2013/04/27

Cùng quẫn lý lẽ của một con cừu


Vừa mắt nhắm mắt mở bước vào ngày đầu tuần thì nhân được một "đơn đặt hàng" của độc giả có cái nickname khá rắc rối tan12ckt1980"Đề nghị bạn Thanh Tùng nghiên cứu và có bài viết phản bác lại cái này cho anh em nhé: Sự cùng quẫn của tờ báo Đảng- Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh.". Nhấn vào link thì gặp "bà buôn cải", ngỡ đâu rằng anh chàng Ba sàm sau khi trang nhà mất thiêng nên lưu lạc sang đây đánh quả nhưng hóa ra không phải vậy. Đây là một anh chàng Nguyễn Hữu Vinh khác, xinh giai hơn và có cái "tai tồ" (title) JB gắn đằng trước tên chứ không phải "BS" như anh chàng kia. Thú thật trước giờ tôi chỉ thấy giới trẻ trên mạng hay vung vít 2 chữ "BJ" chứ "JB" thì tôi chẳng hiểu là gì cả, bạn nào biết thì giải thích giùm nhé! Đọc thêm một chút thì ngộ ra rằng JB này là một giáo dân đang đăng đàn hồ hởi chê bai, "vạch mặt" tờ báo Nhân dân. Tôi tự hỏi, báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của ĐCSVN, một trong những tờ báo lớn nhất Việt Nam với đội ngũ nhà báo dày dạn, bản lĩnh thì sao lại để hình ảnh của mình bị bôi xấu trên báo nước ngoài (dù rằng là loại báo "đâm bị thóc chọc bị gạo") mà không phản ứng gì? sao bạn tan12ckt1980 không liên hệ với báo Nhân dân để nhắc nhở họ bảo vệ uy tín của mình mà lại "đặt hàng" tôi? Tuy nhiên đọc xong bài viết thì tôi cũng hiểu phần nào lý do: thứ nhất, bài viết đúng là thể hiện tư duy của một "con cừu" nên các nhà báo có lẽ chẳng thèm phản biện mà xem đó như câu chuyện hài làm quà mỗi dịp trà dư tửu hậu; thứ hai, "bà buôn cải" đăng bài bôi xấu báo khác nhưng thòng cái câu "Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả" để phủi trách nhiệm. Báo chí mà lẩn như lươn thế thì cần quái gì thằng biên tập nữa?
Thôi thì bạn đọc đã có lời, bài viết cũng đã mất công đọc, lại thêm món "lý luận của cừu" dường như vẫn còn thiếu trên blog này nên tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem "mùi vị" của nó thế nào.

Con chiên Vinh "văng miểng"

Chắc hẳn các bạn cũng như tôi đã từng nghe đến nhàm chán cái câu "Đại hội / kế hoạch / hội thảo / chiến dịch,.. đã thành công tốt đẹp" mà mấy cậu thư ký các cơ quan nhà nước "nhét vào mồm" các sếp?! Căn bệnh khoa trương thành tích của bộ máy hành chính có "công lao" không nhỏ từ các vị "quân sư quạt máy" này. Nhưng nếu các bạn mà xem qua bài viết của con chiên JB Nguyễn Hữu Vinh thì hẳn sẽ cười đến té ghế vì so với đẳng cấp "chém gió" của anh ấy, đám "quân sư" kia chỉ dám đứng đằng xa mà nhìn. Trong bản gốc tại blog của mình, anh ta viết về bản góp ý sửa đổi hiến pháp của hội đồng giám mục Việt Nam như sau:
"Như tiếng sấm giữa trời quang, bản văn của Hội Đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp gửi tới Quốc hội đã làm rung chuyển nhiều thành phần trong xã hội. Không chỉ với người Công giáo Việt Nam, mà ngay cả với những công dân quan tâm đến tình hình đất nước, lo lắng cho tiền đồ dân tộc cảm thấy hân hoan, phấn khởi. Với bản văn mạch lạc, sáng suốt và đúng trọng tâm những gì đất nước này, dân tộc này đang cần để vượt qua bế tắc, tiến bước trên con đường phát triển. Trước đó, bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức đã gây một tiếng vang lớn báo hiệu dân tộc Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển mình. Cơn chuyển mình vật vã, đau đớn để vượt qua sự sợ hãi vốn tạo thành thói quen của cả xã hội, thành phản xạ của mỗi công dân Việt Nam."
Ôi, đẳng cấp cỡ này ngỡ đâu chỉ còn có ở đám rận vàng bên "mẫu quốc", ngày đêm tung hô cho cái gọi là "quân lực VNCH vô địch" để tự ám thị mình dù đã chạy cách xa nửa vòng trái đất khỏi quê hương và gần 40 năm kể từ tháng 4 hào hùng năm 1975 ấy. Các bạn đọc của tôi, các bạn có thấy mình bị "rung chuyển" không vậy? Riêng tôi thì có, chỉ có điều là "rung rốn vì cười"!!! Có lẽ chúng ta nên tạm gọi anh chàng này là Vinh "văng miểng" để phân biệt với anh Vinh "sàm" kia.

Thế rồi, JB cho rằng uy lực của "tiếng sấm giữa trời quang" ấy đã khiến cho "nhà cầm quyền Hà Nội lúng túng và hoảng hốt", dẫn đến những việc sử dụng "đòn bẩn", "dựng chuyện và bịa đặt", hệ thống truyền thông của Đảng và nhà nước, cụ thể là báo Nhân dân phải "cùng quẫn". Ôi, nghe như thể vận mệnh chế độ đang đứng bên bờ vực của sự tồn vong vậy! Hãy xem những lý lẽ của con chiên này ra sao mà lại hùng hổ nổ nguyên băng hoành tráng đến thế.

Thực hư "những đòn bẩn"

"Đòn bẩn" thứ nhất, theo JB là "kéo dài thời gian góp ý đến cuối tháng 9/2013 thay vì kết thúc trong tháng Ba" vì "sau khi chi 'hàng đống tiền dân' từ ngân sách, nhà nước sẽ thu được một số lượng chữ ký áp đảo và coi như “đó là nguyện vọng nhân dân”. Trước giờ tôi chỉ biết rằng để có lợi thế thì người ta phải tổ chức trưng cầu ý kiến trong thời gian thật ngắn nhằm hạn chế những ý kiến chống đối (đêm dài lắm mộng!) chứ chẳng ai lại tự dưng kéo dài thời gian cho đối thủ nằm nghĩ ngợi thêm chiêu trò hay lôi kéo thêm nhiều người khác cả. "Chi ngân sách" thì cũng đã chi hầu hết trong 3 tháng đầu rồi, 6 tháng tiếp theo chỉ nằm chờ xem có thêm ý kiến nào khác thì bổ sung vào chứ liên quan gì đến việc "nhà nước sẽ thu một số lượng chữ ký áp đảo"? Người thông minh thì phải lợi dụng thời gian kéo dài này mà tuyên truyền ý tưởng của mình đến đông đảo người dân hơn nữa để lôi kéo thêm đồng minh về phía mình chứ sao lại than thở vì điều đó? Phải chăng khả năng càn quấy của JB và các đồng đạo chỉ đến vậy, để lâu sợ người ta phát hiện ra bản chất của mình hoặc "phong trào" sẽ "mất lửa"? Thật đúng là tư duy của cừu khác hẳn người thường!

"Đòn bẩn" thứ hai mà JB "tố" là "hệ thống tuyên truyền, truyền thông nhà nước còn 'lôi đám nhân sĩ, trí thức' ra 'đánh hội đồng' trước công luận nhưng lại không dám đưa ra cho người dân xem họ, những trí thức, nhân sỹ, đã thực sự nói gì?". Câu này tự thân nó đã mâu thuẫn với nhau, chẳng khác nào bảo đưa 1 bị cáo ra trước tòa nhưng viện kiểm sát lại không cho người tham gia phiên tòa biết bị cáo đó bị truy tố vì tội gì. Tôi thậm chí đôi khi cũng bực với cái hệ thống tuyên truyền của nước mình, họ phản bác lại những luận điệu sai trái của đám "nhân sĩ trí thức" này nhưng chẳng "dám" nêu thẳng tên tuổi của họ ra mà chỉ "đánh" vào cái lý luận ngu ngơ của họ. Rõ là nhân đạo không phải lối! Đám "nhân sĩ trí thức" đó là những ai, nói những gì thì nhan nhản trên mạng, thậm chí họ là đối tượng được ưu ái trong blog Đôi mắt, chỉ khác cái là ở đây họ được gọi đúng với bản chất của họ, "rận sỹ chấy thức".

