2019/01/13

Hà Nội làm đúng khi không cho ghi hình công chức trong buổi tiếp công dân

Dư luận bỗng sôi sục khi mới đây Hà Nội đã có quy định không cho phép ghi hình công chức trong trụ sở tiếp công dân. Nhiều ý kiến cho rằng, việc cấm ghi hình này là sai và nếu làm đúng thì tại sao phải sợ ghi hình. Song, có vẻ như việc tán thành hay phản đối vấn đề này được đưa ra xuất phát từ quan điểm lợi ích hơn là quan điểm toàn diện của một người hiểu biết pháp luật.





Chuyện công dân bị dừng xe mang điện thoại ra “quay” cán bộ cảnh sát giao thông rồi đưa lên mạng xã hội khá phổ biến trong thời đại bùng nổ của Internet và điện thoại thông minh. Mỗi người ra đường đều có sẵn ít nhất một cái điện thoại có thể quay phim chụp ảnh và sẵn sàng tường thuật trực tiếp trên trang cá nhân về sự kiện mà họ là nhân vật chính hoặc nhân chứng. Không ít người sử dụng phương tiện này như một bảo bối để gây ảnh hưởng đến hành vi công vụ của công chức đang thực hiện công vụ, theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
VKS tiếp công dân
Không phủ nhận việc ghi hình này đã có tác động đến hoạt động công vụ của lực lượng công chức trên hiện trường. Theo hướng tích cực, các anh công chức tự nhiên phải “chuẩn chỉnh” nếu không bị soi và xử lý kỷ luật. Theo hướng tiêu cực, nhiều công chức bị xử lý kỷ luật hoặc ít nhất cũng bị “ném đá” (bình luận tiêu cực) bởi những bình luận không thiện chí của những cư dân mạng.
Sự việc này đã tác động đến các cơ quan quản lý, đến mức đã có đề xuất cấm quay phim cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Lập tức, ý tưởng này bị ném đá vì “không sai, sao phải cấm”. Vậy là khoảng trống vẫn tiếp tục để ngỏ và người tham gia giao thông vẫn tiếp tục ghi hình nếu họ muốn còn cán bộ làm nhiệm vụ thì buộc phải chuẩn chỉnh, nếu không muốn gánh hậu quả là bị ném đá hay bị kỷ luật.
Mới đây, TP Hà Nội có quy chế cấm công dân ghi hình công chức tiếp dân tại trụ sở tiếp công dân, tức là ghi hình buổi làm việc tiếp công dân. Dư luận lại được phen cãi nhau nảy lửa về vấn đề này. Không ít chuyên gia đồng tình nhưng cũng không phải không có người phản đối với đủ lý do. Cho rằng, không làm sai, sợ gì việc ghi hình hay việc cấm ghi hình như vậy là vi phạm luật tiếp cận thông tin… nhiều người cho rằng, TP Hà Nội đã làm không đúng.
Song, cũng như câu chuyện đã cũ về việc ghi hình cảnh sát giao thông, việc phản ứng kiểu tán thành hay phản đối một vấn đề dựa trên cảm tính hay quan điểm “nhóm lợi ích” đang làm méo mó một vấn đề cần tư duy nghiêm túc và phải là theo luật. Cấm ghi hình công chức, công dân sẽ ức chế vì họ không được làm gì họ muốn. Cho ghi hình công chức thì công chức ức chế vì trong quá trình làm việc, cứ bị cái máy quay dí vào mặt, mất tự do và tự tin để làm việc. Nếu cứ cãi nhau kiểu “góc nhìn lợi ích này” rõ ràng là không thể giải quyết được vấn đề quyền của công dân, công chức trước pháp luật. Vậy, lời giải cuối cùng cho vấn đề này là gì?
Xung quanh vấn đề khá nhạy cảm này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Văn Toàn, Đoàn luật sư TP Hà Nội để làm rõ hơn căn cứ cho việc cấm hay không cấm và chúng ta phải hành xử như thế nào cho đúng pháp luật, tư duy như thế nào cho phù hợp với quy tắc ứng xử chung.
Thưa Luật sư, ông có sợ bị “ném đá” khi tán thành hay phản đối quy định của TP Hà Nội về không cho phép ghi hình tại trụ sở tiếp công dân hay không?
Tôi không ngại những bình luận không tích cực, vì đó là những ý kiến đóng góp thật sự cần nghe. Những ý kiến khen không phải lúc nào cũng có giá trị và những ý kiến chê đôi khi là cái chúng ta cần để hoàn thiện mình.
Luật sư Trần Văn Toàn

