Viễn
Trong những ngày qua, cùng với vụ đại chiến của làng “dân chủ” Việt thì cư dân mạng cũng rất quan tâm tới một câu chuyện khác đó là giải thưởng nhân quyền năm 2016 của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam. Theo thông báo của tổ chức này thì 4 tổ chức, cá nhân đã được lựa chọn trao giải đó là Võ An Đôn, Mạng lưới blogger Việt Nam, Cấn Thị Thêu và Trịnh Ngọc Anh.
Với 4 tổ chức, cá nhân này cư dân mạng quan tâm là thành tích của họ như thế nào mà vinh dự được nhận giải thưởng nhân quyền của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam.
Theo bản báo cáo thành tích đề nghị xét tặng giải thưởng của 4 tổ chức, cá nhân này thì thành tích của họ như sau:
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Năm 2013: công bố bản “Tuyên Bố 258” vận động quốc tế đòi xóa bỏ điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam về “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia", một hành động được coi là phản bội lợi ích dân tộc, bêu riếu làm xấu hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 2014: khởi xướng chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” với mục đích đòi công khai nội dung Hội nghị Thành Đô nhằm gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Đồng thời mở nhiều buổi café nhân quyền nhằm tụ tập các đối tượng chống đối chính quyền bàn thảo về cách thức hoạt động chống phá. Không những thế còn hô hào tổ chức nhiều cuộc tụ tập biểu tình trái pháp luật.
Năm 2015: Cùng với một số hội đoàn khác, khởi xướng chiến dịch Nhân quyền “We Are One”, nêu yêu sách đòi trả tự do cho các đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật hiện đang bị bắt giữ xử lý.
Năm 2016: Lợi dụng sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung để kích động người dân tụ tập biểu tình tuần hành trái pháp luật, gây mất ổn định an ninh trật tự.
Các thành viên MLBVN đều là các đối tượng chống đối chính quyền cộm cán, vi phạm pháp luật nhiều lần như Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Dương Đại Triều Lâm, Trịnh Kim Tiến
Bà Trịnh Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu:
Cả hai đều có bảng thành tích tương đối giống nhau, đó là có quá trình dài là khiếu kiện lì và kiếu kiện dài ngày. Tài năng nổi bật là kích động và tổ chức người dân khiếu kiện tập thể, khiếu kiện dài ngày gây mất ổn định an ninh trật tự tại các thành phố lớn. Sau này, khi lĩnh vực “dân oan” bắt đầu có nhận được tiền tài trợ thì hai bà Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu trở thành những người chăn dắt dân oan để kiếm tiền. Thành tích đáng kể nhất chính là các án tù về tội Gây rối trật tự công công. Bà Trần Ngọc Anh đã từng bị phạt 15 thang tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng” còn bà Cấn Thị Thêu thì đã từng vào tù hai lần, một lần về hành vi chống người thi hành công vụ và một lần là hành vi gây rối an ninh trật tự.
Ông Võ An Đôn:
Thành tích của ông này không có gì nổi trội cho lắm ngoài việc chuyên nhận lời bào chữa cho các đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật, bị pháp luật xử lý như Nguyễn Viết Dũng. Tuy nhiên về cơ bản các vụ ông tham gia bào chữa đều thất bại. Ngoài ra ông còn được biết đến với việc ra tự ứng cử đại biểu Quốc hội nhưng nhận thất bại cay đắng từ vòng hiệp thương khi bị nhân dân bất tín nhiệm. Bên cạnh đó, có thể kể tới những hoạt động viết bài và trả lời phỏng vấn trên mạng với nội dung sai sự thật, tuyên truyền chống Nhà nước.
Nhìn vào thành tích kê khái xét tặng giải thưởng của các ứng viên trên đều thấy có một điểm chung. Đó là cái gọi là thành tích hoạt động nhân quyền của họ đều là các hoạt động chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật.
Vậy thì giải thưởng này có đúng là giải thưởng nhân quyền. Chắc chắn cũng không thể là giải thưởng nhân quyền mà bản chất là một sự cổ súy, hậu thuẫn cho các đối tượng chống đối chính quyền trong nước của tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam.
No comments:
Post a Comment