Sau khi cho rằng chính quyền đã ra 2 "đòn bẩn", con chiên này tiếp tục "tự sướng" về cộng đồng Ki tô giáo của anh ta: "Họ cũng thừa biết xưa nay, giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với Hội đồng Giám mục một cách hầu như là tuyệt đối trong những vấn đề cơ bản đối với vận mệnh giáo hội và đất nước, vì con người. Do vậy, tiếng nói của Hội đồng luôn được sự ủng hộ to lớn. Chính vì thế, đánh vào khối này còn khó hơn 'đục khối bê-tông', càng đánh trực diện vào nó, càng khơi động tinh thần đoàn kết, hiệp thông. Điều đó đã được thử thách suốt mấy chục năm nay dưới chế độ Cộng sản nói riêng và suốt mấy trăm năm, qua nhiều thời kỳ lịch sử khốc liệt với giáo hội Công giáo. Do vậy, họ dùng nhiều chiêu trò khác tinh vi hơn nhưng cũng được cho là 'bẩn thỉu' hơn.".
Đúng, trước giờ "giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với Hội đồng Giám mục một cách hầu như là tuyệt đối", đó là điều ai cũng biết. Thậm chí dùng từ "đồng lòng, nhất trí" là chưa thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dân và hội đồng giám mục, mà phải nói là "phục tùng, tuân thủ, cung cúc nghe lời". Đàn cừu thì làm sao có chuyện "đồng lòng, nhất trí" với chủ chăn được?! Và người ta cũng biết rằng cái "Hội đồng giám mục" ấy lại phải "phục tùng, tuân thủ, cung cúc nghe lời" các thế lực khác ngoài lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là tòa thánh Vatican. Nhưng đó là một câu chuyện khác mà tôi sẽ kể sau này nếu có dịp. Câu hỏi vui cho mọi người suy nghĩ là: tại sao những người đã tự nguyện làm cừu cho người khác chăn mà lại tích cực "đấu tranh" cho "nhân quyền" vậy?

Tự tin với cái "khối bê tông" của mình, JB cho rằng chính quyền và hệ thống truyền thông của họ phải sử dụng những chiêu "bẩn thỉu hơn" nhằm "đục thủng khối bê tông" ấy. Những "chiêu bẩn" đó là: dùng người của Phật Giáo, Ki tô giáo để tuyên truyền cho chính sách của Đảng và Nhà nước; đội lốt các trang web Phật giáo để chống Ki tô giáo.

Con chiên này nói rằng: "Nếu như có một Hòa Thượng Thích Quảng Độ không được nhà nước ưa thích, thì lập tức có một vị Hòa thượng Thích Thanh Tứ lên diễn đàn Quốc hội 'mạt sát' được truyền hình cho cả nước xem. Nếu nhà nước không thích Bát Nhã, lập tức có các “ông sư, phật tử” nơi khác được điều đến thi tài trấn áp buộc họ phải rời nơi cứ trú. Nếu nhà nước muốn các phật tử vâng lời đảng, giữ nguyên nội dung điều 4 của Hiến pháp 1992, duy trì sự cai trị của Đảng CSVN và kiên quyết xóa bỏ quyền tư hữu đất đai của người dân, lập tức có các nhà sư như Thượng Tọa Thích Đức Thiện và Thích Thanh Dũng lên truyền hình tuyên truyền hộ về công lao của Đảng và rằng “xác định quyền tư hữu đất đai là trái với tinh thần từ bi của Đức Phật và bác ái của Chúa Giêsu”.
Trong tay của Đảng, dường như có thể có đủ mọi quân bài và mọi thành phần nhằm thực hiện đầy đủ “sự lãnh đạo sáng suốt và tuyệt đối”.

Thật là buồn cười khi JB cho rằng việc nhà nước sử dụng những người trong tôn giáo để nói chuyện về những vấn đề liên quan đến giáo phái của mình là việc "bẩn thỉu". Có lẽ đầu óc cừu nên nghĩ vậy. Là một con người thì phải biết đó là cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất. Mọi người, dù là giáo dân Ki tô giáo, Hồi giáo, Phật giáo,.. nếu đang sống trên đất nước này, là người Việt Nam thì trước hết họ là những công dân của đất nước. Là công dân thì họ phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật (có lẽ trừ những giáo dân như JB là tự cho mình cái quyền làm trái điều hiển nhiên đó). Vậy thì khi nhà nước cần triển khai chính sách, thực thi một công vụ nào đó có liên quan đến một tôn giáo, các vị chức sắc tôn giáo đứng ra làm cầu nối giữa chính quyền và giáo dân là cực kỳ hợp lý và hiệu quả. Có lẽ những giáo dân như JB cho rằng nhà nước phải dùng xe  tăng và lưỡi lê như Ngô Đình Diệm xưa kia đàn áp Phật giáo thì mới là "chiêu sạch"?!

Tư duy con cừu

Mang theo cái tư duy ngược đời đó, Vinh "văng miểng" chụp mũ tất cả những người Ki tô giáo có những bài viết, phát biểu không theo ý mình trên báo đài là "giả mạo", "dàn dựng",... Chưa cần biết cáo buộc đó là đúng hay sai nhưng nếu là một người hiểu biết, nhất là người "nhân danh dân chủ" thì phải hiểu một điều cơ bản rằng: Ai nói, ai viết không quan trọng mà điều quan trọng là những gì người ta nói, người ta viết đấy là đúng hay sai. Giả sử bây giờ giáo hoàng Francis có nói với tôi rằng "JB Vinh thực sự là một con cừu" thì tôi vẫn bảo đó là sai vì anh ta rõ ràng là không có sừng, không có lông xù, không đi bằng 4 chân dù rằng có thể anh ta có tư duy của một con cừu (bài viết này gọi "con cừu", "con chiên" là tôn trọng sở nguyện của JB). Nhưng xem ra đối với những người vẫn tin rằng "mặt trời quay quanh trái đất" thì điều đó là đòi hỏi quá sức. Bởi lẽ đó, anh ta sẵn sàng cho tất cả những điều người khác nói mà không hợp ý anh ta và chủ chăn của anh ta là "ngây ngô" nên "không phải mất thời giờ để bàn về chuyện liệu những người như tác giả bài viết này có trình độ về lý luận hoặc hiểu biết ra sao". Một trong những điều "ngây ngô" như anh ta quan niệm là: Đơn cử, tác giả của bài báo được tờ báo Nhân Dân của Đảng trân trọng, viết những câu như: “Tôi không biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần”. Con chiên này cho rằng bất cứ ai không biết "chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần” thì đều là "ngây ngô"! Vậy tôi sẽ phân tích để xem kẻ nào mới thực sự là "ngây ngô".

Cái điều "cộng sản vô thần" mà các giáo dân như JB mang ra hù dọa lẫn nhau thực chất là một trong những chiêu trò tâm lý chiến của Mỹ ngụy và Ki tô giáo nhồi nhét cho con chiên từ hàng chục năm trước để tạo ra sự đối lập giữa cộng sản và tôn giáo nhằm tách họ ra khỏi sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Một người có suy nghĩ bình thường chí ít cũng phải đi tìm hiểu xem câu đó nghĩa là gì, đúng hay sai, từ đâu ra,.. chứ không nhắm mắt nghe theo mù quáng nhưng đàn cừu thì chỉ cần biết cứ chủ chăn nói ra thì là chân lý rồi. Một trong những lý lẽ mà những kẻ như JB hay rêu rao là Marx dạy rằng "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" để từ đó suy diễn ra "tôn giáo là tệ nạn cần dẹp bỏ như thuốc phiện". Đây là câu được cắt xén (nghề của "chàng" mà!) từ Lời nói đầu cuốn "Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel". Nguyên văn Marx viết trong sách như sau:
"Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".
Người có khả năng đọc hiểu sẽ dễ dàng hiểu rằng ở đây Marx muốn nhấn mạnh đến chức năng xã hội và tính 2 mặt của tôn giáo: là "thuốc giảm đau" trước những vấn đề bức bối của cuộc sống nghèo nàn và bị áp bức nhưng cũng là "chất gây nghiện" cho những người lạm dụng, khiến họ quên đi thực tại và cam chịu thay vì đấu tranh cho quyền lợi của mình. Như vậy, chính những kẻ lợi dụng tôn giáo để bịt mắt nhân dân nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng mình mới chính là kẻ thù của tôn giáo đích thực, nhân quyền đích thực. Chủ nghĩa cộng sản (CNXH khoa học) như mọi ngành khoa học tiến bộ khác thì đều là "vô thần", tức không tin hoặc không lấy yếu tố thần thánh siêu nhiên làm căn cứ cho nghiên cứu của mình, chứ không có nghĩa là "kẻ thù" của tôn giáo. Trong một đất nước thì có người theo đạo này, đạo kia và người không theo tôn giáo nào cả (lương dân). Vậy theo cái lý lẽ của con chiên JB thì những lương dân ấy, tức người "vô thần", cũng là kẻ thù của tôn giáo à? Do đó, chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo, sợ ánh sáng khoa học làm mọi người nhận ra bản chất của mình nên mới cuống quýt chụp mũ cho khoa học (CNXHKH, thuyết tiến hóa của Darwin,...) là kẻ thù của mình với ảo tưởng kêu gọi những cuộc thánh chiến vào thành trì của khoa học. Nhưng khổ nỗi, "thời oanh liệt" nay còn đâu!