Trong sự việc này, UBND TP Hà Nội cũng nên lắng nghe những ý kiến chỉ trích, bởi ít nhất nó cũng đại diện cho nhóm lợi ích bị ảnh hưởng bởi một quy định mà cơ quan này đưa ra, từ đó có thể tìm ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề cần giải quyết là cấm hay không cấm ghi hình (quay phim, chụp ảnh) ở công sở, nơi tiếp công dân.
Ông có đọc những ý kiến khác nhau, thậm chí là ngược nhau về vấn đề này trên báo chí và mạng xã hội không và ông có đánh giá như thế nào về các ý kiến mà ông đã được biết thưa Luật sư?
Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này và cũng có theo dõi các ý kiến trao đổi liên quan. Các ý kiến đưa ra thì đều được quy về hai nhóm là tán thành và phản đối. Tuy nhiên, cả các ý kiến tán thành và phản đối vấn đề này chưa tìm được lời giải hợp lý và có căn cứ cho lập luận của mình nên chưa được thuyết phục. 
Là người làm về pháp luật, tiếp xúc với công chức và cơ quan nhà nước nhiều, ông có ý kiến tán thành hay phản đối việc không cho ghi hình công chức khi thực hiện công vụ nói chung và thực hiện công vụ tại công sở nói riêng?
Đây là câu hỏi khá toàn diện. Công chức thi hành công vụ và thi hành công vụ tại công sở là hai vấn đề rất khác nhau mà không thể quy đồng làm một để so sánh. Do đó, nhiều người so sánh việc ghi hình cảnh sát giao thông và ghi hình công chức tại công sở là giống nhau, tôi cho rằng đó là cách nhận định không đúng.
Khi cảnh sát giao thông làm việc tại hiện trường, không gian làm việc là nơi công cộng và không có quy chế riêng cho không gian này như trụ sở cơ quan nhà nước. Khi công chức làm việc trong trụ sở cơ quan thì lại có quy chế riêng cho việc ra vào cơ quan và hành vi của công dân và công chức trong cơ quan nhà nước. Do đó, ta không được so sánh để kết luận bạn ghi hình anh cảnh sát giao thông được thì tại sao không ghi hình anh công chức trong công sở được.
Do đó, theo tôi thì đối với việc ghi hình công chức tại công sở bị điều chỉnh bởi hai lĩnh vực luật là dân sự và hành chính. Trong đó, pháp luật về dân sự điều chỉnh quyền nhân thân về hình ảnh còn pháp luật về hành chính điều chỉnh hành vi của công chức và công dân tại công sở. Hiện nay, đã có quy định của pháp luật về vấn đề này nên việc được hay không được ghi hình đã nói rất rõ, không phải tôi thích thì đồng ý và không thích thì phải đối việc này.
Vậy theo ông thì việc không cho công dân ghi hình công chức tại trụ sở cơ quan nhà nước là đúng pháp luật hay sai?
Đầu tiên, phải khẳng định công chức nhà nước có đầy đủ quyền nhân thân về hình ảnh của mình theo quy định của Bộ luật dân sự. Do đó, khi anh ta đang làm công vụ hay không làm công vụ, quyền nhân thân đó còn nguyên vẹn. Điều đó có nghĩa là việc ghi hình (quay phim và chụp ảnh) nếu không được sự đồng ý của anh ta là phạm luật. Điều này thì cơ quan nhà nước sử dụng công chức không thể quyết định thay công chức được.
Một buổi tiếp công dân. Ảnh minh họa
Có ý kiến cho rằng, khi đang làm công vụ thì anh ta không có quyền ngăn cản người khác ghi hình, đó là quan điểm sai trái. Bạn không bị tước đi bất cứ quyền dân sự nào kể cả khi bị xử lý hình sự nói gì đến việc thực hiện công vụ. Do đó, việc ghi hình công chức tại công sở, nơi anh ta đang thực hiện công vụ mà không có sự đồng ý của anh ta là không được phép.
Đối với cơ quan quản lý công sở và công vụ, việc ghi hình phải được xem xét dưới góc độ công vụ. Nếu việc khi hình phục vụ giải quyết công vụ thì phải do cơ quan nhà nước tiếp dân thực hiện và việc ghi hình này phải được đưa vào biên bản và phải được công dân đồng ý, vì ghi hình ảnh công dân. 
Việc công dân tự ý ghi hình ảnh công chức là sai về pháp luật dân sự và nó không có giá trị vì việc ghi hình không phục vụ mục đích công vụ mà phục vụ mục đích cá nhân. 
Do đó, tôi cho rằng, quy chế tiếp công dân của UBND TP Hà Nội mới ban hành là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc không cho ghi hình như vậy sẽ hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân và khiến cho công dân không có bằng chứng chống lại việc công chức lạm quyền hoặc thực hiện không đúng chuẩn mực công vụ, quan điểm của Luật sư về vấn đề này như thế nào?
Việc công dân đến làm việc với công chức và có được ghi hình buổi làm việc hay không thì không liên quan đến quyền tiếp cận thông tin. Việc không được tự do ghi hình cá nhân khác không làm mất đi quyền tiếp cận thông tin của bạn. Quan điểm này là không có cơ sở, thậm chí lôi hai vấn đề chả liên quan đến nhau để đặt cạnh nhau mà so sánh.
Trường hợp người dân vẫn lén ghi hình và phát tán trên mạng xã hội, pháp luật có quy định như thế nào để xử lý vấn đề này, thưa ông?
Các hình ảnh bị ghi lén (kể cả quay phim, ghi âm) mà được phát tán nhằm mục đích làm mất uy tín của người có hình ảnh liên quan thì người có hình ảnh có thể khởi kiện dân sự đối với người đã phát tán hình ảnh. Thậm chí, việc phát tán hình ảnh này nếu gây ra hậu quả xấu, hậu quả nghiêm trọng thì còn có thể bị xử lý hình sự.
Xin cảm ơn Luật sư!

