúc thẩm tòa án nhân dân cấp cao, không chỉ nhận được sự đồng tình của dư luận mà chính vị luật sư bào chữa cho Nguyễn Hữu Vinh là Nguyễn Hà Luân cho biết trên BBC Tiếng Việt là gây hậu quả nghiêm trọng trong xã hội và Tòa án đã có sự cân nhắc một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện:“Toà án vẫn luôn cân nhắc từng trường hợp, kể cả sự cân nhắc đó khiến người bị cáo buộc vi phạm điều 258 phải chịu mức án nặng hoặc nhẹ hơn so với mức độ “gây hại” đã bị cáo buộc. Việc ông Vinh đã làm có sức ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội.”
Từ cái nhìn thiếu căn cứ, thiếu khách quan đó, thông cáo báo chí trên đã cổ súy cho các hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam “Luôn luôn tôi vẫn tin chắc rằng, với những việc làm mà bị tòa án buộc tội, ông Nguyễn Hữu Vinh không hề làm gì gây nguy hại cho quê hương Việt Nam, mà ông chỉ quan tâm đến sự phát triển thịnh vượng và thuận lợi cho đất nước theo quan điểm của ông.”
Đỉnh điểm của cái gọi là vi phạm nguyên tắc ngoại giao đó là kêu gọi can thiệp vào việc thực hiện chính sách pháp luật của bản thông cáo báo chí này. “Tôi kêu gọi Việt Nam hãy bãi bỏ những biện pháp trừng phạt ông Nguyễn Hữu Vinh và nữ cộng sự của ông. Bắt giữ, phạt tù và trấn áp không thể là biện pháp của nhà nước đối phó với các Blogger và nhà báo mà họ hay gây khó chịu cho nhà cầm quyền. Điều này không những đúng với hiến pháp Việt Nam mà cũng phù hợp với những cam kết quốc tế trong lãnh vực nhân quyền”.
Như trên đã nói, pháp luật quy định các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và có cơ chế để đảm bảo thực hiện quyền này. Tuy nhiên, việc thực hiện nó phải dựa trên quy định của pháp luật để đảm bảo khi thực hiện các quyền này không làm mất trật tự xã hội, không xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ. Vì thế những kẻ cố tình vi phạm các quy định của pháp luật để xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo về thì phải bị xử lý theo pháp luật. Việc bắt, xử lý các đối tượng vi phạm này đã được Việt Nam thực hiện tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không có cớ gì mà các vị ngoại giao kia can thiệp vào được.
Như vậy, việc ra bản thông cáo báo chí này vừa sai sự thật, vừa cổ cũ cho các hành vi vi phạm pháp luật đã thể hiện sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nước khác, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc ngoại giao.
Thành Nam
No comments:
Post a Comment