CNCS của Marx là một ngành khoa học nghiên cứu về bản chất, sự vận động của kinh tế - chính trị và xã hội loài người, từ đó đưa ra đường lối, phương thức quản lý, xây dựng xã hội. Điều này là hiển nhiên đối với con người hiểu biết, dù đồng tình hay không với những quan điểm của Marx. Vậy mà con cừu (cứ cho là có hiểu biết) JB lại quan niệm rằng "trẻ con cũng không khỏi phải 'bật cười' về" nhận thức "chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng quản lý xã hội và đảng cầm quyền chỉ lấy tư tưởng quản lý xã hội chứ không “đóng khung” tư tưởng của người dân". Thử hỏi "chế độ cộng sản vô thần" này có bắt các con chiên phải từ bỏ chủ chăn của mình để trở về làm con người "vô thần" không hay chỉ thấy các giáo dân (theo lệnh của chủ chăn) sử dụng hôn nhân để ép buộc người ngoại đạo gia nhập đạo mình, sử dụng tình cảm huyết thống để ngăn cản những người không theo ý chủ chăn? Vậy ai là kẻ thực sự "đóng khung tư tưởng" người dân?

Ai là giáo gian?

Trong bài viết của mình, Vinh "văng miểng" cáo buộc một số người là giả mạo giáo dân, do hệ thống truyền thông của nhà nước "dàn dựng" bằng những lời lẽ chung chung như "bị giáo dân 'bóc mẽ', sự bịa đặt bị phê phán là 'trắng trợn nhớp nháp' này đã bị 'vạch trần' trước muôn dân và dư luận quốc tế", "gán ghép sượng sùng đã bị lật tẩy nhanh chóng sau đó". Nếu chỉ tư duy một cách logic thì cũng hiểu rằng những giáo dân mà muốn lách ra khỏi những giáo lý và áp đặt của chủ chăn để thể hiện chính kiến của mình (khác với mong muốn của chủ chăn và những con chiên như JB) thì cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, công hội, đồng đạo (ngày xưa còn phải đối mặt với giàn thiêu nữa) nên họ phải bí mật là điểu đương nhiên. Nhưng khi có những người can đảm vượt qua những rào cản đó thì JB lại cho rằng họ là những kẻ "mạo danh" hoặc "đầu óc không bình thường". Đó là 2 trường hợp gần đây nhất mà chúng ta sẽ xem xét ngay sau đây.

Trường hợp 1 - ông Nguyễn Quốc Hiếu: Vinh "văng miểng" viết rằng "Đài truyền hình dùng cách dựng ra một “Linh mục ở Bắc Ninh”. Màn kịch này nhanh chóng bị giáo dân 'bóc mẽ', sự bịa đặt bị phê phán là 'trắng trợn nhớp nháp' này đã bị 'vạch trần' trước muôn dân và dư luận quốc tế".
Sự thực là thế nào?
Chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình Trung ương VTV1 có đoạn phóng sự "Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992", trong đó phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Hiếu, với dòng chữ chú thích "Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh". Hai ngày sau, tòa giám mục Bắc Ninh ra thông báo xác nhận "Giáo phận Bắc Ninh Không Có Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu". Vậy là các con chiên dạng như JB vặn loa hết cỡ để lu loa với thiên hạ rằng "VTV dàn dựng linh mục ở Bắc Ninh". Thiếu điều bắn pháo hoa ăn mừng vì "chiến tích" này! Nhưng bản chất sự việc có đúng như họ nói vậy không? Bất cứ ai ngoại đạo mà không có hứng thú tìm hiểu về ngóc ngách Ki tô giáo thì cũng chẳng để ý đến cha cố, cha xứ, linh mục, cha đạo, phó tế, giám mục,.. khác nhau thế nào. Do đó, việc ông Nguyễn Quốc Hiếu được chú thích là "linh mục" thì cũng có thể hiểu là do sự hiểu biết có hạn của nhân viên nhà đài về cơ cấu giáo hội, nhất là khi ông này có cái chức danh khá kêu "Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết công giáo tỉnh Bắc Ninh". Chức danh này của ông Hiếu là thật và ông Hiếu cũng là một người theo Ki tô giáo nên không thể nói nhà đài "dựng" ông ấy lên.


Vậy "Ủy ban đoàn kết công giáo" là gì mà tại sao một người có chức danh như vậy lại bị con chiên JB và chủ chăn của mình "tẩy chay"? Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có mục đích "đoàn kết rộng rãi mọi người Công giáo, cùng toàn dân xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình, được xác quyết theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” và nhiều Thư chung sau đó", trong đó có những phong trào thi đua "Kính Chúa - yêu nước" và "sống tốt đời, đẹp đạo...". Tiền thân của tổ chức này là Ủy ban Liên lạc những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, Yêu hòa bình, gọi tắt là Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc, là tập hợp những người Công giáo "dám" chống lại sắc chỉ "không cộng tác với cộng sản" của Giáo hoàng Pio XII (1949) để cùng nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (trong khi phần còn lại theo Pháp chống lại Việt Minh!). Trong kháng chiến chống Mỹ, tại miền Nam cũng có một tổ chức tương tự là Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước, sát cánh cùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, chống lại ngụy quyền Việt Nam cộng hòa (một chính phủ mà chóp bu cũng toàn là con chiên của giáo hội La Mã). Ủy ban Đoàn kết tôn giáo Việt Nam hiện nay là tổ chức được hình thành dựa trên sự hợp nhất của 2 tổ chức công giáo yêu nước trên (1983).
Như vậy có thể hiểu được vì sao mà thành phần "chỉ yêu nước Chúa" như JB lại hằn học với những giáo dân chân chính "kính Chúa - yêu nước Việt", rêu rao rằng Ủy ban Đoàn kết Công giáo là "cánh tay nối dài của Cộng sản" mà không thèm quan tâm đến việc quê cha đất tổ mình đã có từ ngàn đời trước khi "cánh tay nối dài của giáo hội La Mã" vươn đến đây. Miệng họ leo lẻo "cộng sản vô thần" nhưng cũng chính họ chụp mũ những người công giáo chân chính là "tay sai cộng sản". Thật tình tôi không hiểu vì sao cái "chế độ cộng sản tàn bạo, vô thần" này lại cứ để cho những kẻ có truyền thống chống tổ quốc, hại nhân dân như vậy được yên ổn "hành nghề chống chế độ" như vậy? Thật là "tàn bạo" quá đi!

Sau khi đọc bài viết này của ông Nghĩa, con chiên "văng miểng" cho rằng "buộc phải nghi ngờ về sức khỏe tâm thần của ông" vì"trong đất nước Việt Nam này, hẳn không ai không biết (ngoại trừ những người cộng sản vô thần) rằng chưa có một giáo dân nào dám hỗn xược xưng “tôi” trước một linh mục chứ chưa nói đến với Giám mục hoặc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Điều đó không chỉ là quy định, mà là sự tôn kính tối thiểu cần có đã thấm vào máu của mỗi giáo dân" (sic) và "ở Giáo hội Công giáo không có quan niệm hỗn mang kiểu “đồng chí cha, đồng chí con, đồng chí vợ, đồng chí chồng”. Bức thư phần đầu xưng “Tôi”, phần sau xưng “Con” như một sự 'hoang tưởng' của một người có đầu óc không bình thường".
Đọc qua những dòng trên, quả thật tôi cũng "buộc phải nghi ngờ về sức khỏe tâm thần của" ông chiên JB, bởi lẽ anh ta đã "hoang tưởng" đến mức cho rằng "trong đất nước Việt Nam này, ngoại trừ những người cộng sản vô thần" thì ai cũng phải biết về lề lối xưng hô, tôn ti trật tự của giáo hội. Không biết Phật giáo, Cao Đài, Hồi giáo, Hòa Hảo,... có "huấn luyện" giáo dân của họ về điều đó hay không nhưng tôi thấy lương dân như tôi cũng không phải là ai cũng biết điều mà anh ta cho rằng "không ai không biết" ấy. Đương nhiên là trong giáo hội công giáo sẽ không có cái danh xưng "đồng chí cha, đồng chí con, đồng chí vợ, đồng chí chồng" mà chỉ có "cừu cha, cừu con, cừu vợ, cừu chồng" nên JB tỏ ra rất phấn khích khi đọc được chữ "tôi" trong bài viết của ông Nguyễn Trọng Nghĩa. Nếu chịu khó suy nghĩ và chịu khó hiểu thì chúng ta thấy rằng bài viết này chia làm 2 phần: phần trình bày ý kiến của ông Nghĩa về bản góp ý của Hội đồng giám mục gửi cho Sách hiếm nên xưng "tôi" và một phần gửi gắm tới các vị chức sắc giáo hội để giải thích cho hành vi "phạm thượng" này trong trường hợp họ đọc được bài viết nên xưng "con" (mục "Tại Sao Phải Góp Ý Bản Góp Ý Của Các Vị Giám Mục").
Để củng cố giả thiết của mình, anh Vinh "văng miểng" mời thêm vài "diễn viên quần chúng" ra làm bình phong: "Người dân địa phương cho biết ông có hiện tượng đầu óc bị 'man mát', hay không bình thường về thần kinh, sức khỏe tâm thần. Gặp gỡ linh mục Chánh xứ, ông nội của ông Nghĩa đã than phiền về sự mâu thuẫn giữa ông Nghĩa với ông nội và cha mẹ ruột, người ông nội cũng cho hay đã không gặp gỡ và tỏ ra lo lắng cho ông Nghĩa về mặt nhân cách và đạo đức."
rồi reo lên sung sướng:
"Thế có vẻ là đã quá rõ. Một người không còn giữ các lề luật Giáo hội, không tham gia, không còn liên hệ với giáo hội đã chục năm nay, bỗng nhiên được Báo Nhân Dân gọi là “Công dân theo Thiên Chúa giáo”?"

