Ngày 30/1/2017, trang RFA tiếng Việt đăng tải bài viết “Phong trào dân chủ bị đe dọa” của Kính Hòa, phóng viên RFA. Trong bài viết này, phóng viên RFA đã dẫn lời của những thành viên trong phong trào “đấu tranh dân chủ” như Châu Đoàn, Nguyễn Thị Từ Huy, Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Lã Việt Dũng… về việc Công an bắt giữ Trần Thị Nga - một kẻ vi phạm pháp luật, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cũng như một số kẻ mang danh, đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” khác.
Theo đó, Châu Đoàn cho rằng việc bắt Trần Thị Nga của công an là “để đe dọa những người đấu tranh khác”. Người này còn ngang nhiên xuyên tạc rằng “việc bắt bớ một người với lý do thiếu thuyết phục sẽ chỉ khiến họ phẫn nộ hơn và có thể sẽ khiến cả những người không quan tâm tới chính trị sẽ ít thiện cảm hơn với chính quyền”.
Hỗn láo hơn, Nguyễn Anh Tuấn nói rằng, việc bắt giữ Trần Thị Nga và một số người “hoạt động dân chủ” là “cách hành xử của những kẻ chưa kịp khôn lớn nhưng đã lên cầm quyền”.
Còn nữ “dâm” chủ Phạm Thị Đoan Trang thì vẫn cách nói của một kẻ vô học khi gọi đó là những cuộc trấn áp trong một xã hội “công an trị”. Đoan Trang viết: “Lực lượng này sử dụng những biện pháp lừa đảo và khủng bố để gieo rắc nỗi sợ trong dân chúng, từ đó trấn áp, cô lập những người đối lập trong xã hội”…
Từ đó, họ đi đến kết luận rằng, việc bắt giữ những người “hoạt động dân chủ”, “đấu tranh nhân quyền” thời gian qua là nhằm đàn áp “phong trào đấu tranh cho dân chủ” ở Việt Nam và “phong trào dân chủ” đang bị đe dọa.
Có thể nói rằng, xã hội càng hiện đại, càng phát triển, vấn đề dân chủ và đảm bảo dân chủ, các quyền cơ bản của con người ngày càng được chú trọng. Trong lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc ta, các cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của các tầng lớp nhân dân cái đích cuối cùng mà những người tham gia đấu tranh hướng tới đó chính là dân chủ. Bởi vậy, dân chủ không phải là vấn đề mới mẻ gì và cũng chưa bao giờ là vấn đề không thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Trong xã hội ngày nay nhu cầu về dân chủ và đảm bảo dân chủ cho con người là vấn đề chung của toàn xã hội. Ở đâu không có dân chủ, vi phạm dân chủ thì ở đó đấu tranh đòi dân chủ là điều tất yếu.
Tuy nhiên, đấu tranh dân chủ như thế nào cho đúng thì lại là vấn đề không phải ai cũng biết, cũng hiểu? Ở nước ta, trong những năm qua có một số người luôn tự nhận là những người “đấu tranh dân chủ”, “hoạt động nhân quyền”, hướng tới xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa phần trong số họ chỉ mang danh, lợi dụng danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền” để trục lợi cá nhân hoặc vì các động cơ chính trị, vụ lợi khác.
Cái gọi là “phong trào dân chủ” thực chất là nơi quy tụ của những người không có công ăn việc làm hoặc thoái hóa biến chất, lợi dụng danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Đảng, Nhà nước. Tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt, chống Đảng, Nhà nước, vu khống các đồng chí lãnh đạo; cổ vũ, kích động các hoạt động cực đoan, gây rối… với mục đích gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga - những kẻ vừa bị bắt là một điển hình.
Việc bắt giữ những người này là nhằm ngăn chặn những hoạt động vi phạm pháp luật, hoạt động chống phá của họ, hoàn toàn chẳng có đàn áp hay đe dọa “phong trào dân chủ” ở đây. Còn vấn đề tại sao cái gọi là “phong trào dân chủ” ở Việt Nam lại đứng trước cảnh tan đàn xẻ nghé, thối rữa như hiện nay là bởi chính họ. Họ luôn luôn kêu gọi “đấu tranh cho dân chủ” nhưng lại là nơi tập hợp của những kẻ vô công rồi nghề, đầu đường xó chợ, đầu trộm đuôi cướp, những kẻ mà người ta vẫn nói là “cặn bã” của xã hội. Vậy thử hỏi, chẳng ai cần phải đe dọa họ mà họ xứng đáng phải bị nghiêm trị của pháp luật.
Nam Phong
No comments:
Post a Comment