2016/11/28

NÓI VỀ VỤ NGUYỄN VĂN ĐỨC ĐỘ CHO THẤY CÁI NGU CỦA ĐÁM ĂN THEO

Thời gian vừa qua, khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, khởi tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Điều 88 Bộ luật hình sự thì các luật sư, các nhà dân chủ liền lấy vấn đề Cơ quan An ninh điều tra, Viện kiểm sát không chấp nhận việc tham gia bào chữa của các luật sư để công kích, xuyên tạc sự thật, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực.
Tương tự như vậy, hôm 25/11 vừa qua, nhân vụ án Nguyễn Văn Đức Độ bị bắt, khởi tố về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân – Điều 79 Bộ luật hình sự và việc Cơ quan An ninh điều tra, Viện kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận việc tham gia bào chữa của Luật sư cho bị can thì các lá cải lề trái đã tung ra những thông tin luận điệu xuyên tạc hết sức tráo trở với tiêu đề “Viện Kiểm Sát từ chối quyền mời luật sư bào chữa của anh Nguyễn Văn Đức Độ” và nhiều lập luận vu cáo chính quyền, xuyên tạc sự thật.
NÓI VỀ VỤ NGUYỄN VĂN ĐỨC ĐỘ CHO THẤY CÁI NGU CỦA ĐÁM ĂN THEO
Liên quan đến bài viết này, tác giả có một số ý kiến như sau:
Trước hết, như trên đã nêu, quyền bào chữa là quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Hiến Pháp năm 2013 thì Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Trên cơ sở đó, Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định về quyền bào chữa: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.Quyền này tiếp tục được hoàn thiện và quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.
Tuy nhiên, thực hiện các quyền này phải dựa trên quy định của pháp luật. Việc tham gia của người bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.” Thực hiện quy định này, khi luật sư Đặng Đình Mạnh – văn phòng luật sư Đặng Đình Mạnh có yêu cầu đề nghị tham gia bào chữa cho Nguyễn Văn Đức Độ thì Cơ quan An ninh điều tra đã có thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa vì bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, có nhiều thuật ngữ trong bài viết cho thấy người viết chẳng có chút kiến thức nào về pháp luật cả. Chẳng hạn: “Sau khi được truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế quan tâm vụ việc, cơ quan an ninh điều tra công an TP HCM thay vì nhận lỗi khi đã bắt trái phép và đánh đập, tra tấn dã man đối với công dân Nguyễn Văn Đức Độ, thì cơ quan an ninh điều tra công an TP HCM đã kết tội Nguyễn Văn Đức Độ "hoạt động lật đỗ chính quyền nhân dân", theo điều 79 BLHS.” Việc Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt, khởi tố, điều tra thì đó không phải là kết tội mà đó là sự buộc tội. Còn kết tội là quyền thuộc về Tòa án mà cụ thể là Hội đồng xét xử. Hay “Chỉ vì không hợp tác khi bị bắt oan, được truyền thông và các tổ chức nhân quyền quan tâm, ngay lập tức Nguyễn Văn Đức Độ bị cơ quan an ninh điều tra công an TP HCM ra quyết định tạm giam đối với công dân Nguyễn Văn Đức Độ không thông báo thời gian tạm giam là bao lâu”. Nguyễn Văn Đức Độ bị tạm giam nhưng lý do phải trên cơ sở pháp luật quy định chứ đâu phải “chỉ vì không hợp tác khi bị bắt oan”?. Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam
Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.”
Với quy định này cho thấy, Nguyễn Văn Đức Độ phạm tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nên việc Cơ quan An ninh điều tra áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với Nguyễn Văn Đức Độ là hoàn toàn dựa trên quy định của pháp luật.
Không những bài viết thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế mà còn thể hiện cái nhìn lệch lạc chủ quan của tác giả. Bài viết toát lên việc vu cáo chính quyền, vu cáo Cơ quan An ninh điều tra như “Không hợp tác với công an khi bị hỏi cung, đã bị cơ quan an ninh điều tra công an TP HCM số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh tra tấn dã man, mặt mày bầm tím (theo những người bị bắt cùng ngày đã được tự do cho biết).” Nhưng lại chẳng có hình ảnh nào thể hiện điều đó, những người bị bắt cùng cũng chẳng nêu tên là ai, họ chứng kiến việc đó như thể nào. Tất cả chỉ là võ đoán theo chiều hướng đổ lỗi cho chính quyền, xuyên tạc sự thật.
Từ đó, tác giả có lời khuyên đối với các nhà dân chủ nếu không hiểu biết thì ngậm miệng mà nghe, chịu khó mà tìm hiểu kỹ trước khi phát ngôn vì nếu không nói thì người ta có ai bảo là câm đâu. Đừng cố tỏ ra nguy hiểm khi mình còn đang quá ngu.
Thành Nam

No comments: