2016/11/30

TÔI TỪNG BỊ JB NGUYỄN HỮU VINH XUYÊN TẠC VỀ NHÂN THÂN - Truyền hình VTV ...

Dân Tộc Lớn Và Thái Độ Với Vấn Đề Nhỏ

Nguyễn Công Ích


Bài viết theo gợi ý của Bác Trần Chánh Nhân và dựa trên sự tổng hợp các ý kiến của huynh đệ. Phần gợi ý Bác có viết rằng:

“Dân tộc lớn:
Một dân tộc sẽ trở nên vĩ đại nếu từng người dân biết không chấp nhận những điều sai nhỏ nhặt. Những điều sai nhỏ nhặt đó là gì?
- một mảnh rác rơi bên đường
- một sản phẩm soi kính hiển vi lên còn lỗi
- một chiếc ghế ngồi chưa được 5 phút đã khó chịu
- một câu nói chưa đẹp lòng nhau
- một cụ già muốn băng qua đường không ai dẫn giúp
- đồ cá nhân gia đình đặt lấn lề đường dành cho người đi bộ
- sau cơn mưa vẫn còn nước chảy từ cái ống trên mái nhà xối ướt người qua lại dưới đường
- một bài làm bị chấm điểm chưa chính xác
- một khúc bánh mì ăn dở bị vứt vào thùng rác
- rác nhựa bị dồn lẫn với rác phân hủy
- đứa bé đi đâu về chạy vội vào không chào khách
- bị chê trách chút là tự ái
Còn vô số những "điều nhỏ nhặt" trong cuộc sống mà từng người dân phải không chấp nhận nếu muốn xây dựng nên một dân tộc hùng cường.
Xin mời mọi người kể thêm cho phong phú vui vẻ ạ”.


Các bạn trẻ nhặt rác trên đường Nguyễn Huệ (TP.HCM) khuya 30-4-2015. Ảnh T. Long

Thưa Bác, thưa quý huynh đệ.

Một dân tộc lớn là dân tộc có nhiều người biết tin nhân quả, luôn sợ điều tội và thích làm phước, có nếp sống vị tha, có tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc đó có niềm tư trọng không chịu hèn kém luôn vươn tới chinh phục thế giới bằng những kỳ tích vẻ vang, có những đóng góp xứng đáng vào sự văn minh tiến bộ của loài người, cho hoà bình của thế giới. Để được những điều to lớn đó, dân tộc đó phải tự hoàn thiện nhiều mặt bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Mọi người sống luôn để ý đến những điều nhỏ nhặt, không muốn làm buồn, làm phiền nhau; Các chuẩn mực đạo đức ở đây được tôn vinh…Nó ngược với lối sống xô bồ coi thường đạo lý sống theo bản năng, lấy mạnh được yếu thua, lấy sự khôn ngoan lừa lọc làm niềm tự hào, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị con người. Chê bai phỉ báng người tốt…Như vậy dân tộc lớn hay nhỏ ở đây không hiểu theo nghĩa là dân tộc có đông người hay giàu có mà nhìn trên khía cạnh văn minh đạo đức, bản sắc văn hóa, những yếu tố sẽ dẫn dắt và quyết định tương lai của dân tộc đó.

Dân tộc việt Nam của chúng ta cũng đã từng có những giai đoạn phát triển vẻ vang nhờ đó mà đã ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông…Đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, sức mạnh to lớn ấy có được chỉ có thể là sức mạnh toàn dân muôn người như một và là kết tinh của những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một dân tộc cần cù thông minh, sáng tạo không chịu khuất phục.. Tuy nhiên không biết có phải do chúng ta quá tự hào về những chiến công đó mà có những lúc chúng ta sao nhãng để đến nỗi bây giờ có nhiều mặt chúng ta bị tụt hậu…Khi đi tìm nguyên nhân của sự tụt hậu đó chúng ta có thể nhận thấy rằng bên cạnh sự nỗ lực của toàn dân thì chúng ta đã bị trì kéo bởi những thói quen có thể là do truyền thống hay sự tiêm nhiễm, tha hóa của một bộ phận người dân. Hay do toàn cầu hóa, do mở cửa mà những phong cách lối sống xa lạ đã tràn vào. Mặc dù ta có cảm giác chúng là nhỏ nhặt, nhưng chính chúng là những trở ngại làm triệt tiêu đi sức mạnh chung. Gợi ý của Bác chính là cơ hội để chúng ta cùng ngồi lại nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm nhìn nhận những lỗi này mà cùng nhau, giúp nhau sửa chữa để xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ, đạo đức để cả dân tộc ta cất cách bay lên thành một dân tộc lớn. Những lỗi kể ra đây không nhằm chỉ trích ai, nhưng ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Xin liệt kê một số điều sai sót, lỗi nhỏ nhặt mà mọi người hay mắc phải là:

1. Tâm đố kỵ hẹp hòi, ghen ăn tức ở. Thay vì vui mừng với thành công của mọi người thì lại tỏ ra khó chịu khi có ai hơn mình, phủ nhận công lao của người khác. Điều này làm triệt tiêu các nỗ lực sáng tạo. Chỉ vì tâm lý này mà người ta ưa nói xấu nhau, thích rỉ tai làm mất uy tín lẫn nhau gây ra sự chia rẽ, mất đoàn kết. Thay vì thấy lỗi của mình để hoàn thiện bản thân thì nhiều người thích phê phán kêu ca phàn nàn chỉ trích đủ điều.

2. Tính tự ái, nhiều người hay lầm tư ái với tự trọng cho nên mỗi khi có ai phê bình góp ý cho dù rất chân thành thì họ cũng cho là bị chê trách, nói xấu bất công rồi nổi giận không chịu tiếp thu để sửa chữa vì vậy không thể tiến bộ được. Tệ hơn là họ quay ra bất mãn chống đối lại người đã góp ý cho mình.

3. Thói quen lười biếng làm việc cầm chừng, tư tưởng của người làm thuê. Tâm lý tự mãn với những thành công nhỏ. Làm việc nặng về kinh nghiệm thói quen, dễ hài lòng với kết quả nào đó, không áp dụng được tư tưởng: “như thế vẫn chưa đủ” để đạt đến sự hoàn thiện. Kỷ luật lao động kém, hay đi muộn về sớm, không tuân thủ các quy tắc an toàn trong công việc vì vậy dễ xảy ra tai nạn lao động. ”. Những điều này làm cho năng suất lao động của chúng ta kém hàng hóa sản xuất ra chất lượng chưa cao. Còn có nhiều người coi thường lao động chân tay, chạy theo bằng cấp mà chưa chú ý đến kỹ năng làm việc và tính chuyên nghiệp.

4. Mê tín, cầu danh lợi cho nhiều mà không muốn bỏ công sức. Ta có thể thấy điều này qua những nơi thờ tự đền miếu, người ta tranh giành cướp ấn, chen nhau cầu xin vào các dịp lễ, đốt quá nhiều vàng mã để mong được tài lộc…

5. Ưa thích hưởng thụ: nhiều người ưa thích đi quán nhậu karaoke vũ trường, thích ăn thịt thú rừng như là cách thể hiện đẳng cấp…Là một nước nghèo mà số bia rượu tiêu thụ tính trên đầu người đứng đầu thế giới.

6. Tâm lý sính ngoại, dùng hàng ngoại bắt chước cả những thói quen, những điều không tốt của nước ngoài như: ăn mặc hở hang khêu gợi, truyền bá các văn hóa phẩm độc hại đồi trụy.

7. Dễ vào hùa với cái xấu do tâm lý đám đông mà ít chịu suy xét thấu đáo. Không dám phê phán cái xấu, hay “dĩ hòa vi quý”, dễ người dễ ta, ai sao tôi vậy.

8. Hay sĩ diện hão, thích phô trương hình thức phù phiếm, các đám ma, chay cưới xin nhiều nơi biến thành những hủ tục khiến cho ai cũng thấy nặng nề hình thức tốn kém mà vẫn phải theo. Tâm lý đua đòi thích làm nổi, thích khoe khoang đã làm cho một bộ phận giới trẻ đua nhau mua sắm xe, điện thoại đắt tiền như là cách thể hiện lối sống sành điệu. Khi ăn bỏ thừa thức ăn để chứng tỏ là "sang"?

9. Nhiều bậc cha mẹ nuông chiều con thái quá, không dạy cho con tính tự lập mà chỉ lo đáp ứng những đòi hỏi của con, thậm chí khi con học xong cũng lo chạy chọt tìm kiếm những công việc nhàn hạ lương cao. Tư tưởng “hy sinh đời bố củng cố đời con”, cha mẹ cho rằng đời mình khổ rồi bây giờ phải để cho con được sung sướng hơn mình ngày xưa, cho con hưởng thụ quá sớm là một tư tưởng sai lầm dẫn đến hình thành một lớp trẻ ích kỷ lười biếng thích hưởng thụ hơn cống hiến.

10. Trong buôn bán kinh doanh, lợi nhuận đôi khi bị xem là mục đích tối thượng, chữ tín và chất lượng còn bị xem nhẹ, làm ăn theo kiểu phi vụ mà chưa chú trong xây dựng thương hiệu giữ uy tín lâu dài. Tình trạng chặt chém, ép giá đối với khách du lịch làm xấu đi hình ảnh đât nước và làm cho ngành du lịch bị mất khách. Sản xuất kinh doanh các thực phẩm không an toàn, mất vệ sinh.

11. Không trân quý từng hạt cơm miếng bánh, sử dụng lãng phí điện nước và các tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như chai nước uống mới hết nửa chai rồi bỏ lại không ai dám uống phải bỏ đi. Khi tắm rửa xối nước áo ào hặc rửa xe xịt nước rất lãng phí...

12. Tỷ lệ người hút thuốc ở nước ta thuộc hàng cao nhất thế giới, không chỉ tiêu tốn tiền bạc làm thất thoát ngoại tê của quốc gia (do nhập thuốc lậu) gây ảnh hưởng sức khỏe cho những người trực tiếp hút mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

13. Ý thức bảo vệ môi trường sống chưa cao, chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn để tái chế. Chưa coi rác như một tài nguyên quý giá. Còn sử dụng nhiều xà bông gây ô nhiễm các dòng sông. Thật là xót xa khi nhìn những dòng sông đen hôi và đầy rác.