Thật là "cười rung cả rún" với con chiên "văng miểng" này. Tác giả bài viết tự xưng là "giáo dân giáo xứ Cao Lãnh", báo Nhân dân đăng là "Công dân theo Thiên chúa giáo"  thì có gì là sai mà con chiên JB cứ làm như thể tờ báo này tự ý gắn cái mác đó cho tác giả vậy. Giả sử cáo buộc của JB rằng ông Nghĩa đã "không còn giữ các lề luật Giáo hội, không tham gia, không còn liên hệ với giáo hội đã chục năm nay" là đúng thì không lẽ tờ báo này phải có trách nhiệm về Cao Lãnh để điều tra xem tác giả có phải là một giáo dân hay không thì mới được đăng bài? Không lẽ danh xưng "giáo dân" là một cái gì đó ghê gớm đến mức phải được xác minh trước khi ý kiến của họ được đưa ra cộng đồng? Ôi thế thì còn gì là "tự do ngôn luận" nữa!!!
Chưa hết, đến cả việc cho rằng ông Nghĩa "đã không còn liên hệ, không tuân phục những nguyên tắc, quy định" "nghĩa là anh đã tự đứng ra ngoài hàng ngũ công giáo" thì xem ra con chiên này đã tự ý tạo ra giáo luật cho riêng mình. Theo giáo luật của Giáo hội Ki-tô giáo La Mã hiện nay thì một giáo dân chỉ bị vạ tuyệt thông khi:
  1. Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết.
  2. Ai ném bỏ Bánh Thánh, lấy hoặc giữ với mục đích phạm thánh, bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
  3. Người nào hành hung Đức Thánh Cha sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
  4. Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết.
  5. Tư tế hành động ngược lại các quy định ở điều 977, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
  6. Linh mục giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, phải bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
  7. Giám mục nào không có ủy nhiệm thư giáo hoàng mà phong chức giám mục cho người khác, cũng như người nào được thụ phong do giám mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Vậy thì, với những gì mà JB kể lể, rõ ràng ông Nguyễn Trọng Nghĩa vẫn chưa từng bị rút phép thông công bởi giáo hội, hay nói cách khác là ông vẫn đang trong tình trạng "hiệp thông" với giáo hội. Còn tại sao ông Nghĩa không liên hệ với giáo hội hoặc mâu thuẫn với gia đình (nếu là thật) thì hoàn toàn dễ hiểu bởi những gì ông ấy đã làm, đã thể hiện (với khát khao không là một con chiên mù quáng) là trái với chủ trương "đóng khung tư tưởng cừu" của giáo hội. Mà trái với ý của những người nhân danh Chúa thì đương nhiên phải là những kẻ "đầu óc bị 'man mát', hay không bình thường về thần kinh, sức khỏe tâm thần" chứ còn gì!!! Nếu "bình thường" như các con chiên khác thì ông Nghĩa đã không có những câu hỏi "phạm thượng", "móc họng" các bề trên thế này: Khi Đức Tin Bị Thử Thách Ta Phải Làm Gì? Vì không "bình thường" như các con chiên khác nên ông Nghĩa không thể an phận đờ đẫn vểnh tai mà nghe những giáo huấn thế này:
Trích tuyên ngôn chính thức của đạo Tin Lành tại Việt Nam.
1) “ Mọi giao ước mà các thế hệ trước của dân tộc Việt Nam đã lập với (quỉ – tqd) Sa-tan, từ nay đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Amen”.
2) “Nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ, chúng tôi công bố: nước Việt Nam và mọi người Việt Nam, vốn là tài sản của Đức Chúa Trời, nay đã được dâng trả lại cho Ngài, tùy ý Ngài sử dụng cho vinh hiển của Ngài”.
3) “…với tư cách làm chức thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, một dân thánh biệt riêng cho Ngài, ngay bây giờ hiệp làm một như một người, đại diện cho thân thể của Đấng Christ tại Việt Nam, đại diện cho dân tộc Việt Nam ở trước mặt Đức Chúa Trời”.

Sách hiếm, Giao điểm là tay sai của Cộng sản?

Mũi nhọn cuối cùng của con chiên "văng miểng" chĩa vào hệ thống truyền thông của Nhà nước và báo Nhân dân là cáo buộc 2 trang web Sách hiếm và Giao điểm là công cụ của Nhà nước để "mang danh Phật Giáo để đâm lưng Công giáo". Cơ sở của cáo buộc này là "một 'văn bản yêu cầu' Tổng cục Hải Quan Việt Nam 'hỗ trợ' một Việt Kiều đưa 420 quyển tạp chí 'Giao Điểm' được in trong nước đưa ra nước ngoài để 'phục vụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta'". Đây là một chuyện đã xảy ra cách đây 5 năm và đã được các bên liên quan làm rõ tại đây: Phỏng Vấn Ông Bùi Hồng Quang Về Một Văn Thư của Cục An Ninh. Không biết có phải JB nghĩ rằng chuyện đã quá lâu, không ai biết nên "khai quật" lên để "nhát ma" thiên hạ?
Vì chuyện đã quá lâu và đã có giải thích của người trong cuộc nên tôi chỉ điểm sơ qua thế này:
- Giả sử những chứng từ kia là "đồ thật" thì việc hỗ trợ đó cũng là rất bình thường nếu không muốn nói là cần hoan nghênh. Cụm từ "phục vụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta" có thể hiểu rằng: 1) việc hỗ trợ Việt kiều in ấn / phát hành / truyền bá văn hóa trong nước ra nước ngoài nói riêng, các ngành nghề khác nói chung là chủ trương, là chính sách của Đảng và nhà nước, để từ đó kêu gọi Việt kiều yên tâm về nước đầu tư; 2) Vì đây là những ấn phẩm "thuần túy tôn giáo" nên có tác dụng tuyên truyền đường lối, chính sách về "tự do tôn giáo" của Đảng và nhà nước. Và thực tế nội dung của các ấn phẩm này (tạp chí Giao điểm số 65) chẳng có gì liên quan đến việc tuyên truyền cho CNCS cả.
- Tạp chí Giao điểm được thành lập từ 1990, trước cả khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Nếu quả thực đó là "tay sai của CSVN" thì chúng ta rất nên tự hào khi đã có một tạp chí thuần tôn giáo hình thành và phát triển "sâu gốc bền rễ" trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Đó là cái tát thích đáng vào những cái mồm leo lẻo rằng Việt Nam ngăn cấm tự do tôn giáo.

Con chiên Nguyễn Hữu Vinh với cái tư duy cừu của mình không thể hiểu được điều đó nên gân cổ lên rằng: "Người ta mệnh danh Phật giáo để 'điên cuồng xuyên tạc' và 'chống phá Công giáo'. Việc 'đánh phá Công giáo' ở những trang này có thể coi là sự bất chấp sự thật, bất chấp lý lẽ, bất chấp luân thường đạo lý, miễn đúng như định hướng mà Đảng CSVN đã đưa ra. Người ta có vẻ không cần quan tâm đến những gì Đức Phật đã dạy, những nguồn gốc sự đau khổ của con người Việt Nam, miễn là làm 'vừa lòng ông chủ' và cơn 'hận thù mù quáng' của họ".

Thứ nhất, với những gì tôi đọc trên trang Sách hiếm thì tất cả các bài viết mà JB cho là "chống phá Công giáo" đều có ký tên rõ ràng của người viết chứ không hề nhân danh Đức Phật hay Phật giáo hay thậm chí là Phật tử.

Thứ hai, theo tôi đọc thì những tác giả như GS Trần Chung Ngọc, GS Nguyễn Mạnh Quang,... trích dẫn ngay từ kinh thánh ra và có chú thích rõ ràng chứ chẳng hề "điên cuồng xuyên tạc" như con chiên JB vu cáo. Tôi cũng thấy có nhiều con chiên và chủ chăn khác vào đấu lý với các tác giả này và đều được "dắt tay chỉ dẫn" từng chỗ, từng chỗ trong thánh kinh.

Thứ ba, nếu muốn "chống phá Công giáo" thì Nhà nước Việt Nam đâu cần phải "mệnh danh Phật giáo" làm gì vì những bê bối của Ki-tô La Mã được liệt kê đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông nước ngoài đó thôi: nào là 7 núi tội ác, nào là ấu dâm, nào là tham ô - bài bạc,... Trong khi đó, truyền thông của cái chế độ đang bị tố là "chống phá công giáo" lại chẳng hề mặn mà gì với việc phơi bày bản chất của các vị buôn thần  bán thánh này, thậm chí còn ca ngợi và cổ vũ cho những người Công giáo chân chính sống tốt đời đẹp đạo. Thế mới lạ chứ!

Thứ tư, Nhà nước Việt Nam chẳng có lý do gì để chống Công giáo nếu tôn giáo này hoặc những người lợi dụng nó không làm những điều gây tổn thương đến lợi ích quốc gia vì có một thực tế là khi kinh tế - khoa học kỹ thuật càng phát triển thì người dân càng có xu hướng tự giải thoát mình khỏi thân phận con cừu cho người khác chăn. Theo số liệu từ World Christian Database thì số người theo Kitô giáo tại châu Âu (cái nôi của đạo này) đã giảm từ 38,5% dân số năm 1970 xuống còn 23,7% dân số năm  2012.

Thứ năm, con chiên JB cũng như những kẻ lợi dụng tôn giáo làm chính trị luôn lải nhải cái luận điệu ngu dốt "cộng sản vô thần, đàn áp tôn giáo" nhưng khi có vấn đề với các tôn giáo khác hoặc với chính những người trong tôn giáo của mình (Ủy ban đoàn kết tôn giáo) thì lại cáo buộc họ là "tay sai cộng sản"! Tại sao cộng sản lại chỉ "chống công giáo" mà không chống các tôn giáo khác?

Thứ sáu, JB cho rằng Sách hiếm, Giao điểm (đứng sau là Đảng CSVN) có "hận thù mù quáng" với Ki-tô giáo nhưng chẳng hề nói ra được đó là hận thù vì cái gì, như thế nào. Đây là một sự chụp mũ vô căn cứ vì khi đọc các trang web này, người đọc sẽ thấy các bài viết đều có chú thích rõ ràng nguồn gốc của thông tin (hầu hết là trích dẫn từ kinh thánh!) và mục đích của người viết dường như là để "giải độc tín ngưỡng" cho những người bị lợi dụng hoặc thiếu hiểu biết. Cũng may là con chiên JB đang sống dưới "ách cai trị của độc tài cộng sản" chứ sống ở "thế giới tự do Hoa Kỳ" thì chắc cũng sẽ chung cảnh ngộ với con chiên Thomas Nguyễn (Nguyễn Văn Thạch), người bị tòa án Mỹ tuyên phạt hơn 150 ngàn đô la Mỹ vì tội vu không Giao điểm là cộng sản.

Nói tóm lại, đọc qua bài viết của con chiên JB Vinh "văng miểng", tôi chỉ thấy ở đó có sự cùng quẫn về lý lẽ, hiểu biết, tâm thức của một kẻ mắt không nhìn quá ngọn roi, tai không nghe quá được những mệnh lệnh chăn dắt của chủ chăn nhưng lại ôm mộng tưởng chống lại cả thế giới bên ngoài cái chuồng của mình.

2013/04/03

Vấn đề người giáo dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(TG&DT) - Chúng con tha thiết mong Giáo hội chúng ta cũng như toàn các giáo phận, giáo xứ, giáo họ… được sinh hoạt bình thường như các tôn giáo bạn hiện tại, để giáo dân chúng con được an cư lạc nghiệp, được bình an. Thật ra mọi người có quyền suy nghĩ và nói lên suy nghĩ tiêu cực của mình. Điều quan trọng là việc góp ý có chính xác và hợp lý chăng!
Mọi tầng lớp nhân dân  trong xã hội hiện nay tại Việt Nam, được quyền tham gia góp ý để xây dựng  một bản Hiến Pháp hoàn chỉnh hơn, trong đó, giới trí thức và tôn giáo đã năng động và có nhiều ý kiến sáng tạo sâu sắc nhất. Đó là chủ trương của đúng đắn của cơ quan lập pháp.

Tuy nhiên, không tránh khỏi một vài thành phần lợi dụng sự phóng khoáng nầy để mưu đồ xuyên tạc đường lối, chính sách Nhà nước, thậm chí xem việc góp ý là đòn bẩy để Nhà nước nắm được ý đồ đen tối của các đối tượng. (Không cần lợi dụng sự góp ý nầy , Nhà nước cũng nắm rõ từng ý đồ đen tối đó).

Thật ra mọi người có quyền suy nghĩ và nói lên suy nghĩ tiêu cực của mình. Điều quan trọng là việc góp ý có chính xác và hợp lý chăng!


Trong số góp ý tập thể cũng như cá nhân, hầu như có nhiều điểm chung mà văn bản của 72 nhà trí thức cũng như của HĐGMViệt nam được hệ thống hóa. Mang tính thẳng thắng, xây dựng, cũng không thiếu đả kích, thậm chí thiếu thiện chí xây dựng, đả phá theo luận điệu cũ rích của những người luôn toan  tính  chống phá chế độ, đất nước này (đương nhiên, vì tự do ngôn luận mà).

Những góp ý như vậy sẽ được Hội đồng góp ý sử đổi Hiến pháp lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc để đưa ra trình các ý kiến chung nhất đại diện cho mọi giai tầng xã hội trên cơ sở tôn trọng luật pháp và các nguyện vọng tâm huyết xây dựng đất nước của mọi giai tầng xã hội. Điều đáng nói ở đây, những góp ý chỉ là góp ý chứ chưa phải là văn bản pháp quy được chính thức  hợp pháp, (đã là văn bản góp ý thì không thể được xem là văn bản pháp quy) thế mà văn bản góp ý của Hội Đồng Giám Mục đã được các Linh mục ở giáo phận Vinh cho phổ biến học tập trong toàn các giáo phận, giáo xứ. Tổ chức cho giáo dân ký tên sau các buổi thánh lễchụp ảnh quay phim tán phát lên các trang mạng. Cha trẻ Thư ký TGM Nguyễn Văn Hương ra văn bản yêu cầu các giáo xứ phải lên tiếng, ghi danh ủng hộ vào bản góp ý Hiến pháp vào các trang mạng xã hội. Thậm chí nhiều cha thuyết giảng kích động kêu gọi chúng con chống lại chính quyền, bất hợp tác với các, phản kháng các cuộc vận động tham gia các phong trào thi đua yêu nước với tư cách công dân tốt.

Người công giáo lo lắng và nghiêng ngả lòng tin cả với chính quyền và giáo hội. Chúng con nghĩ việc phổ biến để tín đồ nắm rõ ý kiến của HĐGM là khác mà việc cho học tập nhuần nhuyễn như học tập một “nghị quyết”, tổ chức các cuộc lấy chữ  ký ủng hộ, bắt phải lên tiếng lại là việc khác; nếu xem đó là văn bản pháp quy có giá trị tuyệt đối buộc Nhà nước phải áp dụng, thì đây là một ý đồ lợi dụng tôn trong việc góp ý của nhân dân thành một tiếng nói của một lực lượng mang tính thống nhất; như vậy văn bản: “nhận định và góp ý” không còn ý nghĩa của nó mà vượt ra khỏi phạm vi cho phép để biến chúng thành tiếng nói, thành chủ trương  thống nhất không thay đổi của một tổ chức tôn giáo. Việc cha Thư ký Nguyễn Văn Hương ra lời kêu gọi ép buộc chúng con như thế… Liệu việc làm như thế có thành công hay càng tạo thêm hố sâu ngờ vực cho nhau? Mà chúng con nghi ngờ mục đích của những việc làm này là gì? Nếu vì sự thánh hóa của Thiên chúa thì có lẽ nên chú trọng vào những việc làm thiết thực hơn trên quê hương xứ Nghệ đang “giàu mưa nắng, đói nghèo này” này hơn là lo chuyện bao đồng. Với tư cách một công dân xứ Nghệ, con thiết nghĩ các cha nên hành xử như một công dân với thành tâm xây dựng đất nước trong lúc khó khăn giặc ngoài quấy rối, kinh tế sa sút hiện nay, để đất nước ngày một sáng hơn thì nhà nước mới từng bước ổn định và cởi mở.

Nếu chúng ta cứ tạo ngờ vực nhau, không tin nhau thì tự chúng ta làm khó nhau thôi. Chúng con là những tín đồ ôn hòa, chăm chỉ làm ăn không muốn các cha đẩy chúng con vào thế luôn bất ổn, có khi là vi phạm luật pháp, không muốn đẩy giáo hội vào thế đối lập dai dẳng khi mà Giáo hội Mẹ của chúng ta luôn thích nghi với mọi hoàn cảnh, khuyên chúng ta luôn chấp hành luật pháp thế tục. Những chống đối chủ Nghĩa Cộng Sản trước kia từ Trung Quốc, Liên Sô và bây giờ, vẫn là do vài cá nhân các Giám mục, các Linh mục chứ chưa bao giờ có tiếng nói phát động chính thức của Giáo hội Mẹ chúng ta. Phúc âm trong lòng dân tộc và Người công gíao tốt phải là người công dân tốt luôn là nguồn sáng để chúng con hướng tới.

Chúng con tha thiết mong Giáo hội chúng ta cũng như toàn các giáo phận, giáo xứ, giáo họ… được sinh hoạt bình thường như các tôn giáo bạn hiện tại, để giáo dân chúng con được an cư lạc nghiệp, được bình an.


