2017/01/01

NGUỒN GỐC LÁ CỜ VÀNG CỦA CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA CŨ


Trong những năm qua, bè lũ phản động lưu vong và những kẻ có tư tưởng chống cộng luôn điên cuồn tìm mọi cách để chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng cả bạo động vũ trang và kích động về chính trị. Tuy nhiên sau sự phá sản của kế hoạch “Đông tiến 3” dưới sự chỉ huy củaHoàng Cơ Minh nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòathì các tổ chức phản động đã không còn dám có ý định bạo động vũ trang nữa mà chuyển sang các biện pháp kích động chính trị nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Để lấy chính danh cho các hoạt động của mình, chúng đã lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng hòa để đại diện cho các hoạt động của chúng.


Trước khi chỉ ra những tư tưởng sai lầm, ngu dốt của chúng người viết xin đưa ra một số dẫn chứng lịch sử về lá cờ qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam như sau:



Tại sao lại nền vàng là phổ biến?

Có thể thấy màu vàng hay nền vàng là màu phổ biến  trên lá cờ qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không phải không có những lá cờ nền đỏ (Cờ Tây Sơn, cờ triều Lê). Vậy tại sao lại là cờ nền vàng mà không phải là nền đỏ hay màu khác. Màu vàng là màu tượng trưng cho ngôi vua, cho quyền lực của chế độ và nhà vua phong kiến. Đặt trong bối cảnh lịch sử có thể dễ thấy được, những lá cờ trong giai đoạn phong kiến tính đến thời điểm nhà Nguyễn còn tồn tại thìđa số nền vàng chính là với mục đích đại diện cho quyền lực của thế lực phong kiến của gia tộc đang nắm trong tay ngôi báu. Mặt khác, xét về một góc độ nhất định, đó chính là sự chứng minh với phương Bắc về chủ quyền nước Việt trong các thời kỳ lịch sử.

Bè lũ phản động luôn cho rằng cờ vàng chính là lá cờ lịch sử và lá cờ đỏ sao vàng hiện tại đã phủ nhận sạch trơn lịch sử nước Việt.

Lại nói về “sự phủ nhận lịch sử”, ta có thể đặt ra một câu hỏi: Trong lịch sử triều đại sau phủ nhận triều đại trước, vậy thì nếu là một ông vua của triều đại vừa mới dựng lên liệu rằng ông vua đó có thể để lại dư âm của triều đại trước ngay trên lá cờ của triều đại mình hay không? Tất nhiên là KHÔNG!
Tuy nhiên, màu nền vàng vẫn luôn tồn tại trong các lá cờ qua các triều đại. Vậy thì giá trị của nền vàng được duy trì không phải là sự kế thừa các triều đại mà chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tượng trưng cho vương quyền phong kiến. Từ đó có thể khẳng định rằng việc bè lũ phản động luôn miệng gán ghép “màu vàng” hay “cờ vàng” là lá cờ đại diện cho dân tộc, lá cờ của lịch sử nước Việt rốt cuộc chỉ là sự gán ghép khiên cưỡng một cách bịp bợm, ngu dốt.

Lá cờ từ thời vua Thành Thái – vị vua chống Pháp???

Lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiên khởi đầu vào năm 1890 trong thời vua Thành Thái.Năm 1890, ngay khi Thành Thái vừa mới lên ngôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ được Vatican đạo diễn cho làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890).

Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân bị chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican truất phế vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng). Như vậy tuổi thọ của lá cờ vàng ba sọc đỏ lần thứ nhất chỉ có 26 năm. Vào năm này, chính quyền Bảo Hộ đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngai vàng. Bửu Đảo lấy vương hiệu là Khải Định và dùng cờ Long Tinh (có mầu sắc và thiết kế như đã nói ở trên) làm cờ hiệu. Cũng nên biết từ năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền vàng, viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu.

Trong lá thư viết tay đề ngày 17/11/1914 gửi cho Toàn Quyền Đông Dương của ông vua gỗ Thành Thái có đoạn: ".... vậy xin Đức dám quốc ra lòng công bình nhơn đức tha tội cho tôi đặn[g] về xứ sở tôi kẻo tôi bị đầy biệc xứ đã tám năm rồi mà tôi vẫn giữ phép tắc luôn luôn trung [thành] với mẫu quốc luôn luôn, trăm lạy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn này cho tôi với thì tôi cảm ơn quan lớn vô cùng. Theo đây tôi cũng có nhờ quan lớn làm phước trao dùm cái phong thơ chữ như mà tôi gửi cho triều đình Annam đặn[g] tôi xin về Huế. Trăm lạy quan lớn!"

Viết như thế thì còn gì là tư cách của một ông vua?

Về chuyện ông vua Thành Thái chống Pháp, nếu có, thì có lẽ là chống Pháp cho Vatican. Vua Thành Thái đã bị Vatican lợi dụng qua sự móc nối của ông Ca-tô Ngô Đình Khả, giống như Đảng Việt Nam Quang Phục (còn gọi là Đại Việt Phục Hưng Hội) của Hoàng Thân Cường Để và ông Ca-tô Ngô Đình Diệm.

Cũng nên biết, Pháp và Vatican tuy rằng đã cấu kết với nhau thành một Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cùng đánh chiếm và cùng thống trị Đông Dương, nhưng hai thế lực này là những kẻ đồng sàng và dị mộng, luôn luôn hục hặc với nhau và muốn hất cẳng nhau để nắm độc quyền cai trị Đông Dương. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi nhận trong bài viết Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc (tiểu mục C: Sự Chuyển Hướng Của Hội Truyền Giáo) như sau:

"Từ năm 1890, nếu không phải sớm hơn, một hiện tượng đặc thù xảy ra là sự rạn nứt giữa Hội truyền giáo và chính quyền thực dân Pháp, đưa đến những tranh chấp không ngừng, có thể gọi là “chiến tranh lạnh.”

Cuộc chiến tranh lạnh này đã khởi đầu từ ngày chủ nghĩa Cộng Hòa và khuynh tả thống trị chính giới Pháp, và chỉ tạm hòa hoãn trong giai đoạn 1895-1899, thường được biết như thời kỳ “ralliement” – tức chiêu hồi hay liên kết giữa hai phe Ki-tô và Cộng Hòa trung dung, để ngăn chặn ảnh hưởng phe tả khuynh. Từ năm 1899, Quốc Hội Pháp trực diện tấn công Giáo Hội bằng các Sắc luật năm 1901, 1904 và 1905, chính thức giải thoát xã hội Pháp khỏi sự kềm tỏa của thần quyền Ki-tô từ nhiều thế kỷ. Dưới thời chính phủ Emile Combes (1902-1904) của Khối Tả phái (Bloc des Gauches), tinh thần chống Giáo Hội ngày càng mạnh.

Một điểm nữa người viết muốn đề cập chính là hoàn cảnh sự ra đời lá cờ vàng ba sọc dưới thời Thành Thái.Thực ra, tin cờ vàng ba sọc có từ thời Thành Thái chỉ mới xuất hiện khoảng mười năm gần đây trên mạng. Sớm nhất trong tiếng Việt có lẽ là bài “ Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống ” của Nguyễn Đình Sài. Tác giả là một thành viên cao cấp của tổ chức Việt Tân (nay đã rời bỏ tổ chức này) và bài được đăng trên trang mạng của Việt Tân tháng 9/2004. Nói về lá cờ của vua Thành Thái, ông Nguyễn Đình Sài dẫn chứng từ trang mạng Worldstatesmen của Ben Cahoon.

Một trang mạng hay bất cứ tài liệu nào khác không thể coi là dẫn chứng đáng tin cậy, trừ phi có ghi xuất xứ của thông tin và xuất xứ này có thể kiểm chứng được. Trang mạng của Ben Cahoon không ghi xuất xứ thông tin này. Nguyễn Đình Sài biện minh (hay ngụy biện) rằng đây là một “ phát kiến (innovation) ” về lịch sử (xem phụ lục) và phân biệt “ phát kiến ” với “ phát minh ” hay “ bịa đặt ” !
Dưới triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc, lúc rời khỏi kinh thành Huế, vua Hàm nghi đã mang theo và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Cho nên lúc tại vị vua Đồng Khánh đã phải dùng một cái ấn ngọc khác. Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức hay vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái? Thiếu ấn ngọc, di chiếu, nhưng lại thừa một toán lính Pháp bồng súng đóng ở bên trong cửa Ngọ Môn.

Như vậy, nếu lấy lá cờ vàng “từ thời Thành Thái” làm đại diện liệu rằng có phải là sự ngu dốt, bịa đặt khập khiễng cho quyết tâm chống ngoại xâm, ý chí tự cường của dân tộc hay không?

Sự trở lại của Bảo Đại

Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng). Theo đánh giá của người Mỹ, Bảo Đại ít tham gia vào công việc của chính phủ, giành nhiều thời gian cho nghỉ mát!?

Thời điểm này, lá cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục được sử dụng với ý nghĩa là quốc kỳ cho Chính phủ Lâm thời. Tuy nhiên, nhìn lại một chút có một sự thật lịch sử đó là Bảo Đại và chính phủ của ông ta không hề có một sự tham gia dù ít dù nhiều vào công cuộc đánh Pháp, đuổi Nhật, dành độc lập cho Việt Nam. Tất cả những thành quả ấy đều là do Việt Minh lãnh đạo toàn dân mà có được? Vậy thì liệu rằng một lá cờ chỉ mang tính chất “tượng trưng cho có” và một ông vua gỗ liệu có đủ sức thuyết phục trước toàn dân, có xứng đáng là quốc kỳ đại diện cho một dân tộc Việt Nam anh hùng, đã vượt qua muôn vàn gian khổ để dành độc lập từ hai kẻ thù mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Nhật?

Lá cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa

Chế độ Việt Nam Cộng hòa được thành lập dưới sự bảo hộ của Mỹ. Trong thời đệ nhất Cộng hòa, Ngô Đình Diệm không hề ban bố hay ra một sắc lệnh hay văn bản nào quy định lá cờ vàng ba sọc là quốc kỳ mà thừa hưởng ngay từ lá cờ que ly trước đó. Rất nhiều ý kiến khác nhau về ý kiến ba sọc đỏ này. Có thể là tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng cũng có ý kiến cho rằng ngầm tượng trưng cho Chúa ba ngôi (Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần). Thời điểm này, chính quyền Diệm chủ trương đàn áp đạo Phật, phổ biến Thiên Chúa giáo.

Sang thời đệ nhị Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu cũng không hề có bất cứ quyết định nào về chọn quốc kỳ. Tất cả việc mọi quyết sách và hoạt động nhà nước trong giai đoạn này của chế độ Việt Nam Cộng hòa đều hoàn toàn do đế quốc Mỹ chỉ đạo. Mặt khác, tất cả các chính sách của chế độ này không có gì khác ngoài việc quay mũi súng giết hại đồng bào, thi hành các chính sách Diệt cộng tàn ác, dã man, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Liệu lá cờ của một chế độ bán nước hại dân, luồn cúi để cung phụng cho ngoại bang có xứng đáng là lá cờ dân tộc, có xứng đáng là lá cờ tượng trưng cho lịch sử của dân tộc Việt Nam anh hùng?

Và tính chính danh của lá cờ vàng trong thời điểm hiện tại

Hiện tại, lá cờ vàng ba sọc đỏ được chính quyền của một số thành phố và bang của Mỹ mệnh danh là "lá cờ tự do và di sản" (tiếng AnhHeritage and Freedom Flag). Cùng với sự giải thể của Việt Nam Cộng hòa, lá cờ này hiện không còn đại diện cho bất kì chính thể, quốc gia nào được thế giới công nhận. Như vậy là ở thời điểm hiện tại, lá cờ này không còn đại diện cho bất cứ chế độ hay nhà nước nào mà chỉ đơn giản là phương tiện cho các tổ chức chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam sử dụng với những mục đích phá hoại mà thôi.

Đến đây, người viết không hề có ý kiến phê phán hay miệt thị những lá cờ “nền vàng” trong lịch sử vì ít nhất trong những giai đoan cụ thể trong thời kỳ phong kiến những lá cờ nền vàng là đại diện có một Việt Nam độc lập, tự tôn trước các thế lực xâm lược phương Bắc. Tuy nhiên, với lá cờ vàng ba sọc thì hoàn toàn khác. Nó chỉ là phương tiện của những tổ chức chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, những chế độ “bù nhìn”, “bán nước hại dân”, coi “quân xâm lược và lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích và lòng tự hào dân tộc Việt|. Lá cờ vàng ba sọc đỏ không đủ tư cách đại diện cho dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm anh dũng, quật cường!!!

HNN (chiasekienthucnet)

No comments: