2019/01/09

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong sẽ ra sao khi Luật An ninh mạng có hiệu lực

Con đường phía trước

Đây là câu hỏi thường trực trong đầu tôi khi xem bài giảng “Lễ cầu nguyện cho thánh lễ công lý và hòa bình” ngày 30/12/2019, ngay trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực. Nghe bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, tôi nghĩ rằng, không chỉ tôi mà rất nhiều người dân Việt Nam sẽ bức xúc trước luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Ngọc Nam Phong về tình hình trong nước.

Khi cả nước đang nức lòng với những thành tựu đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng thời gian vừa qua do Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu tiến hành, thì Nguyễn Ngọc Nam Phong lại cho rằng, đó là “mị dân”, dối lừa người dân vì thực chất nó "là cuộc đấu đá nội bộ kéo dài, nhằm tranh chấp quyền lực của các nhóm lợi ích, đang tiếp tục khẳng định thể chế chính trị tại Việt Nam hiện nay không phải là một thể chế chính trị vì dân, vì Nước, vì thiện ích chung của quê hương dân tộc". Thử hỏi xem, khi việc bắt giữ, khởi tố các quan chức tham nhũng diễn ra liên tục, tuần nào cũng có quan chức cao cấp bị xử lý thì đó liệu có phải trò mị dân hay không hay đó thực sự là quyết tâm làm trong sạch bộ máy nhà nước thực sự.

Ngông cuồng hơn, Nguyễn Ngọc Nam Phong còn cho rằng “Chủ nghĩa xã hội là mảnh đất màu mỡ của tham nhũng và là cơ chế của tham nhũng”. Đây là một điều phi lý, bởi lẽ, tham nhũng không phải chỉ tồn tại ở một quốc gia, một chế độ nào, mà nó tồn tại ở mọi chế độ bởi vì “tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”. Không ở một quốc gia nào trên  thế giới tự tin rằng mình xóa bỏ hoàn toàn tham nhũng cả.

Trong bài giảng lễ, khi nói về luật An ninh mạng, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cho rằng, “việc ban hành luật an ninh mạng cho thấy nhà nước không thực tâm chống tham nhũng”, “không cho phép chúng ta lên tiếng để chống bất công”. "Luật An Ninh Mạng sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2019 – ngày cả thể giới cầu nguyện cho Hòa Bình, một lần nữa cho thấy, tại Việt Nam, các quyền cơ bản bất khả xâm phạm mà Tạo Hóa ban cho mỗi người đang tiếp tục bị vi phạm một cách có hệ thống và đất nước này tuy có độc lập, nhưng chưa phải là một quốc gia hòa bình;”. Xin thưa rằng, hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc,… đều đã ban hành Luật An ninh mạng, nhằm bảo vệ chủ quyền không gian mạng Internet. Nó không hề cấm người dân lên tiếng chống tham nhũng, mà về bản chất, nó bảo vệ người dân trước những tin đồn thất thiệt (fake news), những kẻ lừa đảo trên mạng Internet. Trong Luật An ninh mạng vừa có hiệu lực, không hề có bất cứ một dòng nào đề cập đến việc cấm người dân phát ngôn chống tham nhũng cả, mà chỉ cấm những kẻ lợi dụng Internet để đưa tin đồn sai sự thật, chia rẽ dân tộc, tôn giáo,.. mà thôi.

Rõ ràng, hành vi của Nguyễn Ngọc Nam Phong trong buổi Lễ cầu nguyện cuối năm tại nhà thờ Thái Hà đã xuyên tạc nghiêm trọng tình hình kinh tế, chính trị ở trong nước, thậm chí ở mức phải xử lý hình sự. Liệu rằng khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, Nguyễn Ngọc Nam Phong liệu còn dám cuồng ngôn như vậy được hay không?

1 comment:

Thiết bị âm thanh trường học said...

Luật An ninh mạng ra đời thì các nhà dân chủ cuội treo mỏ