14. Ý thức bảo vệ các ông trình công cộng và tài sản công chưa cao. Nhiều khi vì tham lam cá nhân dẫn đế thiệt hại lớn cho nhà nước

15. Ý thức chấp hành luật pháp nhất là luật giao thông còn kém. Theo thống kê, nước ta cũng là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đứng hàng đầu của thế giới. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể mà chúng ta thường hay gặp.

- Bóp còi xe inh ỏi khi không cần thiết, khi đi qua bệnh viện trường học, ở điểm dừng xe. Lạm dụng việc sử dụng xe, nhiều khi đi quãng đường ngắn mà vẫn dùng xe thay vì đi bộ.

- Tổ chức đua xe. Chạy xe lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, không tuân thủ các biển báo giao thông.

- Khi chạy xe ở những nơi đường hẹp hẻm nhỏ vào buổi tối vẫn bật đèn chiếu xa, trang bị đèn quá sáng làm lóa mắt người chạy chiều ngược lại, có thể gây tai nạn.

- Chạy xe qua mặt người khác khi trời mưa không để ý làm văng nước lên mặt người đi sau.

- Vừa chạy xe vừa nói chuyện điện thoại.

- Các xe chở hàng cồng kềnh quá tải quá khổ lưu thông gây nguy hiểm cho người đi đường và các phương tiện khác

- Người buôn bán bày hàng hóa lấn chiếm lòng lề đường gây trở ngại giao thông…

16. Các quy tắc ứng xử văn minh nơi công cộng chưa được quy định đầy đù và bị xem nhẹ, chưa có hình thức xử phạt hay xử quá nhẹ không có tính răn đe và kèm theo sự giáo dục bắt buộc. Ở nhà trường chưa đưa vào giáo trình những tiết học về cách ứng xử cho học sinh một cách đầy đủ có hệ thống, và nhất là thiếu các buổi thực hành. Ở gia đình, nhiều bậc cha mẹ chưa làm gương cho con cái trong các quan hệ giao tiếp và ứng xử có văn hóa, đôi khi chính họ lại tạo cho con nhiễm những thói xấu…

- Mở nhạc ồn ào gây ảnh hưởng cho mọi người xung quanh, nhất là vào giờ nghỉ. Khi tham gia hội họp, nghe giảng không tắt chuông điện thoại làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

- Chen lấn xô đẩy, không chịu xếp hàng nơi công cộng.

- Vào nhà không chịu dắt xe mà cố rồ máy chạy vào.

- Mở máy lạnh để quá lạnh rồi sau đó tắm nước nóng gây lãng phí điện.

- Đàn ông mặc quần đùi ở trần ra đường, phụ nữ ăn mặc hở hang khiêu gợi. Bây giờ không hiểu sao phụ nữ mặc quần đùi ra đường còn nhiều hơn đàn ông.

- Bẻ cành hái hoa nơi công cộng.

- Khi tham gia các tiệc bup - phê thường lấy thức ăn quá nhiều ăn không hết. Văn minh trong ăn uống chưa chú trọng, gây khó chịu cho người khác.

- Hôi của cướp cạn khi có xe chở hàng bị tai nạn đổ hàng ra đường.

- Hễ có sự cố như tai nạn giao thông, đánh nhau, cãi nhau trên đường thì hình thành đám đông của những người hiếu kỳ vây quanh bình luận bàn tán gây khó khăn cho việc giải quyết gây ách tắc giao thông

- Gặp người đi đường hỏi đường nhiều người thờ ơ trả lời không chu đáo, thậm chí còn cố tình chỉ sai.

- Hút thuốc, vứt tàn thuốc không đúng nơi quy định.

- Vứt rác bừa bãi, ném rác xuống kênh rạch, miệng hố ga.

- Chửi thề nói tục, hoặc nói lớn tiếng oang oang ở những nơi cần sự yên lặng hay nơi tôn nghiêm.

- Khi ngồi thu chân lên ghế hoặc gác chân lên bàn. Thật là xấu hổ khi nhớ đến lời cha ông ta dặn: "Ăn trông nồi, ngồi trong hướng"

- Tiêu tiểu, khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng.

- Leo qua rào hay dải phân cách, băng qua đường không đúng nơi quy định.

- Mặc quần áo không trang nghiêm khi đi đến những nơi cần lịch sự (bảo tàng, nhà văn hóa) và nơi tôn nghiêm (chùa, lăng, đền miếu...).

- Các xe chuyên chở vật liệu, chất thải không che đậy để rơi vãi ra đường, và phớt lờ không dọn dẹp sau đó.

- Khi thi công trên đường không có đủ biển báo không che chắn, hố ga mở nắp không đậy gây tai nạn cho người đi đường.

- Nhiều gia đình có đám tang để quá lâu ban đêm kèn trống, tổ chức ăn nhậu gây ảnh hưởng cho khu phố.