Tất cả các phòng tiếp dân đều đã trang bị camera


Liên quan đến quy định cấm cân dân ghi âm, ghi hình ở trụ sở tiếp công dân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Tất cả các phòng tiếp công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương trên địa bàn đều đã trang bị camera. Người dân yêu cầu trích xuất lại toàn bộ, chúng tôi sẽ trích xuất, bàn giao đầy đủ.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân thì sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản với nhau để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch.
Quy định này được ban hành nhằm chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi tiếp, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

Vừa qua, UBND TP Hà Nội vừa ban hành “Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân TP”. Theo đó, ngoài các quy định chung, nội quy cũng quy định rõ đối với công dân đến trụ sở tiếp công dân TP phải xuất trình giấy tờ tùy thân, có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ… nội quy cũng ghi rõ: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Theo nhiều ý kiến cho rằng, quy định này của Hà Nội “không sai” bởi Tổng Thanh tra Chính phủ cũng ban hành quy định không được quay phim, chụp ảnh tại trụ sở tiếp công dân Trung ương khi chưa được sự đồng ý của phụ trách trụ sở tiếp dân.
Quy định này nhằm mục đích hạn chế những trường hợp livestream (trên mạng xã hội) buổi tiếp công dân với những lời lẽ bình luận không đúng mực; thậm chí có một số người không quay phim, chụp ảnh để giám sát mà mang động cơ khác.
Theo Pháp luật Việt Nam/Pháp luật xã hội

LUẬT SƯ ĐẶNG ĐÌNH MẠNH NÊN TÌM HIỂU KĨ HƠN VỀ QUY ĐỊNH 12 CỦA HÀ NỘI


Viễn

Liên quan tới quy định 12 do chủ tịch Hà Nội kí mới đây, ông luật sư Đặng Đình Mạnh đăng đàn trả lời phỏng vấn đài RFA cho rằng văn bản đó là sai và nó thể hiện “não trạng” của một người Công an như ông Chung, không bao giờ muốn đảm bảo quyền công dân, công khai minh bạch.

Ông Đặng Đình Mạnh nói:

“Thật ra cái quy định này nó mâu thuẩn với văn bản của cấp trên. Văn bản này không hợp pháp đâu, căn bản cán bộ tiếp dân làm theo luật khiếu nại tố cáo nhưng mà luật này đâu có quy định như vậy cho nên vị chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội ban hành như vậy nó hạn chế quyền của công dân và nó đi trái với đạo luật của quốc hội thì văn bản đó hoàn toàn không có giá trị đâu. Tôi nói thêm, ổng vẫn mang một não trạng của một người làm công an mặc dù qua làm việc với ủy ban nhân dân trong chính quyền nhưng họ vẫn mang não của một công an viên, mà công an viên khi tiếp xúc dân họ vẫn ngại công khai minh bạch.”

Nghe những gì ông Đặng Đình Mạnh nói mới thấy ngán ngẩm cho trình độ tư duy của một người mang danh, hành nghề luật sư.

Rõ ràng, quyết định số 12/QĐ-UBND được ban hành căn cứ trên cơ sở Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26-6-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.

Tại điểm a, khoản 1, Điều 4 Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định một trong những trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập là phải ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân.

Như vậy, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ban hành nội quy tiếp công dân là thực hiện đúng theo quy định của Nghị định 64/2014/NĐ-CP, hoàn toàn không có gì trái luật.

Đáng lẽ ông Mạnh là luật sư, là người hiểu luật thì phải sớm biết điều trên chứ, sao lại tỏ ra ngu ngơ như vậy để rồi nói ông chủ tịch Hà Nội ban hành văn bản vậy là trái luật.

Dốt nát hơn, ông Mạnh còn cho rằng cán bộ tiếp công dân làm theo Luật khiếu nại, tố cáo, trong khi đó đúng ra cán bộ tiếp công dân phải theo Luật tiếp công dân. Một luật sư mà không biết viện dẫn luật nào cho chính xác, phù hợp mà cũng tự hào vỗ ngực là luật sư thì quả thực đáng báo động cho trình độ.

Chưa hết, ông Mạnh còn cho rằng quy định đó hạn chế quyề công dân, tuy nhiên từ ông chủ tịch Hà Nội cho tới ông trưởng ban tiếp công dân của Hà Nội đều khẳng định rằng không cấm quay phim, ghi âm, chỉ là phải trao đổi trước với người tiếp công dân biết, đồng ý.

Rõ ràng ông Mạnh chẳng nghe, chẳng đọc gì, chỉ giỏi phát biểu bừa. Tất nhiên, cái sự ngu, sự thiếu hiểu biết hiểu biết của ông Mạnh còn có thể xuất phát từ một nguyên nhân nữa là từ ý thức lệch lạc, thù địch với chính quyền mà lâu nay ông vẫn thể hiển. Thế nên ông mới phát biểu như thế và còn không ngại qui kết ông Chung là do não trạng của một “công an viên”.

Quả thực là đáng buồn cho một luật sư như Đặng Đình Mạnh, chẳng trách ông ta sớm gia nhập câu lạc bộ “luật sư toàn thua”, bào chữa vụ nào thất bại vụ đó.

Đúng là đã ngu còn cố tỏ ra nguy hiểm.

2019/01/12

TƯƠNG LAI NÀO CHO CÁC NHÀ “DÂN CHỦ” NĂM 2019?