Giáo dân xứ Ngh
2/4/2013

2013/04/02

Góp Ý Của Giáo Dân Về Bản Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Góp Ý Của Giáo Dân về Bản
“Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 (Sửa Đổi Năm 2013) Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – Các Giám Mục Công Giáo Việt Nam”
***

Tôi tên Nguyễn Trọng Nghĩa,  là giáo dân giáo xứ Cao Lãnh – giáo  phận Mỹ Tho, ngụ tại số 37, đường Điện Biên Phủ, xã Mỹ Trà, Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.



Vừa qua trên các  diễn đàn mạng điện tử đã xuất hiện một thư góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) của các Giám mục Việt Nam. Thiết nghĩ việc góp ý bản dự thảo sửa đổi hiến pháp là quyền và việc cần thiết của mỗi công dân Việt Nam, là việc làm thể hiện chính kiến chính trị của mỗi cá nhân trong xã hội.
Đáng lẽ việc góp ý không có gì để một giáo dân – công dân phải quan tâm và quá quan trọng để phải gửi thư góp ý, nhưng vì đây là bản góp ý có liên quan đến chính kiến – chính trị của các vị Giám mục – là những chủ chăn của chúng tôi, là những vị chăm sóc phần hồn cho chúng tôi. Sau khi xem bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp của các Giám mục Công giáo Việt Nam – Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) tôi có mấy điều góp ý như sau (dàn bài dưới đây, số I, II, III,... là theo sát dàn bài của Bản Nhận Định... của Các Giám Mục Việt Nam): (xem HDGM.php)

=>Các Giám mục đã ghi: (xem HDGM.php#I“….Bản dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để các quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế”?
Góp ý của tôi: Nhận định của các vị chưa đầy đủ và thuyết phục ở các điểm “liệt kê khá đầy đủ” những quyền căn bản của con người vì theo tôi được biết từ bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền thì không phải đã liệt kê “khá đầy đủ” mà thực tế là đã “đầy đủ” các quyền căn bản trong tuyên ngôn nhân quyền; Việc “hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế?” là trăn trở của các GM và cũng là của nhiều người nhưng trong “nhận định” tôi thấy rằng ý tứ của các GM cho rằng chính quyền đã không “hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế?”. Tuy nhiên, điều cần thiết trong nhận định là phải chứng minh nhận định của mình đúng, điều đó cần thể hiện rằng chủ trương hay chính sách nào đã không “hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế?” vì nếu có nơi nào đó có sai trái thì đó theo tôi chỉ là thực trạng của một địa phương nào đó chứ không phải là chủ trương của chính sách hay chủ trương. Vậy thì nhận định của các GM trong 2 ý này là chưa toàn diện và khách quan!!!???

=> Các GM đã ghi: “Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học nghệ thuật (điều 43), quyền tự do  tín ngưỡng (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng  Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khả nhượng? Hiến pháp cần  phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân”.
Góp ý của tôi: Có lẽ các GM chưa có điều kiện tìm hiểu cặn kẽ về bản dự thảo hiến  pháp cũng như những lý luận nền tảng đã được công khai khi xây dựng bản dự thảo này, vì tôi thấy rằng các GM không phân tích ý nghĩa của từng điều khoản trong hiến pháp nên đã nhận định chưa đúng với những gì mà tôi đã biết qua các cơ quan truyền thông  đại chúng.
Vấn đề “tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết” là chưa đúng vì theo tôi được biết chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng quản lý xã hội và đảng cầm quyền chỉ lấy tư tưởng quản lý xã hội chứ không “đóng khung” tư tưởng của người dân.
Quyền tự do ngôn luận hẳn không phải bao gồm quyền “phỉ báng” hay xúc phạm đến người khác hay xuyên tạc nói không đúng một cách cố ý… Quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật cũng không bao gồm sáng tạo nên những tư tưởng cực đoan hay mê tín, đó cũng không phải là quyền sáng tạo hay dựng đứng sự việc để bài xích một hệ tư tưởng khác…. Cũng thế, quyền tự do tín ngưỡng cũng bao gồm quyền tự do không tín ngưỡng và cũng không được nâng tôn giáo mình lên và hạ thấp tôn giáo khác….
Đảng cầm quyền quản lý một xã hội có nhiều người dân thì cần có những chuẩn mực về ngôn phong để giáo dục đạo đức cho con người trong xã hội chứ không phải để bắt người dân “nói theo” đảng. Điều này cũng như giáo dân luôn hiệp thông cùng giáo hội, điều này chúng ta đã trở nên khác biệt với người Tin Lành vì chúng ta chỉ được hiểu kinh thánh từ giáo hội chứ không phải tự do tùy ý giải nghĩa kinh thánh.
Như vậy, các quyền được đề cập (a) theo tôi tự thân nó được “tự do” theo cụ thể của nó là pháp luật và pháp lệnh tương ứng và nếu có vấn đề thì chỉ cần điều chỉnh ở luật và pháp lệnh chứ không cần thiết điều chỉnh ở hiến pháp; (b) Tôi không biết chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa vô thần, nên nếu có thể xin hãy chứng minh nhận định này của các GM, vì khi nhận định về một cá nhân hay tổ chức mà không toàn diện, cụ thể hay  khách quan thì ý kiến của các GM trở nên chủ quan, thiên kiến và thiếu hiểu biết. Tôi nhận biết cụm từ “cộng sản vô thần” xuất phát từ sự xuyên tạc của những người chống cộng sản từ ý thức hệ như là sự đối trọng giữa “tư bản” và “cộng sản” của thế kỷ trước.
Hiện tại tôi nhận biết rất nhiều người cộng sản có tín ngưỡng của rất nhiều tôn giáo và là của hầu hết các tôn giáo phổ biến, bản thân những người không có tín ngưỡng phổ biến cũng vẫn thờ cúng tổ tiên… vậy thì nhận định người cộng sản vô thần theo tôi là chưa đúng và quá thiên kiến hay chỉ là nhận định chống cộng sản không suy xét!
Những quyền được hiến pháp và pháp luật quy định thì chắc chắn không phải là ân huệ được ban phát cho, và khi đã được ghi vào hiến pháp và pháp luật thì chắc chắn đó là quyền phổ quát, những quyền được ghi vào luật là quyền bất khả xâm phạm và dĩ nhiên là bất khả nhượng! Tôi thấy rất lạ khi các GM không biết điều này và không phân tích hay hiểu một điều hết sức đơn giản này. Tất cả những quyền mà các GM đề cập đều có chế tài nếu cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm, tôi biết  điều này vì tôi đã xem rất kỹ những luật này và cả hiến pháp, các vị GM có tìm hiểu hay không mà sao tôi thấy như là các vị không biết đến??? Do vậy, tôi nhận định rằng trong các trăn trở bên trên mà các vị GM đã đề cập chắc rằng tôi không nhận thấy có mâu thuẫn và bất hợp lý! Trái lại thì tôi thấy các vị GM có nhiều điều chưa sáng trong nhận định của mình!

=> Các GM ghi: “Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Đây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ văn hóa và nghệ thuật”.
Góp ý của tôi: Tôi nhận định rằng hệ tư tưởng hiện tại của đảng cầm quyền là một hệ tư tưởng quản lý xã hội theo một chuẩn mực, và đến nay đã ký kết tất cả các hiệp ước về quyền con người mà liên hiệp quốc cũng như hầu hết các quốc gia tiến bộ về nhân quyền đã ký kết. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia tiến bộ về vấn đề nhân quyền – quyền con người nên nếu nhận định “trói buộc” nên bị “kìm hãm” là không thực và quá thiên kiến hay cố ý gán ghép. Vậy nếu được thì xin các GM cho một chứng minh về “sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam”
Tôi công nhận rằng nếu có sự ràng buộc về tư tưởng một cách cực đoan thì chắc chắn nhiều lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng! Hiện tại, ngành giáo dục nếu có chậm phát triển thì cũng không phải do “hệ tư tưởng” mà là do “trình độ quản lý”. Thực tế, nhiều trường tư thục hay nước ngoài không bị hạn chế bởi một hệ tư tưởng mà vẫn không thể hiện được sự ưu việt hơn cách quản lý giáo dục công lập… Nếu các vị GM có quan tâm đến các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ văn hóa và nghệ thuật thì sẽ thấy rằng các lĩnh vực này hiện đang rất phát triển và phát triển vượt bậc.
Một lịch sử cụ thể quan trọng mà các GM đã bỏ qua trong  quá trình nhận định là: Đất nước chúng ta vừa trải qua chiến tranh chưa lâu và sau đó là cấm vận kinh tế, văn hóa, chính trị suốt 19 năm! Đất nước ta chỉ đang chập chững hội nhập và phát triển nhưng cũng đã đạt rất nhiều thành quả mà thế giới – cộng đồng quốc tế công nhận. Vậy sao các vị GM lại không biết vấn đề này mà không công nhận???