- Đem xác thú vật mèo, chó, chuột lén bỏ ra đường, vứt xuống kênh thay vì phải đem chôn.

- Nuôi chó để chúng phóng uế ra đường mà không chịu dọn.

- Có những người hay nhóm thanh niên nào đó hay đi sơn hay vẽ lên tường những hình ảnh làm bẩn đường phố. Sơn các quảng cáo khoan cắt bê tông khắp nơi.

- Ở các chung cư ký túc xá, có nhiều người phơi treo quần áo làm mất mỹ quan đô thị.

- Khi có việc làm phiền đến người khác mà không báo trước không có biện pháp là giảm sự ảnh hưởng cho người bên cạnh (ví dụ một gia đình trong hẻm cần sửa nhà thì nên báo trước cho hàng xóm và bố trí thời gian công việc sao cho ít ảnh hưởng với mọi người).

- Không biết dùng lời xin lỗi và cám ơn đúng lúc để làm hài hòng người xung quanh.

Tóm lại, thật là đau lòng phải nêu ra đây những lỗi này, nó có thể làm cho nhiều người không hài lòng, nhưng tiếc rằng nó lại là sự thật. Chỉ mong rằng ai đọc bài này cũng chia xẻ được tâm nguyện mong muốn cho đất nước ta trở nên ngày càng văn minh tiến bộ. Lỗi nhỏ hay lớn thực ra cũng còn tùy thuộc vào quan niệm của từng người. Người ta thường cho rằng các lỗi nào mà không thể đưa ra tòa để xét tội không bị bỏ tù là nhỏ. Một người ở cạnh một cái quán suốt ngày mở nhạc ầm ĩ đến mức muốn điên cái đầu nhưng chủ quán hay những người khác, rồi tổ dân phố cũng thấy là bình thường, chuyện nhỏ, chỉ đến lúc người hàng xóm kia chịu hết xiết kiện ra tòa mới nên chuyện lớn. Đi muộn về sớm đối với doanh nghiệp được coi là lỗi lớn vì nó làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhưng với người nhân viên hay công nhân lại cho là nhỏ, họ viện đủ lý do nào là kẹt đường phải đưa, đón con đi học…Có những người quan niệm rằng lịch sự chỉ cần thiết ở những nơi sang trọng, đối đãi với khách quan trọng còn bình thường thì cứ bình dân xề xòa vẫn thoái mái hơn; Đó là quan niệm sai lầm, đành rằng chúng ta không quá câu nệ vào hình thức rườm rà nhiều quá nhưng lịch sự đối đãi với nhau chính là biểu hiện của lòng vị tha, là biểu hiện đạo đức mà nếu ta bỏ đi sẽ làm cho cuộc sống trở nên thô thiển thiếu tình người. Có nhiều người thường hay chửi thề nói tục, những người xung quanh nghe riết rồi quen, rồi cũng nói theo, thậm chí có người biết là bậy nhưng lại lý luận rằng thích nói như vậy cho nó bình dân, hòa đồng! Cái nguy hiểm là vì người ta cho là nhỏ là vụn vặt rồi thì không cần sửa không cần góp ý cho nhau, để mặc nó trở thành những thói quen xấu cho các thế hệ sau bắt chước, đến nỗi nhiều khi hành động tốt, người tốt lại bị coi là lập dị bị chế diễu.

Sở dĩ người ta hay coi các lỗi như trên là nhỏ là do họ không hiểu biết nhân quả mà thôi. Đức Phật dạy: “Phải thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt”. Phải có trí tuệ của bậc Thánh mới thấy hết được sự nguy hiểm ấy. Phàm phu chúng ta có thể xê xoa bỏ qua cho nhau, nhưng nhân quả công bằng thì không bỏ qua, lỗi nhỏ cũng là lỗi vì nó xuất phát từ sự ích kỷ, vô tâm không thương yêu quý trọng con người cùng muôn loài và môi trường sống. Một người hay phạm lỗi nhỏ thì rất có thể sẽ phạm lỗi lớn. Một người phạm lỗi có thể là nhỏ, quá nhiều người cùng phạm thì lỗi đó bị nhân lên. Lỗi nhỏ lặp đi lặp lại sẽ tích lũy thành lớn thì quả báo cũng không lường. Ví dụ một người bán hàng cố tình bán hàng giả kém chất lượng thì người đó có khác nào một kẻ lừa đảo, ăn cướp, nhưng họ vẫn sống phây phây, chỉ khi nào bị bắt đưa ra tòa người đó mới bị coi là có tội, nhưng nhân quả thì không có hiền như thế tất cả đã được ghi và tính sổ vào một lúc nào đó! Một người bất cẩn trong lời nói làm cho một đứa bé học theo, đứa bé hư hỏng cả cuộc đời vậy thì quả báo của lời nói đó đâu có thể nhỏ! Một lái xe sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe gây tai nạn cho mình và có thể cho nhiều người khác, gây ra đau khổ cho bao người …Tệ hại hơn nữa là nhiều khi người có lỗi lại hay tìm cách lôi kéo người khác cũng làm như mình cho có đồng minh. Ví dụ câu nói: “Trai vô tửu như cờ vô phong”đã biến bao nhiêu người hiền lành thành bợm nhậu làm tan cửa nát nhà bao nhiêu gia đình. Ở nhiều nơi khi biết một người ăn chay là có bao nhiêu tiếng xì xào nào là đạo đức giả, là ăn chay để cầu cái gì đó? Đến nỗi nhiều người ăn chay đành phải nói ra là ăn kiêng…Khi một kẻ làm sai người khác phê bình thì họ nói đấy là quyền tự do cá nhân, nhưng khi công kích người không muốn nhậu, người ăn chay họ lại đổi giọng cho những người này là không hòa đồng, thích hơn người…Như vậy những cái lỗi mà chúng ta thường coi là nhỏ thực sự cũng không nhỏ theo cả nghĩa đen vì nó có đồng minh là các thế lực thích duy trì sự bảo thủ trì trệ, lạc hậu ngăn cản không cho xã hội tiến bộ.


Một số cảnh sát trật tự Công an Đà Nẵng cùng các bạn trẻ thu dọn rác trên cầu Sông Hàn (Đà Nẵng) tối 28-4-2015. Ảnh Nguyễn Tấn Lập

Từ sự phân tích như trên chúng ta thấy rằng cần có sự thay đổi, loại bỏ những thói quen những lỗi nhỏ để hình thành các thói quen tốt, để làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn xã hội văn minh tiến bộ hơn. Để theo kịp thế giới về khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế chúng ta cần thời gian và tiền bạc công sức đầu tư nhưng việc chúng ta có thể làm và phải làm ngay là: Hãy nói không với cái xấu đã nêu và cố gắng làm các việc tốt để thể hiện sự yêu thương quý trọng con người. Mỗi chúng ta hãy tự sửa lỗi mình, không chịu sống đời tầm thường mà luôn hướng tới sự hoàn thiện; Làm những điều phước thiện thì cả xã hội ta sẽ trở nên tốt đẹp, dân tộc ta sẽ cất cánh bay lên thành dân tộc lớn, thành tấm gương cho cả thế giới ngay cả khi ta còn chưa mạnh, chưa giàu..

Tuy nhiên để sửa những lỗi nhỏ này tức là phải hình thành những thói quen tốt lại không phải là chuyện dễ dàng vì tất cả chúng đều có gốc rễ sâu xa từ nơi bản ngã của con người. Chúng ta tạm hình dung những lỗi lầm này như đám cỏ dại, cây gai đang đua nhau mọc lên chen lấn cạnh tranh hút hết màu mỡ của những cây trái mà ta đang vun trồng. Để diệt hoàn toàn cỏ dại, cây gai thì ta phải nhổ tận gốc, nhưng nhổ tận gốc thì rât khó, nhổ được cây này cây khác lại lên nhổ không kịp vậy thì không lẽ bó tay? Không, tạm thời ta phải chặt, cắt bỏ phần thân của chúng làm cho chúng suy yếu để cho cây trái ở trên phát triển cành lá sum xuê che không cho cỏ mọc rồi đến lúc chúng tự chết và chúng ta sẽ nhổ bỏ những gốc rễ của chúng. Trong xã hội của chúng ta cũng vậy để cho con người tự giác thì phải giáo dục đạo đức cho con người đó là sự nghiệp lâu dài. Còn các biện pháp mà nhà nước chính quyền có thể làm ngay là ban hành các quy tắc luật lệ cho rõ ràng để buộc mọi người thực hiện, xử phạt nặng những trường hợp vi phạm, các đoàn thể cùng vào cuộc, tổ chức những hoạt động thích hợp để tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của người dân. Trong công cuộc này những người con Phật chúng ta phải đóng một vai trò tích cực, bởi vì trong qúa trình tu tập đi đến giác ngộ giải thoát thì người Phật tử cũng phải bỏ đi những lỗi lầm tự hoàn thiện mình trở nên thánh thiện đóng góp đem lại an vui hạnh phúc cho cuộc đời. Chính vì thế đạo Phật không cho phép Phật tử sống hời hợt dễ dãi, cẩu thả mà phải sống sâu sắc trong từng phút giây, phải thấy lỗi và sửa lỗi mỗi ngày đó chính là tu phải không ạ?

Người viết: Bác Nguyễn Công Ích – Nhật Thiện Tâm, thư ký tổng đạo tràng Phật Quang.

MC PHAN ANH ĐỐI DIỆN VỚI LÀN SÓNG PHẪN NỘ

Nguồn: Vitalk.vn


Vừa lấy lại Facebook, Phan Anh đối diện "làn sóng" phẫn nộ dữ dội khi bị cho rằng sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích

Sau hơn một ngày bị nhóm hacker tấn công khiến trang cá nhân MC Phan Anh phải dừng hoạt động đột ngột, mới đây nam MC đã hào hứng chia sẻ việc vừa lấy lại được tài khoản facebook với người hâm mộ: "Phù vậy là em đã được trở lại. Mấy ngày không có facebook lại khỏe bà con cô bác ạ, làm được bao nhiêu là việc nhé!"

Những tưởng sự việc sẽ tạm lắng dịu sau nhiều ngày căng thẳng thì mới đây, ngay khi trang cá nhân MC Phan Anh hoạt động lại, rất đông cư dân mạng đã tiếp tục bày tỏ bức xúc liên quan đến việc sử dụng tiền từ thiện không đúng mục đích của nam MC. Cụ thể là việc Phan Anh vừa trích 2 tỉ từ 24 tỉ đồng thu được từ đợt quyên góp cho đồng bào miền Trung để gửi tặng quỹ Hiểu Về Trái Tim. Điều này đã gây ra một "làn sóng" phẫn nộ dữ dội trong cộng đồng mạnh thường quân từng chung tay với Phan Anh.






Dù đang phải hứng chịu khá nhiều áp lực từ dư luận nhưng MC Phan Anh vẫn kiên nhẫn giải đáp thắc mắc cho từng khán giả để họ hiểu hơn việc anh đang làm.

Bên cạnh những ý kiến tiêu cực, có không ít khán giả đã gửi lời động viên đến Phan Anh và mong anh hãy vững vàng vượt qua khó khăn này để tiếp tục giúp đỡ bà con nghèo khắp mọi nơi.

Mạng lưới Blogger Việt Nam nhìn lại một phong trào zân chủ

Loa Phường



Kết quả hình ảnh cho mạng lưới blogger việt nam


MLBVN từng có thời điểm dậy sóng trên không gian mạng với toàn gương mặt "sáng giá" của làng zân chủ như nhóm Đoan Trang-Nguyễn Anh Tuấn -Trịnh Hữu Long và nhóm được VOICE huấn luyện trở về như Nguyễn Hồ Nhật Thành, Phạm Lê Vương Các, Bùi Tuấn Lâm, Châu Văn Thi..., Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,  Nguyễn Hoàng Vi, Lã Việt Dũng - Nguyễn Lân Thắng - Đặng Bích Phượng...

Nhìn lại các chiến dịch Tuyên bố 258 do nhóm VOICE, ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, tấn công Việt Nam ở phiên UPR do VOICE làm nhạc trưởng, hay vụ Tôi muốn biết, We are One, hội thảo nhân quyền, cafe 258, biểu tình dịp 10/12 hàng năm...do Dân làm báo thuộc phe Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi...làm nhạc trưởng đều thất bại thê thảm. Lý do thất bại của từng chiến dịch đã bị cư dân mạng phơi bày và do chính đám nội Đoan Trang, Phạm Lê Vương Các, nhóm chống tra tấn, bạo hành...bộ tự chửi bới nhau đã rõ. Hậu quả là cả dàn VOICE rút lui khỏi tổ chức này không kèn không trống, một số rút ra làm nhóm riêng như Nhóm vận động Upr của  Đoan Trang, Phạm Lê Vương Các, nhóm chống tra tấn, bạo hành...Một số cốt cán của nhóm này như Bích Phượng còn viết bài thanh minh, mình chẳng liên quan tham gia đưa tuyên bố cho vui. Nguyễn Chí Đức quay lại lên án đám này độc tài. Nguyễn Lân Thắng từng tự hào về thành tích đu tường các tổ chức nhân quyền quốc tế, nay chửi rủa nhóm quanh đi, quanh lại vẫn tần ấy khuôn mặt lê lết từ chiếu nọ đến chiếu kia. Kẻ còn cầm chịch duy nhất nhóm Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) là Mẹ Nấm gấu bị đánh tơi tả chỉ vì giải thưởng 50 ngàn euros giành cho MLBVN bị cô này chiếm làm của riêng, nay cũng đã yên vị chờ ngày ra toà. MLBVN xem như đã đến ngày cáo chung. Còn vài mống loe ngoe như Phạm Thanh Nghiên, Vợ chồng Trịnh Kim Tiến và một số tay chân của Vũ Đông Hà xem ra chẳng có ai sáng sủa để phục dựng cái xác chết MLBVN đã đến hồi phân hủy.
 Đúng như Nguyễn Chí Đức từng nuối tiếc về MLBVN, đáng lý đây sẽ là tổ chức, phong trào mạnh nhất từ xưa đến nay. Nhưng thời huy hoàng đã vĩnh viễn ra đi kéo theo sự tan nát của cả phong trào zân chủ. Nguyên nhân bắt nguồn từ phương thức "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi về giày mả tổ" của phong trào. Giờ thủ lĩnh Nguyễn Quang A và nhiều trí thức, cộm cán của phong trào zân chủ này đã ngộ ra, con đường duy nhất là trở về với máng lợn cũ, quay về vận động dân mình, còn chả quốc tế nào quyết định hay can thiệp thay đổi chính trị Việt Nam hay bảo kê được cho chúng cả.

Ủng hộ Cấn Thị Thêu chỉ lèo tèo thế thôi sao

Biển Xanh

Kết quả hình ảnh cho cấn thị thêu


Cấn Thị Thêu nổi như cồn trên mạng xã hội facebook vì thành tích cầm đầu dân kiện cùn quậy tại các địa điểm công cộng. Đến nỗi mấy tay rân chủ ở Mỹ cũng bị lừa, đưa Cấn Thị Thêu vào danh sách nhận cái gọi là “Giải Nhân quyền năm 2016” cùng với Trần Ngọc Anh, dân khiếu kiện của Bà Rịa Vũng Tàu. “Giải nhân quyền năm 2016” của đám rận hải ngoại đã gây tranh cãi và khiến đám rận chủ trong nước tốn biết bao giấy mực. Một số rận chúa cho rằng, Cấn Thị Thêu với Trần Ngọc Anh chưa đủ tư cách nhận giải này vì toàn thấy đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân chứ có đấu tranh cho ai khác đâu; giá trị nhân quyền đòi hỏi tính phổ quát, chứ không phải cá nhân, vụ lợi như thế. Tạ Phong Tần còn đe sẽ trả lại “Giải” này cho Ban tổ chức nếu Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh được trao giải.

Rận chủ trong nước thì cũng tung hứng với mẹ con nhà Cấn Thị Thêu ghê gớm, vì rằng đến nay chỉ còn đám Dương Nội là nòng cốt trong các trò quấy hôi, bôi nhọ nên ca tụng mẹ con Cấn Thị Thêu đồng nghĩa  với việc đám rận chủ có thể lợi dụng đám dân kiện cùn Dương Nội để kêu gọi và ăn chặn tiền tài trợ gửi về. Khổ nỗi nội bộ đám rận chủ đang nát như tương. Sau trận đại chiến giữa đám anh giai Làng Tám: JB Nguyễn Hữu Vinh và bố con Mai Xuân Dũng, niềm tin vào đám rận chủ chúa của đám a dua a tòng bị giảm sút trầm trọng. Thế nên ngày 24/11/2016, Trịnh Bá Phương cúi đầu xin rất nhiều rận chủ nhờ họ ra mặt ủng hộ mẹ mình trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới ngày 30/11/2016, nhưng chỉ có lèo tèo 7 mống ra chớp nhoáng, hô vài câu èo uột, rồi giật tít để câu view.
Tối 27/11/2016, Trịnh Bá Phương đã có mặt tại Nhà thờ Thái Hà để mớm lời cho mấy lão linh mục “mất dạy”. Nhìn trong ánh nến thì tưởng rận chủ đông lắm. Nhưng phải thấy sự tuyệt vọng của Trịnh Bá Phương khi ra về mới thấy “lòng người đen bạc”. Chiêu trò lôi mấy Đại sứ quán ra dọa, rằng các tổ chức nhân quyền quốc tế sẽ gây áp lực đòi thả tự do cho Cấn Thị Thêu ngay tại phiên toàn để thu hút người tham gia ủng hộ của Trịnh Bá Phương cũng không ăn thua. Trịnh Bá Phương chua chát lắc đầu khi tâm sự với đồng đảng, Phương chỉ mong có được khoảng 40 – 50 người kéo đến ủng hộ như tại phiên tòa sơ thẩm mà thôi.
(https://www.facebook.com/truong.v.dung.73/videos/vb.100003901786714/835699369903448/?type=2&theater)

THÔNG NÃO CHO DÂN BIỂU ÚC CHRIS HAYES

Xứ Đoài


Ngày 24/11, trong bài phát biểu trước quốc hội Úc, dân biểu Chris Hayes đã lên tiếng về việc Việt Nam vi phạm nhân quyền khi bắt giữ ba blogger và nhà hoạt động nhân quyền là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài và Cấn Thị Thêu. Hành động này đã được tổ chức khủng bốViệt Tân đưa tin với niềm hân hoan nhiệt liệt, nhất là trong bối cảnh lũ rận chủ Việt đang run như cầy sấy trước kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vừa rồi. Rõ ràng lũ rận sẽ không còn đất sống, hoặc ít nhất cũng sẽ chẳng còn tiếng nói gì nếu như ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống ngày 20/1 năm tới (điều này gần như chắc chắn sẽ xảy ra) và việc quốc hội Úc “để tâm” đến Việt Nam chẳng khác nào một cơn mưa giải hạn. Tuy nhiên, đám rận chủcuội và bè lũ khủng bố Việt Tân có lẽ đã mừng hụt.

Chris Hayes chỉ là một dân biểu, ông ta chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong Quốc hội Úc. Bài phát biểu của ông ta cũng chỉ là một trong vô số các bài phát biểu của các dân biểu khác. Từ đó có thể thấy hai điều sau:

Thứ nhất, Quốc hội là đại diện cho tiếng nói của dân. Rõ ràng là người dân Úc không có thù hằn gì với Việt Nam và họ cũng chẳng có thời gian và tâm trí đâu mà quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Có chăng chỉ có một bộ phận rất nhỏ người mang quốc tịch Úc gốc Việt đang có tư tưởng phản quốc, mà cụ thể là lũ cờ vàng năm xưa đu càng Mỹ khi Sài Gòn được giải phóng năm 1975, hoặc là lũ phản động vì trốn tránh cơ quan an ninh Việt Nam mà phải trốn sang. Nếu Chris Hayes đại diện cho thiểu số này, thì ông ta chẳng có tư cách trở thành dân biểu, vì những gì ông ta nói ra không đại diện cho ý chí của nhân dân mà chỉ thể hiện quan điểm cá nhân thiển cận của ông.

Thứ hai, Quốc hội Úc thừa biết vấn đề nào là quan trọng để giải quyết. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến nước Úc, họ còn vô khối vấn đề cần phải cân nhắc tính toán. Với những con người ưu tú nhất nằm trong Quốc hội, họ sẽ không bao giờ cho phép mình lâm vào tình cảnh “khôn nhà dại chợ”, tức là họ sẽ dành thời gian và tiền bạc cho mỗi cuộc họp cho việc thảo luận giải quyết những vấn đề quốc nội hơn là phí phạm cho việc tham gia vào công việc của một nước thứ ba, nhất là khi vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam vốn đã quá rõ ràng và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lợi ích của nước Úc.

Còn nếu Quốc hội Úc vẫn chưa hiểu, thì xin thưa rằng bài phát biểu của Chris Hayes chỉ là một mớ xuyên tạc không hơn không kém. Không sai khi nói rằng chính ông ta đang thể hiện chính quan điểm thiển cận của mình chứ không phải là đại diện cho một tầng lớp giai cấp nào trong xã hội Úc cả. Hơn nữa, những sự cổ súy cho những kẻ như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Cấn Thị Thêu mà Chris Hayes đã phát biểu chứng tỏ ông ta còn là một kẻ kém hiểu biết.
Dân biểu Chris Hayes đã có một bài phát biểu thiển cận
Ai cũng biết rằng “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, nghĩa là nước nào cũng có luật pháp của nước ấy. Đương nhiên những kẻ vi phạm pháp luật của đất nước sẽ bị nghiêm trị. Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu đều là những kẻ đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Việt Nam. 

Đầu tiên là Nguyễn Văn Đài. Vốn xuất thân là một luật sư, với kiến thức chuyên môn của mình đáng ra hắn đã có thể trở thành một luật sư giỏi đóng góp công sức xây dựng đất nước. Thế nhưng, hắn đã đi ngược lại con đường mà bao nhiêu luật sư khác đã đi, trở thành một kẻ chống phá điên cuồng. Hắn đã từng bị bắt về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2007. Tưởng sau khi ra tù hắn sẽ cải tà quy chính, nhưng không. Bốn năm “bóc lịch” với hắn là chưa đủ. Với những nguồn tài trợ kếch sù từ các quan thầy hải ngoại, hắn lại tiếp tục con đường phạm tội của mình. Hắn liên tục xuyên tạc chính sách của Đảng và nhà nước, đòi đa nguyên đa đảng, vu cáo tình hình nhân quyền dân chủ ở Việt Nam. Như một hệ quả tất yếu, hắn đã bị bắt lần thứ hai với cùng tội danh trước đó.

Cấn Thị Thêu là một đối tượng khác. Ả vốn chẳng được học hành đến nơi đến chốn. Thế nhưng dưới sự kích động của các thế lực thù địch từ bên ngoài, nhưng mụ ta đã trở thành một con bài quan trọng trong âm mưu kích động nhân dân biểu tình của chúng. Dưới danh nghĩa là khiếu kiện đất đai, ả đã kích động tụ tập đông người, căng băng rôn, khẩu hiệu, chây ỳ gây mất trật tự tại các cơ quan hành chính nhà nước và địa điểm ngoại giao trong thời gian dài gây bức xúc cho nhân dân. Dù đã bị xử lý hành chính nhiều lần, nhưng với bản tính “thân lừa ưa nặng”, với sự tự tin có các thế lực thù địch chống lưng cùng với sự coi thường pháp luật một cách có hệ thống, mụ ta vẫn tiếp tục thách thức các cơ quan chức năng. Và cũng như Nguyễn Văn Đài, Cấn Thị Thêu đã bị bắt tạm giam về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.

Còn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một tên rận chủ đúng nghĩa. Mụ ta thường xuyên có những bài viết hoặc chia sẻ, cổ súy cho những bài viết xuyên tạc về tình hình đất nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, nhà nước, lợi dụng những vấn đề nhạy cảm như vụ cá chết ở Hà Tĩnh hay lợi dụng chiêu bài “chống Trung Quốc” để kích động người dân đứng lên biểu tình. Ả không đóng góp được gì cho đất nước mà chỉ chăm chăm nhận tiền của các thế lực thù địch để quay lưng lại với Tổ quốc, chống phá đất nước một cách điên cuồng. Ngày 10/10 vừa qua Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ.

Rõ ràng những kẻ trên đều là những kẻ đã vi phạm luật pháp và xứng đáng phải bị trừng trị. Luật pháp Úc cũng sẽ trừng trị những kẻ phản quốc, và cũng không có lý do gì những kẻ phản quốc ở Việt Nam lại đứng ngoài vòng pháp luật của nước Việt. Luật pháp Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do đó chúng ta hoàn toàn có quyền xử lý những kẻ vi phạm pháp luật. Dân biểu Hayes đã mắc một sai lầm lớn, mà đáng ra một người có vị trí như ông ta không được phép mắc phải.