Viễn

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hân hoàn chào đón năm mới, năm 2019. Nhà nhà, người người hân hoan trong niềm vui năm mới và cùng chúc nhau câu bình an, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong cái không khí hân hoan đó, có lẽ vẫn có những người nhìn lại một năm cũ cảm thấy buồn, rất buồn và nhìn về tương lai phía trước năm 2019 cảm thấy rất tăm tối và ảm đạm, không có ánh sáng. Những người đó, không ai khác chính là các nhà “dân chủ” Việt, tức số đối tượng chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật.

Họ buồn vì sao, vì một năm 2018 họ không làm được một cái gì ra hồn, thậm chí phải nói là họ bọ tổn thất lực lượng ghê gớm.

Không thể không nói tới năm 2018 là năm mà các nhà “dân chủ” Việt bị xộ khám rất nhiều. Hầu hết các gương mặt nổi trội của làng “dân chủ’ Việt như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng… đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Ngày 5/42018 Nguyễn Văn Đài và các đồng đảng của mình trong Hội anh em dân chủ bị xét xử về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và lãnh án tổng cộng 66 năm tù.

Ngày 6/2/2018, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) tuyên phạt Hoàng Đức Bình, 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức,công dân”.

Ngày 16/8/2018 Lê Đình Lượng bị Tòa tuyên phạt 20 năm tù giam và 5 năm quản chế về hành vi Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Điều này thể hiện rõ sự nghiêm khắc và cương quyết của chính quyền trước các hành vi phản dân, hại nước, vi phạm pháp luật của số người núp danh “nhà dân chủ”. Việc các nhà “dân chủ” cộm cán bị trừng trị bởi pháp luật đã khiến cho Phong trào dân chủ như rắn mất đầu và rơi vào cảnh chợ chiều rã đám.

Người dân cũng đã nhận thức sâu sắc hơn bản chất của các nhà “dân chủ” nên không còn tin và nghe theo nữa. Chưa kể, trong năm 2018 Đảng và Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái nên niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng được tăng lên, các nhà “dân chủ” hết điều kiện lợi dụng.

Chưa kể, sự hỗ trợ của “quốc ngoại” dành cho quốc nội trong năm 2018 cũng rất đìu hiu bởi vì ngay giới cờ Vàng chống Cộng ở nước ngoài cũng đang khốn đốn trước việc tổng thống Mỹ đe dọa trục xuất hàng nghìn người tị nạn gốc Việt.

Rốt cuộc năm 2018 đã không có những cuộc biểu tình xuống đường gây rối an ninh trật tự rầm rộ do các nhà “dân chủ” khởi xướng, đã không có mội chiến dịch phá hoại tư tưởng nào bài bản được phát động. Cuối năm, họ an ủi nhau tìm cách cứu vớt sự bết bát của phong trào bằng cái gọi là yêu sách 8 điểm năm 2019 nhưng cũng nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

Sự thất bại này không phải không được báo trước bởi những kẻ chống phá chính quyền, phản bội dân tộc luôn luôn chỉ là một thiểu số lạc lõng, bị người dân cô lập.

Năm 2019 đã tới, nhưng với những thành tựu to lớn mà Việt Nam đang đạt được như GDP tăng 7, 08%, đời sống nhân dân nâng lên, chính trị ổn định, lòng dân đang lên… thì rõ ràng năm 2019 phong trào “dân chủ” càng ảm đạm hơn nữa bởi có gì đâu mà xuyên tạc và chống phá nữa.

Chưa kể, ngay trong ngày đầu năm mới, Luật An ninh mạng có hiệu lực cũng đã là cú đòn giáng mạnh vào những toan tính của làng “dân chủ”.

Kiểu này làng “dân chủ” sắp giải tán đến nơi rồi.

Chúc mừng năm mới 2019.

Thời bao cấp: Quá khứ tặng chúng ta món quà vô giá!

Ở miền bắc trước năm 1975 và trên cả nước từ tháng 5-1975 đến năm 1986, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ lịch sử thường được gọi là thời bao cấp. Nhiều thế hệ đã trải qua thời kỳ này và vẫn nhắc lại kỷ niệm vui buồn về một thời gian khổ. Tuy nhiên, trong khi mọi người tự hào và khẳng định về việc cả dân tộc đã dồn sức, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn để từng bước phát triển, thì một số người lại có xu hướng xuyên tạc, bôi đen thời bao cấp. Từ đó tìm cách bôi đen, vu cáo chế độ, phủ nhận, xúc phạm các thế hệ đã nỗ lực và sáng tạo để đưa đất nước bước vào thời kỳ hòa bình và phát triển.