=> Các GM ghi: “Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã trải qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội  của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần  được đón nhận để bổ túc cho phong phú nhưng không thể thay thế…”
Góp ý của tôi: Mọi tính chất tốt của dân tộc đều có thể trở thành truyền thống nếu chúng ta công nhận và xây dựng nó thành một truyền thống! Trong một chu kỳ thời gian mà một tổ hợp con người có thành tích trên một lĩnh vực nhất định thì lĩnh vực ấy chắc chắn là truyền thống của dân tộc đó! Chúng ta vẫn gạn lọc nhiều truyền thống văn hóa để tiếp thu và phát triển một cách tích cực nhất, đó là gạn lọc truyền thống vua chúa phong kiến, đó là những tập tục mê tín dị đoan…Trên cơ sở gạn lọc chúng ta đã tổng hợp cho mình một chuẩn mực nhất định về đạo đức, văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự…. Không phải cái gì cũ cũng quý! Chúng ta có đồ cổ nhưng thức ăn củ thì không thể ăn. Do vậy, chúng ta gạn lọc cái cũ và tiếp thu cái mới một cách chọn lọc để kết tinh thành những “truyền thống” chuẩn mực nhất và tinh túy nhất. Nếu các GM đã đòi hỏi tự do thì chính tư tưởng cộng sản cũng là một tự do! Nếu các Ngài thấy rằng nó chưa tốt thì hãy góp ý để gạn lọc những yếu tố chưa tốt của nó để nó hoàn thiện và phát triển. Nếu các Ngài chống đối cộng sản thì hẳn các Ngài đã thấy những điểm sai của cộng sản, vậy xin các GM chỉ ra để tôi am tường!

1. Tôi đồng ý với đề nghị số 1 (...)
2. Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam là gì? Xin giải thích thêm!
3. Tôi đồng ý một phần, phần việc “…từ khi thành thai đến chết…” (...) có liên quan đến các yếu tố buộc phải “phá thai” nên tôi không đồng ý với quan điểm này.
4. Tôi đồng ý với điều số 4 (...)
5. Tôi đồng ý một phần, phần còn lại tôi có những quan điểm khác như sau: Ở đề nghị số 4 có ghi rằng “…mọi người có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.” Nhưng tại đề nghị số 5 lại cho rằng “Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo…” là một điều chưa đúng vì chúng ta phải suy nghĩ thêm một chiều rằng: Nếu tôn giáo có tiêu cực thì nhà nước cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm về các vấn đề tiêu cực của tôn giáo. Khi chúng ta có tự do bày tỏ thì chính chúng ta cũng đang tuyên truyền và vì vậy cũng không thể gán ghép việc bày tỏ của nhà nước là tuyên truyền được. Hoặc chúng ta phải chấp nhận hoặc đừng đề nghị  là hay nhất.

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định (xem HDGM.php#II) của các vị GM về vai trò của nhân dân trong việc quản lý quyền  bính chính trị và dĩ nhiên nhận định này là “quá”  đúng đắn hoặc đã được ghi rõ trong hiến pháp về quyền này quản lý, giám sát chính quyền được thể hiện khá chi tiết trong từng lĩnh vực thông qua các luật, pháp lệnh. Tôi thường thấy quyền bính chính trị hay quyền giám sát – quản lý của nhân dân luôn xuất hiện ở phần sau của các văn bản quy phạm pháp luật. Có chăng sự giám sát và quản lý của người dân chưa được thực hiện là do trình độ nhận biết của người dân về quyền của mình.
Tôi thấy có mấy nguyên nhân thường xuất hiện trong việc người dân không thể thực thi quyền quản lý, giám sát quyền bính chính trị là: (a) Trình độ học vấn thấp nên không thể tiếp cận với những “quyền” được hiến định. (b) Người dân thờ ơ với “quyền” hiến định, chỉ khi có sự việc xảy ra thì mới “đặt vấn đề về quyền làm chủ” của mình. (c) Do cuộc sống mưu sinh còn khó khăn và khả năng thể hiện trình độ quản lý – giám sát quyền bính chính trị nên người dân gần như “phó thác” quyền hành mà không kiểm tra. (d) Một số cán bộ (thật sự có) có tư tưởng “dân ngu dễ trị” nên tạo nhiều ngăn trở để người dân không nhận biết quyền bính chính trị của mình….

1. Tôi đồng ý một phần ở đề nghị số 1, nhưng cũng chưa đồng ý với nhận định rằng việc đổ hết trách nhiệm “về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết” vì (a) Người dân phải ý thức được quyền bính của mình để thực thi chứ không phải chờ chính quyền đến rồi cho rằng quyền của mình là  do “ban phát tùy lúc tùy nơi”. (b) Trách nhiệm của người dân là phải luôn nhắc nhở chính quyền và cùng chính quyền quản lý xã hội chứ không phải giao phó không kiểm tra rồi “trách” chính quyền lạm quyền khi có sự việc xảy ra. (c) Cần đề nghị chính quyền phải luôn ý thức mình là công bộc – thừa hành quyền của người dân chứ không phải là “cha mẹ” dân.
2. Tôi không đồng ý với  quan điểm số 2 (...) vì mấy lý do sau: 
(a) Đảng Cộng sản khẳng định mình là liên minh của giai cấp công nhân, nông dân và trí thức! Tôi cho rằng quyền bính chính trị là của nhân dân nhưng lãnh đạo nhân dân chính là một bộ phận nhân dân trong đó ưu việt hơn mà cụ thể là liên minh giai cấp có trình độ quản lý xã hội. Hiện tại, Đảng Cộng sản là một liên minh giai cấp có tư tưởng quản lý xã hội có hệ thống, và hệ thống luôn luôn có tổng kết trong quá trình điều hành nên việc trong thời gian nhất định khi xã hội còn nhiều khó khăn như hiện nay và cần nhiều thời gian để ổn định chính trị cho phát triển thì việc “tạm” nương tựa vào một chủ thuyết “ổn định” sẽ giúp  đất nước “ổn định” hơn. 
(b) Dân trí ta còn thấp nên khó lòng đòi hỏi thực hiện tối đa các quyền dân chủ mà cần phải có sự điều chỉnh phù hợp! Tôi có thể liệt kê nhiều vấn đề lớn về vấn đề “dân trí thấp” mà “trình độ học vấn cao” được thể hiện hang ngày của người dân mà chính các vị GM phải thừa nhận rằng chính những điều đó chính quyền cần và nên hạn chế quyền của người dân. Tôi ví dụ: Trong các vụ tai nạn giao thông thì người đứng xem – hiếu kỳ luôn là 99%, hay các vị GM có từng nghe tuyên ngôn thuộc linh của Tin Lành vào cuối năm 2009 chưa? (SH: xem Tuyên Ngôn Thuộc Linh) Nếu các Ngài nghe xong tuyên ngôn thuộc linh thì các Ngài sẽ nói dân trí của ta có cao hay không?....
Tôi đồng ý vấn đề mỗi cá nhân trong chính quyền điều phải chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ của mình, nhưng lại không đồng ý cho rằng “cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả” vì: Dù là thể chế chính trị nào, là đa đảng hay độc đảng thì cũng phải chịu trách nhiệm. Tôi khẳng định rằng dù có là thể chế chính trị mà ở đó đứng đầu là Tổng thống thì chắc rằng vị tổng thống ấy cũng là đại diện cho đảng phái của mình, ông ta chịu trách nhiệm và dĩ nhiên tập thể đảng phái cũng phải chịu trách nhiệm chung.
Tôi thấy vấn đề này không có gì gút mắc ngoại trừ rằng có thể đề nghị việc chịu trách nhiệm cụ thể trước dân của cá nhân và tập thể chính quyền.
(c) Tôi khẳng định rằng càng nhiều đảng phái chính trị hay vô chính trị nắm chính quyền thì chắc chắc nền chính trị với  “dân trí thấp” của chúng ta sẽ bất ổn và hậu quả thế nào thì các Ngài có thể đo đến trong từng lĩnh vực. Và rằng các Ngài có nghĩ với trình độ “dân trí thấp” của chúng ta thì các Ngài có chấp nhận tranh luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau như vấn đề phá thai hay hôn nhân không dùng bí tích hôn phối và không “phép chuẩn” của người công giáo với người ngoài hay không? Tôi ví dụ rằng gia đình tôi sẽ không có bữa cơm ngon nếu trong bữa mà các thành viên điều tranh luận vấn đề theo ý kiến của đảng phái, 5 người theo 5 đảng thì bữa cơm thành chiến trường. Các Ngài có từng thấy các dân biểu khác chính đảng đánh nhautại quốc hội chưa, hay quốc hội phải lén lút thông qua điều luật nào đó mà không mời đại biểu chính đảng phản đối. Chắc hẳn các GM chưa trăn trở điều này nhưng tôi chắc chắc rằng tình hình chính trị ở Việt Nam đến hiện nay là ổn định và tôi muốn điều đó được duy trì!
3. Quyền sở hữu hay “sử dụng” đất đang được tranh luận nhưng thiết nghĩ các vị GM không nên tham gia ý kiến trong phạm vi quyền này vì giáo luật của chúng ta cũng có quy định về tài sản của giáo hội. Trên phương diện quốc tế thì Việt Nam và Vaticăn là 2 quốc gia độc lập về chủ quyền nhưng theo giáo luật thì quyền “tài phán”về tài sản của giáo hội lại vượt ngoài Vaticăn. Điều này có thể gây bất mãn đối với nhiều thành phần trong xã hội nếu một tài sản đất đai của quốc gia nay lại thuộc quyền sở hữu của một quốc gia khác vì chính hiến pháp của chúng ta. Người dân ngoài công giáo thì có thể đòi hỏi  quyền này và ngay cả giáo dân cũng có thể. Nhưng hàng giáo phẩm chúng ta lại có 2 quốc tịch và lại nếu hiến pháp cho phép sở hữu đất đai, thì liệu khi các Ngài không muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì tình huống sẽ trở nên căng thẳng. Mặt khác, nhiều lớp người của nhiều thế hệ cha ông đã hy sinh để có độc lập và chủ quyền lãnh thổ - trong đó có đất đai thì việc quy định toàn dân có quyền sở hữu đất đai là hợp lý và tình. Nếu các Ngài có trăn trở về quyền quản lý đất đai của nhà nước thì tại sao không góp ý cho luật đất đai mà lại đòi quyền sở hữu từ hiến pháp cho thêm rắc rối và dị nghị.
4. Tôi đồng ý với đề nghị số 4.(...)

