2017/01/30

NHẮN GỬI ĐẶNG XƯƠNG HÙNG: CÂY CÓ CỘI, SÔNG CÓ NGUỒN

Minh Trị

Trốn chui trốn nhủi trên đất khách quê người hơn 3 năm nay, Tết Nhất chẳng dám về thăm quê cha đất Tổ, Đặng Xương Hùng có lẽ đã dần thấm thía được sự bất hạnh, lạnh lẽo tha hương của một kẻ phản bội. Ấy vậy nhưng ngựa quen đường cũ, thi thoảng hắn ta lại tung ra những bài viết có nội dung hết sức lệch lạc, bôi xấu hình ảnh quê hương đất nước mình. Và cứ gần đến Tết Nguyên đán, khi cảm giác xa quê càng gặm nhấm, hắn càng nổi máu điên đưa ra những luận điểm vô căn cứ về Tổ quốc, dân tộc mình.

Điển hình, tháng 1 năm 2017 vừa qua, Đặng Xương Hùng đã cho đăng tải bài viết “Tại sao tôi từ bỏ cờ đỏ để đi với cờ vàng”. Cảm thấy bất an vì ngay một người tham gia vào nhiều hoạt động phức tạp lại có tính cách văn nghệ sĩ như cô Mai Khôi, mà cũng công khai từ bỏ thừa nhận cờ vàng, hắn ta làm một tràng dài nói về: “Quá trình chuyển biến” của hắn, rồi phụ họa bằng những lời hô hào rỗng tuếch về “đoàn kết hải ngoại và nhen nhóm đấu tranh trong nước”, để rồi kết bài lại quay về sự xuyên tạc trắng trơn lịch sử khi “so sánh” giá trị, hình ảnh hai lá cờ. Về lý lịch và hành động của nhân vật phản bội này, “Tiếng nói của dân” đã cung cấp một số bài viết đả kích, có lẽ độc giả còn nhớ. Gia đình hắn ta vốn có truyền thống, cơ bản, được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện học tập và công tác trong một ngành nghề vừa trách nhiệm lớn lao lại cũng rất vẻ vang. Được Bộ Ngoại Giao cho đi học ở Victoria University (thủ đô Wellington - New Zealand). Sau đó, Đặng Xương Hùng có 2 nhiệm kỳ công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và nhiều năm công tác tại Vụ Châu Á - Bộ Ngoại giao. Năm 2008, y được Nhà nước tin cậy bổ nhiệm làm lãnh sự ngoại giao tại Thụy Sĩ, một địa bàn được coi là có nhiều thuận lợi. Cùng với Hùng, vợ và 2 đứa con Đặng Hùng Linh và Đặng Khánh Linh đều đã được nhà nước tạo điều kiện sang Thụy Sĩ theo chế độ ngoại giao, được nuôi và ăn học tại Thụy Sĩ bằng tiền thuế của nhân dân. Thấy cuộc sống sung túc nơi xứ người, cùng với sự tác động, lôi kéo của các phần tử xấu, Hùng đã toan tính ở lại với danh nghĩa “tị nạn chính trị”. Năm 2012, hết nhiệm kỳ tại Thụy Sĩ, Hùng về nước và được bổ nhiệm vụ phó Vụ Biên giới phía Tây - Bộ Ngoại giao. Trong thời gian đó, Hùng bí mật bán nhà riêng tại ngõ 295 Thụy Khuê, Hà Nội để mua căn nhà riêng tại Thụy Sĩ rồi tìm cách trốn sang nước bạn vào giữa 2013.

Nhắc lại để độc giả thấy, khi Đặng Xương Hùng tiếp tục có những quan điểm phản lại Tổ quốc và nhân dân, đó là kết quả của một quá trình dài, của một kẻ vong bản, phản bội, chà đạp lên chính lý tưởng mà mình từng tôn thờ, lên chính chế độ từng nuôi dưỡng bản thân và gia đình mình trưởng thành. Để vạch trần sự xấu xa trong luận điểm của y, có thể nhắc tới sự sai trái trong luận điểm cũng như sự đồi bại trong nhân cách của Đặng Xương Hùng.

Về sự sai trái trong luận điểm, bài viết của Hùng có quá nhiều lập luận sai trái: Những người có quan điểm chống Đảng, Nhà nước Việt Nam mà vẫn không thừa nhận “cờ vàng”, đơn thuần là vì họ quá hiểu bản chất tay sai, vong nô của bè lũ chính quyền ngụy suốt từ thời Pháp - Nhật cho tới chế độ Sài Gòn. Họ có thể không đồng tình với Đảng Cộng sản ở một vài điểm, nhưng họ không bao giờ chấp nhận, thậm chí còn ác cảm với cái lá cờ đại diện cho chính thể tay sai của ngoại bang. Lá cờ đó, theo họ, không thể là đại diện cho dân tộc. Đơn giản có vậy! Đừng vu cáo Nhà nước Việt Nam phiền nhiễu gì, hay “đe dọa”, “tuyên truyền xóa bỏ” với những người này tác động tâm lý quần chúng nói chung để họ tẩy chay “cờ vàng”.

Nhìn lại lịch sử, cờ đỏ sao vàng hoàn toàn không phải xuất phát từ cờ của một nước lân bang như Đặng Xương Hùng và bè lũ phản động tuyên truyền, mà được một họa sĩ cách mạng Việt Nam (Nguyễn Hữu Tiến) thiết kế và xuất hiện lần đầu trong khởi nghĩa Nam Kỳ. Sau đó, Mặt trận Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chọn làm lá cờ đại diện. Như vậy, đó là lá cờ ra đời trong phong trào chống Pháp những năm 40 thế kỷ trước, đại diện cho tinh thần đấu tranh giành độc lập kiên cường, ý chí hy sinh bất khuất của dân tộc Việt và tình đoàn kết giữa các giai cấp trong xã hội vì lợi ích chung của Tổ quốc:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ-nông-công-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

Còn lá cờ vàng ba sọc đỏ? Đặng Xương Hùng và bè lũ phản động lưu vong cứ khăng khăng rằng đó là kế thừa truyền thống dân tộc, từ thời của các triều đại phong kiến. Ơ hay, cờ triều Nguyễn thời còn độc lập tự chủ (Long tinh kỳ) có hình tượng Rồng đại diện cho Nhà vua, chứ làm gì có ba đường sọc. Xa hơn, trước triều Nguyễn là triều nào? Triều Tây Sơn! Mà cờ Tây Sơn thì màu gì? Công chúa Lê Ngọc Hân đã từng viết bài khóc vua Quang Trung:

Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình

Như vậy, cờ vàng chả “kế thừa” cái gì hết. Ba đường kẻ sọc cũng chẳng đại diện cho ba kỳ gì cả. Chỉ thấy rằng nhân dân ta ở nhiều nơi luôn nhạo lá cờ đó là “ba que”, “ba cột ba cờ” với ba kẻ sọc như bắt chước ba cột của “mẫu quốc Pháp”! Nếu có cái gì đó có thể coi là thừa kế, thì đó chỉ là chính quyền tay sai mới kế tục cờ chính quyền tay sai cũ mà thôi. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim theo Nhật kế thừa cờ vương triều bù nhìn theo Pháp, chính phủ “quốc gia” bù nhìn giai đoạn 1948 - 1955 tiếp tục, và chế độ ngụy Sài Gòn (“Việt Nam cộng hòa”) theo Mỹ lại lấy lá cờ đó làm quốc kỳ. Chính vì sự nô lệ, vong bản đó, mà cái mà y và bè lũ chống Cộng hải ngoại tô vẽ về cái gọi là “hải chiến Hoàng Sa” 1974 thực chất chỉ là cuộc rút chạy của hải quân ngụy, vì chủ Mỹ đã bắt tay với Bắc Kinh qua cái “Thông cáo Thượng Hải”, hạm đội 7 hùng mạnh kia với vài hàng không mẫu hạm còn làm ngơ, Sài Gòn tự hiểu là có chống cũng chẳng để làm gì. Còn về những chuyện sau năm 1975, “thắng làm vua, thua làm giặc”, hơn nữa từ sau Đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ngày càng cởi mở hơn trong chính sách thu hút kiều bào về sinh sống, làm ăn trên quê cha đất Tổ, kể cả những người từng theo “cờ vàng” trước kia.