Bộ đội và người dân Thủ đô đi chợ hoa ngày Tết Bính Thân 1956. Ảnh tư liệu: TTXVN



Đến hôm nay, các thế hệ người Việt Nam đã sống ở miền bắc từ khoảng năm 1960 đến 1975, và trên cả nước từ năm 1975 đến 1986, vẫn chưa quên những tháng, ngày gắn liền với một thời kỳ lịch sử gọi là thời bao cấp. Trong tâm trí của rất nhiều người vẫn còn lưu giữ hình ảnh hàng người xếp hàng chen chúc trước cửa hàng lương thực, chất đốt, thực phẩm, bách hóa,… Cùng với đó là tem phiếu mua vải vóc, thực phẩm, chất đốt, phụ tùng xe đạp,… luôn được mọi gia đình cất giữ cẩn thận, vì nếu để mất có thể đẩy gia đình vào cảnh thiếu thốn trong một thời gian. Đó là lý do để một thời “mất sổ gạo” tồn tại như thành ngữ dùng chỉ người có vẻ mặt buồn bã, “mì chính cánh” được coi như biểu thị cho đắt đỏ, hiếm hoi, còn “bữa tươi” là niềm vui không dễ có của không ít gia đình… Thời bao cấp qua đi, đất nước không ngừng đổi mới, phát triển, cuộc sống toàn dân được cải thiện, nâng cao. Trong bối cảnh đó, các bức ảnh, thước phim, bài báo, tài liệu, hiện vật,... thời bao cấp trở lại như lẽ tự nhiên, vì dẫu thế nào, dù đời sống vật chất, tinh thần đã thay đổi thì một thời dù khó khăn, vất vả vẫn luôn là những ký ức, kỷ niệm không thể phai mờ trong đời sống tinh thần của những người đã từng sống, làm việc và cống hiến trong giai đoạn đó. Trong nhiều gia đình, người lớn tuổi vẫn vui vẻ kể cho con cháu nghe về những câu chuyện, kỷ niệm của thời bao cấp. Còn khi đứng trước những hiện vật được trưng bày trong một số triển lãm, bảo tàng, họ bùi ngùi nhớ về một thời vất vả, phải nỗ lực như thế nào để vượt qua. Đặc biệt, có một sự thật mà hậu thế phải suy nghĩ là bất kỳ người nào từng trải qua thời bao cấp cũng đều khẳng định, đánh giá là tuy kham khổ, thiếu thốn trăm bề song mọi người thời đó vẫn giữ được lối sống thẳng thắn, trung thực, làm việc hết mình, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng đùm bọc, san sẻ với người thiếu thốn hơn mình. Nói cách khác, tình người giữ vai trò như là một trong các yếu tố cơ bản, quan trọng góp phần để các thế hệ đi trước đồng lòng vượt qua khó khăn.
Nhìn từ lịch sử, phải nói rằng sau khi hòa bình lập lại ở miền bắc vào năm 1954, từ tro tàn của chiến tranh, từ một nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ lại kiệt quệ vì chiến tranh chưa có khả năng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của con người, trong khi sự giúp đỡ từ bên ngoài hầu như không có, Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân miền bắc nỗ lực quên mình để tổ chức xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và tổ chức lại nền kinh tế, Vừa từng bước tích lũy cơ sở vật chất, tinh thần xây dựng xã hội mới, vừa ủng hộ sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước của đồng bào miền nam. Nhưng sau chưa đầy 10 năm, khi chúng ta vừa đạt được một số thành tựu kinh tế - xã hội thì đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền bắc, từ đó miền bắc bước vào thời kỳ mà “tự lực cánh sinh” là tất yếu, “tất cả vì miền nam ruột thịt” là nghĩa vụ thiêng liêng. Trong bối cảnh nền kinh tế có sức sản xuất thấp, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội thì sử dụng tem phiếu phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người là phương án khả dĩ có thể giải quyết những vấn đề liên quan nhu cầu vật chất cơ bản của xã hội, con người. Trong hơn 30 năm chiến tranh, nhân dân miền bắc và đồng bào ở khu giải phóng miền nam luôn đồng tâm hiệp lực, chắt chiu, đồng cam cộng khổ cùng Đảng và Nhà nước vượt muôn ngàn gian khổ để bảo vệ miền bắc, giải phóng miền nam.
Năm 1975, đất nước thống nhất, việc phân phối hàng hóa thiết yếu trong xã hội theo chế độ tem phiếu tiếp tục tồn tại trên phạm vi cả nước, phần do điểm xuất phát về kinh tế thấp, sức sản xuất hạn chế, Nhà nước vẫn vận hành theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Mọi vùng miền đất nước đều bị tàn phá, trong chiến tranh, hàng triệu nạn nhân chiến tranh cần được hỗ trợ, phần là do chúng ta phải chịu sự tác động nghiệt ngã phi lý từ chính sách cấm vận của Mỹ, lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở biên giới tây nam và biên giới phía bắc, trong khi đó sự giúp đỡ của các nước anh em, bè bạn cũng không còn như trước... Hơn 10 năm sau ngày đất nước thống nhất thật sự là thời gian thử thách bản lĩnh, trí tuệ, năng lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trong giai đoạn khó khăn đó, nhiều giải pháp đã được đề xuất, áp dụng,… nhưng để giải quyết một cách đồng bộ, có hiệu quả, tạo đà cho sự phát triển cần phải có một bước chuyển trong nhận thức, cần đổi mới tư duy, tìm ra phương thức giải quyết các vấn đề trực tiếp liên quan tới vận mệnh đất nước, tới cuộc sống của nhân dân.
Nhận thức đó đã thể hiện cụ thể trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) khi nhấn mạnh “điều quan trọng là phân tích sâu sắc các nguyên nhân chủ quan, nêu rõ các sai lầm, khuyết điểm trong hoạt động của Đảng và Nhà nước”. Với sự tiếp cận khách quan, phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đảng đã chỉ ra được những hạn chế, khuyết điểm, sai lầm, từ đó có bước đột phá để mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước. Từ năm 1986 đến nay, trên cơ sở đổi mới tư duy chính trị và kinh tế, Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực hiện sự nghiệp đổi mới, kết hợp hài hòa giữa xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sau hơn 30 năm, diện mạo đất nước và đời sống của nhân dân đã có sự phát triển vượt bậc, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, sức mạnh mọi mặt của đất nước được nâng lên…
Hôm nay, cái ăn, cái mặc đã không còn là nỗi lo của hầu hết gia đình Việt Nam. Bát cơm độn ngô, sắn, hạt bo bo… thiếu thịt cá đã trở thành hình ảnh của quá khứ rất xa. Từ thành thị tới nông thôn, nhà tranh vách đất được thay thế bằng nhà mái ngói, nhà xây kiên cố. Hàng chục triệu xe máy, ô-tô lưu thông trên mọi nẻo đường cũng đồng thời “soán ngôi” của xe đạp một thời. Tiện nghi hiện đại không còn là tài sản riêng của đô thị, mà lan tỏa đến mọi miền đất nước. Từ thành thị tới nông thôn tràn đầy hàng hóa tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp. Và nhiều năm qua mỗi khi Tết đến, thay cho thói quen tích trữ, lo chuẩn bị “túi hàng Tết” bảo đảm sinh hoạt cả gia đình suốt mấy ngày, nhiều gia đình bận bịu tới tận ngày giáp Tết vẫn có thể ghé qua siêu thị mua đủ thực phẩm, hàng hóa, hoa quả, bánh trái… Chuyện thiết thực, cụ thể hằng ngày đó trở nên bình thường đến mức làm nhiều người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên khi đất nước đã phát triển lại ngỡ cuộc sống vốn như vậy. Để rồi khi biết về khó khăn, vất vả cha ông đã phải chịu đựng trong quá khứ, một số người đã thiếu sự chia sẻ, đồng cảm và biết ơn thế hệ đi trước. Một số người thì tò mò, nghi ngờ về những gì được kể lại, nghi ngờ cả sự cố gắng, nỗ lực của một thế hệ, không tin cuộc sống đã từng như thế. Thậm chí, từ đó đã đi đến chỗ giễu cợt, mỉa mai, coi thời bao cấp là “bất bình thường, không thể chấp nhận”. Chưa kể, với những kẻ thiếu thiện chí, trong đó có người từng trải qua, còn đi xa hơn khi xưng xưng thời bao cấp là “bản chất của chế độ, đày đọa, đẩy nhân dân cảnh đói nghèo”, cố tình xuyên tạc, “bôi đen” quá khứ nhằm lèo lái, dẫn dắt nhận thức của người tiếp nhận theo hướng mơ hồ, tiêu cực...
Với mỗi con người, dù dồn hết tâm sức cho hiện tại cũng không thể chối bỏ quá khứ. Và đối với mỗi dân tộc, mọi mất mát, hy sinh trong quá khứ luôn có ý nghĩa nền tảng cho hiện tại - tương lai. Do đó, khắc ghi tấm gương hy sinh của hàng triệu chiến sĩ và đồng bào, nhớ về tổn thất vô cùng to lớn của toàn dân trên hai miền nam - bắc trong quá khứ, cũng phải khắc ghi, phải nhớ về gương của hàng triệu con người từ trẻ đến già đã tự giác, đã thầm lặng hạn chế và hy sinh các nhu cầu chính đáng của bản thân mình vì sự nghiệp lớn. Chính vì thế, những ai đang muốn chối bỏ, giễu cợt, phê phán thời bao cấp, muốn chối bỏ, giễu cợt, phê phán quá khứ của dân tộc cần suy nghĩ nghiêm túc xem lại mình. Về vấn đề này, một bạn trẻ đã từng viết và công bố cách đây chưa lâu: “Cách tốt nhất để đánh giá những gì mình có trong hiện tại là bằng cách nhìn lại quá khứ. Không chỉ quá khứ của chính mình, mà cả quá khứ, hoàn cảnh của gia đình, xã hội và rộng hơn là của đất nước mình… Nếu như bạn nhìn thấy những hình ảnh chết chóc, mất mát, đau thương trong chiến tranh, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của chúng ta ở hiện tại quá tuyệt vời, cho dù nó không hoàn hảo hoặc vẫn còn “thiếu thốn” đối với bạn. Bạn được sống, được học hành, bạn không sợ bị đói, bạn có nhà để ở, có cơ hội để làm việc có thu nhập… Cuộc sống tốt đẹp hiện tại bạn có chính là nhờ sự cố gắng của những người đi trước, của thế hệ ông bà, bố mẹ, những người đã nỗ lực bằng mọi giá để tặng cho bạn món quà cuộc sống vô giá của ngày hôm nay. Chúng ta luôn nên cảm thấy biết ơn về điều đó. Nếu như ý thức được điều đó một cách sâu sắc, có thể bạn sẽ bớt đi những suy nghĩ ích kỷ mà nghĩ nhiều cho những người chung quanh hơn, cố gắng đầu tư vào bản thân để đóng góp nhiều hơn sao cho cuộc sống hôm nay và ngày mai còn tốt hơn nữa cho tất cả mọi người để sự tồn tại của bạn không trở nên vô nghĩa”.
Hoài Ân (Nhân dân)

LUẬT AN NINH MẠNG CÓ HIỆU LỰC VÀ NHỮNG “CÁI MỒM BẨN” BỊ KHÓA

Kể từ ngày 1/1/2019, Luật an ninh mạng bắt đầu có hiệu lực thi hành và điều chỉnh mọi hoạt động trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đây là đạo luật cần thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển bùng nổ của internet và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên toàn thế giới.
LUẬT AN NINH MẠNG CÓ HIỆU LỰC VÀ NHỮNG “CÁI MỒM BẨN” BỊ KHÓA
Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Trong đó nghiêm cấm các hành vi sau đây: Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật An ninh mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật được tiến hành công khai trên mạng internet trước đây sẽ bị ngăn chặn, sau thời điểm ngày 1/1/2019 vẫn còn tiếp tục sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Những đối tượng xấu lợi dụng không gian mạng để phạm tội sẽ bị ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc, đặc biệt là sử dụng không gian mạng để phát tán thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc cũng bị nghiêm cấm và nghiêm khắc trừng trị.
Ngay từ thời điểm 1/1/2019, nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, twitter… đã bị nhà cung cấp dịch vụ mạng xóa bỏ vì có nội dung không phù hợp, vi phạm luật An ninh mạng. Một số kẻ thường xuyên lợi dũng kẻ hở pháy lý đối với không gian mạng để trục lợi thì này đã không còn “đất” để hoạt động, đây chính là những kẻ phản đối Luật An ninh mạng gay gắt nhất.
Luật An ninh mạng có hiệu lực sẽ là điểm sáng trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Không gian mạng có một đạo luật chính thức để điều chỉnh các hoạt động diễn ra trong đó. Đây sẽ là điểm khởi đầu cho việc xây dựng một không gian mạng trong sạch, lành mạnh.
Công Lý

Cảnh giác với những bài viết "thông báo bảo mật" chia sẻ tràn lan trên Facebook

Mạng xã hội mang đến nhiều thông tin hữu ích, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều thông tin xấu độc, sai sự thật, được lan truyền với những mục đích xấu. Người dùng cần hết sức cảnh giác.


Gần đây, nhiều người dùng mạng xã hội Facebook cho biết họ nhìn thấy xuất hiện trên timeline các bài viết về "thông báo bảo mật chính" từ Facebook, được chia sẻ rộng rãi.
Những bài viết này thường được mở đầu với dòng chữ in hoa: "Thông báo chính thức", và có nội dung đại loại như "Facebook vừa phát hành giá khởi điểm: 5,99 USD để giữ trạng thái của bạn đổi thành "riêng tư". Nếu chia sẻ thông tin này lên tường, người dùng sẽ được cung cấp "miễn phí".
Một số thông báo ghi chú: "Tất cả các thành viên phải đăng tuyên bố này ít nhất một lần, bạn sẽ mặc định cho phép hình ảnh cũng như thông tin chứa trong trạng thái cả công khai lẫn cá nhân của mình được sử dụng."
Bên cạnh đó, những thông báo này còn đề cập tới nhiều vấn đề về thông tin riêng tư và thông tin bí mật. Một số thậm chí đe dọa "nếu vi phạm quyền riêng tư có thể bị trừng phạt bởi luật pháp (UC 1-308 1 308-103 và quy định Rome)".
Dòng thông báo chứa nội dung sai sự thật, dễ gây hiểu lầm, có nội dung liên quan tới vấn đề quyền riêng tư, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Facebook.

Khi đọc kỹ những dòng thông báo như thế này, có thể thấy rằng đa số có nội dung khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn, ngữ pháp lủng củng - giống như được dịch tự động từ một văn bản tiếng Anh, chứ không phải do một người nào đó viết nên.
Đáng chú ý, các dòng trạng thái với nội dung tương tự cũng được tờ Business Insider của Mỹ phát hiện và cảnh báo trong một bài viết đăng tải từ hồi tháng 9/2015. Tờ báo này cho biết đây đều là những thông tin lừa đảo, sai sự thật, không bắt nguồn từ bất kỳ một cơ quan ngôn luận, cũng như từ chính Facebook.
Trước đó, Facebook đã có một thông báo vào năm 2012  đề cập tới vấn đề này, nói rằng "Bất cứ ai sử dụng Facebook đều sở hữu, cũng như có quyền kiểm soát nội dung và thông tin mà họ đăng tải, như đã nêu trong các điều khoản. Đó là chính sách của chúng tôi và nó luôn như vậy".

Business Insider cảnh báo về vấn đề tương tự trong một bài viết đăng tải hồi tháng 9/2015.

Do vậy, có thể khẳng định rằng Facebook không hề đưa ra thông báo nào yêu cầu người dùng phải chia sẻ, cũng như không có chuyện phải trả phí để đưa tài khoản về trạng thái riêng tư.

Người dùng mạng xã hội cần lưu ý rằng hoàn toàn không cần thiết và cũng không nên chia sẻ những thông tin nêu trên. Thay vào đó, chúng ta hãy nhấn nút "Gửi phản hồi về bài viết này" nếu phát hiện thấy bài viết khả nghi, chứa thông tin sai sự thật, để hạn chế việc lan truyền đối với tin đó.
Nguyễn Nguyễn (Dân trí)

Mỹ: Cảnh sát cấm người dân quay hình nơi công cộng




Ngày 1/10/2007, Simon Glik, luật sư bang Massachuset, trông thấy ba viên cảnh sát thành phố bắt giữ một người đàn ông. Lo ngại cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức, Simon Glik rút điện thoại ghi hình từ khoảng cách 3 m trong yên lặng.
Khi vụ bắt giữ kết thúc, cảnh sát tiến lại hỏi Simon Glik lúc ghi hình có kèm ghi âm không. Sau câu trả lời "có", anh lập tức bị bắt, dẫn giải về đồn cùng với người đàn ông kia.
Simon Glik bị cáo buộc quấy rối trật tự, giúp đỡ tù nhân đào tẩu, và có hành vi phạm vào Đạo luật Chống nghe lén của bang Massachuset.
Trước khi ra tòa, phòng công tố bãi bỏ cáo trạng Giúp đỡ tù nhân đào tẩu do thiếu căn cứ. Khi phiên xét xử được mở, thẩm phán bãi bỏ tội Quấy rối trật tự vì dù cảnh sát không hài lòng khi bị ghi hình trong quá trình bắt giữ nghi phạm song điều đó không làm cho hành động quay phim trở thành tội phạm. Tội Nghe lén cũng bị hủy vì Simon Glik quay phim công khai, trong khi đạo luật Chống nghe lén chỉ cấm ghi âm bí mật.
Sau khi cáo trạng bị bãi bỏ, Simon Glik gửi đơn khiếu nại tới Sở Cảnh sát Boston nhưng không được xử lý. Ngày 5/2/2010, Simon Glik khởi kiện thành phố Boston và những cảnh sát bắt giữ mình.
Phía bị đơn phản bác, cho rằng công chức thi hành công vụ được miễn trừ trách nhiệm khỏi bị kiện.
Vụ việc được Tòa Kinh lý thứ nhất thụ lý giải quyết. Hội đồng thẩm phán thống nhất rằng nếu việc quay phim được thực hiện trong thời gian, địa điểm và cách thức hợp lý, người dân có quyền ghi hình cảnh sát khi họ đang thực hiện nhiệm vụ ở không gian công cộng. Đây là cách công dân thực hiện quyền giám sát.
Trong trường hợp này, Simon Glik đứng cách xa không cản trở cảnh sát, không vi phạm vào quy định pháp luật khác nên hoàn toàn được phép thực hiện quyền tự do biểu đạt trong Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Mỹ. Hành động bắt giữ của cảnh sát vi phạm vào quyền hợp pháp của nguyên đơn và vì thế không được miễn trừ trách nhiệm.
Arstechnica đưa tin, sau khi có phán quyết, vào 2012, thành phố Boston nhận lỗi và bồi thường cho Simon Glik số tiền 170.000 USD để hòa giải. Hai cảnh sát liên quan phải chịu kỷ luật khiển trách và bị tạm cho nghỉ việc. Thành phố Boston cũng đã thay đổi cách tiếp cận, chỉ đạo không bắt giữ người ghi hình cảnh sát làm việc tại nơi công cộng.
Người dân Mỹ được quyền ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ ở nơi công cộng.

Đây lần đầu tiên trong thời đại smartphone, một tòa án liên bang Mỹ công nhận quyền ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ của công dân. Nhiều Tòa Kinh lý khác (như Tòa Kinh lý thứ năm, thứ 7, thứ 9 và thứ 11) cũng dần đưa ra phán quyết theo hướng bảo vệ công dân khỏi bị bắt giữ khi quay phim cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Phạm vi thẩm quyền của các tòa này hợp lại đã bao phủ một nửa số bang ở Mỹ và khoảng 60% dân số, theo The Atlantic. Hiện, chưa có tòa án phúc thẩm liên bang nào ra phán quyết phủ nhận sự tồn tại quyền ghi hình cảnh sát của công dân.
Tuy vậy, theo Nolo, người dân chỉ được thực hiện quyền ghi hình công chức trong thời gian, địa điểm và theo cách thức hợp lý. Nếu hành vi ghi hình cản trở hoặc ảnh hưởng tới công việc (ví dụ như người cầm camera đứng quá gần hiện trường vụ án hoặc có lời lẽ kêu gọi kích động bạo lực), cảnh sát có quyền yêu cầu ngừng ghi hình và thậm chí là bắt giữ.
Ngoài ra, quyền ghi hình công chức không đồng nghĩa với việc người dân được đồng thời vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như trong quá trình quay, người dân không được đột nhập trái phép khu vực được bảo vệ, quấy rối cảnh sát, hoặc gây rối trật tự... Việc bắt giữ chỉ bị coi là bất hợp pháp nếu đủ căn cứ chứng minh có mục đích trả đũa người dân và dập tắt đoạn ghi hình.
Hệ thống tòa phúc thẩm liên bang Mỹ được chia làm 13 Tòa Kinh lý, mỗi tòa có thẩm quyền với một khu vực. Cấp tòa này là tòa trung gian, dưới tòa tối cao liên bang và trên tòa sơ thẩm liên bang. Quyết định của tòa phúc thẩm liên bang có giá trị đứng thứ hai trong hệ thống quy định pháp lý của Mỹ, chỉ sau tòa tối cao.
Quốc Đạt (vnexpress)