Vấn đề đề nghị bỏ điều 4 (xem HDGM.php#III) để có được tam quyền phân lập theo tôi là không cần thiết vì:
Điều 74 khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” là đúng và điều 4 “lại khẳng định đảng cầm quyền là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” và các Ngài lại bỏ đoạn sau đó là “đảng hoạt động theo quy định của hiến pháp và pháp luật”. Nếu các Ngài cho rằng Quốc hội “là công cụ”  của đảng cầm quyền thì tại sao Quốc hội lại bắt đảng phải thực hiện theo hiến pháp và pháp luật của Quốc hội. Vậy thì liệu các Ngài hỏi “việc người dân đi bầu các đại biểu quốc hội có ý nghĩa gì?” là câu hỏi chưa sâu sát vấn đề và hầu như không hiểu cơ chế“tam quyền  phân lập” có phân công trách nhiệm là gì?
Tôi đề nghị các Ngài hãy xem lại cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước Việt Nam trước khi các Ngài GM nói “một sự lựa chọn thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?" thì chúng ta hãy tự đặt vấn  đề cho chính mình trong xử lý hôn nhân  khác tôn giáo bằng giáo luật. Luật hội thánh buộc chúng ta khi kết hôn phải thực hiện việc nhận lãnh “bí tích hôn phối”! nhưng nếu một bên không cùng tôn giáo thì chúng ta cũng cho họ “tự do” không phải theo đạo – học giáo lý, không phải rửa tội và cùng nhận bí tích hôn phối…. nhưng chúng ta lại có “phép chuẩn” buộc phải làm nếu không thì không được “thông phần”. Vậy “phép chuẩn” đã cướp đi “tự do” rồi.
Tôi cho rằng các Ngài GM cố tình không hiểu và gán ghép tội “đảng cầm quyền đứng trên luật pháp”! Bản dự thảo khẳng định “đảng cộng sản hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật” thì Tổng Bí thư chính là đảng viên cộng sản và ông ta chỉ đại diện đảng vì họ là “tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách” mà. Vậy thì nếu quy định về Tổng bí thư thì phải quy định thế nào khi ông ấy là đảng viên và chỉ đại diện đảng cầm quyền?
Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội về hệ thống tư tưởng quản lý xã hội, chứ nào là như các Ngài hiểu, là lãnh đạo bẳng với việc đứng trên luật pháp. Sao các Ngài GM suy nghĩ kỳ lạ và thiếu chiều sâu quá vậy? Chính tòa án đã nhiều lần và ở nhiều nơi xét xử đảng viên cộng sản, nhiều tổ chức đảng bị khiển trách, khai trừ, giải tán theo đề nghị của tòa án. Sao các Ngài không tìm hiểu kỹ càng vấn đề trước khi góp ý! Ngay chính điều lệ đảng cũng có phần giải tán tổ chức đảng nếu tổ chức vi phạm hiến pháp và pháp luật, vi phạm kỷ luật đảng. Chúng ta khẳng định rằng một người phạm tội thì không thể quy hết trách nhiệm cho tổ chức mà người đó là thành viên nếu tổ chức đó không chủ trương làm thành viên của mình phạm tội! Tôi không đánh giá hàng giáo sĩ xấu chỉ vì thấy rằng có nhiều giáo sĩ  lạm dụng tình dục, và cũng vì vậy tôi không đánh giá đảng cầm quyền không đủ tư cách lãnh đạo nhà nước và xã hội chỉ vì ở một địa phương có đảng viên xấu!

1. Vì tôi không nhận thấy đặc quyền nào hay Quốc hội là công cụ của đảng cầm quyền (như đã lý lẽ bên trên) nên tôi không đồng ý với đề nghị số 1 của các GM. (...)
2. Trên thực tế tôi nhận thấy “tam quyền phân lập” kiểu Việt Nam chúng ta trong hiện tại là phù hợp với tâm cảnh người Việt Nam (như đã lý lẽ bên trên) nên tôi thấy không cần thiết rập khuôn tam quyền phân lập phương tây. Mỗi cách có ưu khuyết điểm chứ không có cái nào tối ưu thì tôi đề nghị chọn phương pháp “ổn định” về chính trị như hiện nay.
3. Tôi đồng ý với đề nghị số 3. (...)


Kính thưa các vị Giám Mục,
Thứ nhất, Con cho rằng các vị Giám mục cũng là những công dân nên không đứng ngoài chính trị, nhưng con nhận thấy rằng những đóng góp và nhận định có hơi hướng của những thành phần chống cộng sản rất thiên kiến và cực đoan hay ngay cả xuyên tạc sự thật (hoặc các vị không biết). Con nghĩ rằng với trình độ của các vị Giám mục thì nhận thức sẽ cao hơn giáo dân chúng con, và con cũng biết rằng những tàn dư mâu thuẫn trong quá khứ và cả hệ tư tưởng quản lý xã hội khác với người cộng sản hẳn đã làm các Ngài không sáng suốt trong nhận định về người cộng sản.

Thứ hai, con nhận biết rằng trong quá trình quản lý đất đai của chính quyền đã có những mâu thuẫn với tài sản của giáo hội nên các Ngài đã nặng lòng chống cộng sản. Điều đó con đã lý lẽ và con thấy các Ngài chưa đúng trong hành xử với những tranh chấp với “công bằng và sự thật”. Con thấy rằng các Ngài đã lợi dụng và bị lợi dụng bởi những người chống cộng để đạt được kết quả về tranh chấp với nhà nước.

Thứ ba, con tin rằng không có 100% các Giám mục có đồng quan điểm và ý  kiến của bản góp ý hiến pháp nhưng các vị ấy cũng vẫn phải gánh vác “các giám mục Công giáo Việt Nam” đứng tên trên bản góp ý. Các ngài Giám mục nên biết rằng chúng con cũng có suy tư và cũng có quan điểm về mọi vấn đề rất khác nhau. Ngay khi chúng con nghe rằng có các vụ “giáo sĩ lạm dụng tình dục”thì chúng con đã chia rẽ rất nhiều, người thì đau xót vì tin ấy, người thì phản đối. Rồi quan điểm không được dùng bao cao su hay phá thai cũng làm chúng con khó chịu và đa phần giáo dân giáo xứ chúng con không đồng tình (con nghĩ giáo xứ khác cũng có tỷ lệ của nó), chúng con đã bị chỉ trích về vấn đề cải đạo hôn nhân khác tôn giáo và chúng con đã phải đuối lý đến phải ủng hộ quan điểm đó… Ai cũng cho rằng các vị Giám mục đã không sáng suốt khi đã có những nhận định và góp ý cho bản hiến pháp. 

Thứ tư, các Ngài Giám mục không thể đại diện toàn thể dân chúa Việt Nam để góp ý hiến pháp! Nhưng các Ngài đã làm như rằng cả giáo hội gần 7 triệu giáo dân cũng đồng quan điểm với các Ngài. Đây là quyền chính trị của mỗi cá nhân cớ sao các Ngài lại lợi dụng chúng con để gây sức ép? Điều này con rất mong các Ngài trả lời cho chúng con rõ??? Con cho rằng mỗi vị Giám mục cũng là một công dân thì cũng sẽ là một bản góp ý theo ý kiến cá nhân chứ không thể là HĐGM hay là các giám mục Công giáo Việt Nam, con cho đây là mạo danh của các Giám mục khác! Mong các Ngài suy ngẫm lại.

Cuối cùng, con chỉ xin chúc các Ngài nhiều sức khỏe trong ơn Chúa và được sự soi sáng của Chúa Thánh thần trong mọi việc và nhất là con nhắc nhở các Ngài Giám mục và hàng giáo sĩ chúng ta luôn đọc “kinh sáng soi” trước khi làm việc gì! Con đọc kinh sáng soi nhiều lần trong ngày và trong 7 ngày để viết thư này. Con cũng đã không gửi trước lễ Phục Sinh để làm các Ngài an lòng!

Kính thư!

Phaolô Nguyễn Trọng Nghĩa