Chiều dài lịch sử hơn 80 năm tóm tắt như vậy có thể là không đủ, nhưng là một người làm nghề ngoại giao, chẳng nhẽ Đặng Xương Hùng quên rằng lá cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu hãnh ra sao, đại diện cho Tổ quốc Việt Nam độc lập, dân tộc Việt Nam anh hùng thế nào; lá cờ ba sọc chỉ cho thấy sự phi nghĩa, xấu xa ra sao hay sao?

- Năm 1946, khi thực dân Pháp âm mưu đặt ách nô lệ lên nước ta một lần nữa, lá cờ nào đã bay ngang hàng quốc kỳ “trắng - xanh - đỏ” của Cộng hòa Pháp giữa Hà Nội, Paris và Phôngtennơblô? Lá cờ nào đã được chính kiều bào ở Pháp ủng hộ nhiệt liệt? Khi đó “cờ vàng ba sọc” ở đâu? Hay chính kẻ về sau phản bội làm “quốc trưởng” của cái chính quyền bù nhìn đó vẫn đang ở Hà Nội làm cố vấn tối cao? Hay chính cái “chính phủ Nam Kỳ tự trị” Pháp đặt ra nhằm chia cắt Việt Nam lại mượn cái màu nền vàng đó làm cờ cho mình?

- Năm 1954, Hội nghị Geneve về lập lại hòa bình ở Đông Dương, Pháp phải cam kết với các cường quốc và chính phủ Hồ Chí Minh. Chứ còn cờ vàng, mấy ông “chính trị gia salon” của một “chính quyền” không có cả quốc hội, có tiếng nói gì trong cái hội nghị đó? Cờ vàng được coi là cái thá gì không?

- Năm 1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được Hội nghị các quốc gia phong trào không liên kết họp tại Guyana coi là hợp pháp đại diện cho nhân dân miền Nam Việt Nam, “cờ ba que” bị vứt vào sọt rác.

- Giai đoạn đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Paris (1968 - 1973), kiều bào ta ở Pháp vây kín quanh trung tâm Hội nghị Kleber (Paris) vẫy cờ nào hả Đặng Xương Hùng? Không nhớ thì xem lại băng tư liệu đi, toàn vẫy cờ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng, không thấy cờ ba que đâu. Khi Mỹ nó đàm phán, đầu tiên cũng là đám phán 2 bên: Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hoa Kỳ, sau mới thêm 2 phái đoàn của Việt Nam cộng hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Vậy là Mỹ chả coi chế độ Sài Gòn, cờ vàng ba sọc ra cái đinh rỉ gì! Chẳng có tiếng nói gì hết, Thiệu có không chịu điều khoản Hiệp định, Nixon điên lên còn “dọa” cắt cổ Thiệu, “mình thích thì mình ký thôi”!

- Sau năm 1975, khi tàn quân ngụy chạy tháo thân, chủ Mỹ cũng chả coi cờ vàng ra cái quần què gì. Tướng tá bị coi như cún, cờ không được chính danh. Năm 1977, chỉ 2 năm sau khi thua Việt Nam, Mỹ đã bật đèn xanh cho Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc - chính thức thừa nhận sự hợp pháp của cờ đỏ sao vàng (nên nhớ, với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức hay ngay chính Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, còn lâu Mỹ mới ok cho vào Liên hợp quốc. Như Trung Quốc chẳng hạn, thắng Quốc dân đảng từ năm 1949 nhưng đến 1973 để thỏa hiệp, Mỹ mới cho đại diện Bắc Kinh thay thế đại diện của Đài Loan trong Hội đồng bảo an).

