2019/01/08

Vì sao giới zân chủ quyết liệt bảo vệ cứ địa "vườn rau Lộc Hưng"?

Loa Phường

Sáng 04/01/2019, chính quyền phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM đã đẩy mạnh việc giải tỏa khu đất "vườn rau Lộc Hưng" trên địa bàn này bằng cách cắt điện, phá các công trình xây dựng trái phép trên khu đất, và bắt tạm giữ một số đối tượng có động thái ngăn cản. Đáp lại, nhiều hội đoàn, cá nhân chống đối trên địa bàn TP.HCM đã tuyên truyền rằng chính quyền địa phương đang "cướp mảnh đất vàng" "của giáo dân", để bán lấy lợi nhuận.

Hiện nay, dư luận chính thống và phi chính thống đang kể 2 câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của khu "vườn rau Lộc Hưng". Giới chống đối tuyên truyền rằng đây vốn là một khu đất hoang, mà một nhóm người Công giáo di cư vào miền Nam năm 1954 đã có công khai khẩn. Sau năm 1975, nhóm nông dân này tiếp tục trồng rau trên mảnh đất đó, và đã nộp thuế đầy đủ, có ghi nhận bằng biên lai. Năm 1999, trên tinh thần của Luật Đất đai sửa đổi Chỉ thị 24/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, nhóm nông dân này lên Ủy ban Nhân dân Phường và Quận để xin xác nhận quá trình sử dụng đất. Tuy nhiên, Ủy ban từ chối xác nhận và khuyên họ về canh tác như bình thường, vì ai cũng biết họ đang trồng rau trên khu đất này, và khu đất không nằm trong diện quy hoạch. Tuy nhiên, khu đất này rơi vào diện quy hoạch vào năm 2001, và đến năm 2002 nhóm nông dân mới được thông báo về việc đó.
Trong khi đó, bản "Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát vụ việc khiếu nại của các hộ dân canh tác trên khu đất vườn rau tại phường 6, quận Tân Bình", do UBND TP.HCM đưa ra ngày 20/06/2016, lại thuật lại nhiều tình tiết khác trong vụ việc này. Theo đó, vào thời Pháp thuộc, toàn bộ khu đất này vốn được dùng làm đài ăng-ten, chứ không phải là đất hoang hóa. Sau đó, khu đất được Nha Giám đốc Viễn thông của chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ dùng làm đài ăng-ten. Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đã thay mặt Giáo xứ Lộc Hưng làm giấy, xin mượn phần đất trống giữa các cột ăng-ten để trồng rau. Đơn vị đồn trú Pháp cho phép họ trồng rau vào ban ngày, còn ban đêm không được vào khu vực. Từ năm 1977, phần đất này tiếp tục được dùng làm Đài Phát tín, lần lượt dưới quyền quản lý, sử dụng của của Trung tâm Viễn thông 3, Tổng Cục Bưu điện TP.HCM và Bưu điện TP.HCM. Năm 2001, UBND TP.HCM giao khu đất này cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành, để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại phường 6, quận Tân Bình. Tuy nhiên, nhóm nông dân trồng rau ở đây không nhận tiền giải phóng mặt bằng, tiến hành khiếu kiện đông người, khiến khu đất trở thành điểm nóng về an ninh trật tự. Năm 2008, UBND TP.HCM giao khu đất này cho UBND phường Tân Bình để xây dựng công trình công cộng, không có chức năng ở, và chỉ nhằm phục vụ người dân trong khu vực. Năm 2013, phường Tây Bình được chấp thuận cho dùng khu đất này để xây trường công. Tuy nhiên, một số hộ gia đình ở đây đã xây dựng công trình bán kiên cố để chiếm dụng trái phép khu đất này cho đến thời điểm hiện tại.
Như vậy, theo báo cáo của UBND TP.HCM, "vườn rau Lộc Hưng" không phải là khu đất hoang mà nhóm giáo dân ở đây có công khai phá, và hiện không có lợi nhuận phát sinh từ việc giải phóng mặt bằng khu đất. Ngoài ra, từ năm 1977, khu đất này đã thuộc quyền quản lý, sử dụng của các cơ quan Nhà nước.
Bên cạnh đó, một số nguồn tin khác cũng cho thấy trong quá trình dựng hàng rào để chiếm dụng khu "vườn rau Lộc Hưng", nhóm giáo dân ở đây đã cung cấp địa điểm hội họp, tổ chức khóa học, in tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các đối tượng chống đối. Họ cũng cung cấp chỗ ở cho một số cá nhân chống đối như Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Đoan Trang, khi các đối tượng này đang trốn tránh sự giám sát của pháp luật.
Vì lý do này, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã tích cực tuyên truyền chống việc giải phóng mặt bằng hôm 04/01/2019 vừa qua. Số này bao gồm các nhân vật Công giáo chống đối như linh mục Lê Ngọc Thanh, các cá nhân chống đối từng trốn trong vườn rau như Phạm Đoan Trang, Phạm Thanh Nghiên, các cây bút chống đối ở TP.HCM như Sương Quỳnh...
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy các tổ chức, cá nhân chống đối đang che giấu một lượng lớn thông tin gây bất lợi cho họ trong vụ "vườn rau Lộc Hưng". Họ cố tạo ấn tượng sai lầm rằng đây là khu đất của nhóm giáo dân, trong khi nó vốn là bãi ăng-ten của chính quyền Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, từ năm 1977 đến nay do Bưu điện Thành phố nắm quyền sử dụng và quản lý. Họ tuyên truyền rằng chính quyền địa phương muốn "cướp mảnh đất vàng" vì lợi nhuận, trong khi khu đất đang được quy hoạch để xây trường học. Và họ tỏ ra là người ngoài cuộc trong vụ việc này, trong khi họ vừa hưởng lợi từ khu đất, vừa là một trong những lý do quan trọng khiến chính quyền địa phương phải đẩy nhanh việc cưỡng chế.

1 comment:

Chọn mua loa cột treo tường said...

Bọn phản động luôn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động và chống phá đất nước; vì vậy chúng ta phải cảnh giác