Còn về sự đồi bại trong nhân cách của Đặng Xương Hùng, thiết nghĩ một kẻ phản bội, ăn cháo đá bát, phản lại những gì hắn được hưởng suốt hơn nửa đời người, đã cho thấy hẳn là một kẻ chẳng ra gì rồi. Sẵn đây chỉ nhắc cho y nhớ một vài người có lẽ y sẽ biết, để đối chiếu cái bản mặt của mình xem còn đáng sống, đáng bô bô tuyên truyền hay không:

- Những kiều bào sống xa quê hương, luôn một lòng hướng về Tổ quốc. Năm 1946 nhiều trí thức gốc Việt bỏ công việc đáng mơ ước, lương hàng chục ngàn phơrăng ở Paris hoa lệ để về chiến khu theo Cụ Hồ (tiêu biểu là Giáo sư Trần Đại Nghĩa) - họ đều được Nhà nước, nhân dân lưu danh. Tiếp đến, sau năm 1975, nhiều người từng một thời theo chế độ cũ, đã trở về quê hương sinh sống, kinh doanh, được Nhà nước tạo mọi điều kiện, từ văn nghệ sĩ, nhà khoa học, kĩ sư, doanh nhân cho tới cả nguyên phó tổng thống chính quyền Sài Gòn, ông Nguyễn Cao Kỳ. Họ trở về vừa bởi hiểu ra bản chất của những sự kiện đã xảy ra, hơn nữa, ai cũng có cội nguồn, “lá rụng về cội”, cuối đời phải được gắn bó với quê hương mình.

- Những kẻ vong quốc, phản bội dân tộc đều chết buồn tủi, lạnh lẽo nơi đất khách quê người, bị nhân dân phỉ nhổ. Lịch sử có Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống; thế kỷ XX có Hoàng Văn Hoan, rồi Bảo Đại, Nguyễn Văn Thiệu. Hẳn là Đặng Xương Hùng chuẩn bị cho mình cái số phận như những con người vừa nêu?

- Dịp Tết Đinh Dậu vừa rồi, chương trình “Ai là triệu phú” có một vị Đại sứ của nhà nước Palestine. Ông đến Việt Nam khi còn trai trẻ, học Đại học ở Hà Nội, lấy vợ Việt Nam, nói tiếng Việt rất sõi và rất rành văn hóa, lối sống và ẩm thực Việt. Dù quê hương vẫn là mảnh đất nhiều khói lửa chiến tranh ở Trung Đông, ông đã như một nửa trở thành người Việt, yêu mến, kính trọng đất nước Việt Nam, luôn mong Việt Nam giàu mạnh, phát triển. Người nước ngoài mà còn như thế, còn Đặng Xương Hùng, người Việt 100%, lại chỉ nhăm nhe cho trong nước khủng hoảng, khó khăn để đưa “cờ ba que” về thay lá cờ Tổ quốc?!

- Đang ở Thụy Sĩ, chả cần kiếm đâu xa, y có thể nhìn ngay gương một nhân vật nổi tiếng: Vận động viên Roger Federer, người vừa giành chức vô địch Australian Open. Khi anh góp công vào thành tích vô địch tennis đồng đội nam Davis Cup năm 2014, hay khi cùng Stan Wawrinka giành huy chương vàng Olympic đôi nam cho Tổ quốc Thụy Sĩ, Federer đều nằm ra sân khóc vì sung sướng. Trong khi đó, giây phút vô địch 89 danh hiệu đơn (18 Grand Slam), Federer lại chỉ khóc ăn mừng vài lần thực sự ghi dấu ấn mà thôi. Vừa qua, để khởi động hành trình giành Grand Slam thứ 18 ở Úc, anh cũng chọn Hopman Cup - giải đồng đội nam nữ để cống hiến cho quê hương, thay vì tham dự một giải đơn nào khác. Có lẽ, chính lòng yêu nước đó phần nào giúp Federer có thêm niềm tin và đôi chút may mắn để chinh phục danh hiệu lớn khi đã hơn 35 tuổi. Còn nhớ, 17 năm trước, cũng trên đất Úc, và cũng trong những ngày cống hiến cho quê hương ở Olympic Sydney, anh đã tìm được tình yêu của đời mình: Bà xã Mirka Vavrinec.

“Cây có cội”, “sông có nguồn”, đến người phương Tây người ta còn nhận thức được, nữa là con dân nước Việt vốn sống có đạo lý. Ai yêu quê hương, cống hiến cho đất nước thì vừa được ghi nhận, lưu danh, vừa có cuộc sống riêng hạnh phúc. Còn những kẻ phản bội đốn mạt như Đặng Xương Hùng, thôi thì cứ tiếp tục những cái Tết lạnh giá tha hương đi, Tổ quốc Việt Nam không có chỗ cho những kẻ tồi tệ như y.

No comments: