2015/12/31

Về chuyện chị Hà mất thận sau đẻ mổ: ĐỪNG TẮT NÃO VIẾT BỪA, NGHE CHƯA!

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/ve-chuyen-chi-ha-mat-than-sau-e-mo-ung.html

Về chuyện chị Hà mất thận sau đẻ mổ.

Cách đây 8 năm một chị tên Hà ở Ý Yên có đến bệnh viện huyện đẻ mổ đứa thứ 2. Vài hôm trước, chị đi siêu âm và bác sĩ kết luận chị thiếu một quả thận bên bụng phải.

Phóng viên về điều tra, chị Hà khẳng định mình bẩm sinh đủ 2 quả bồ dục chứ không hề thua kém ai. Tôi không rõ chị đã thử tự rạch bụng ra đếm thận lần nào chưa, tôi thì chưa.

Chị Hà cũng bảo chị bị yếu đi nhiều sau lần mổ đó, thực ra thì phụ nữ đẻ đái xong ai cũng sẽ yếu đi chứ không riêng gì chị.

Trên thế giới, những người sinh ra với ít hoặc nhiều hơn 2 quả thận không hiếm. Bên tàu còn có anh 4 quả thận, bụng như thùng phuy, uống bia cỏ đái ngập phố Tạ Hiện.

Con kền kền dùng từ "mất thận" là bố láo, ám chỉ anh em bác sĩ mổ hack mất thận của bệnh nhân, vì tôi chắc rằng dù có mải chơi, chị Hà cũng không thể nào đánh rơi được thận. Hành vi dẫn bóng tư duy này thể hiện thái độ hằn học của quân cửa dưới. Bần nông tin báo như Hồi giáo tin Allah khiến dư luận vô cùng hoang mang.

Khi đẻ mổ, người ta sẽ mổ một đường 20cm ngang tử cung để lấy thai nhi ra khỏi bụng, tức là mổ bướm (tên gọi dân gian là mổ lồn).

Để lấy thận, cần phải mổ một đường chéo kéo dài từ hông xương chậu lên đến gần xương sống ở lưng hoặc mổ dọc bụng. Thận nằm trên rốn, đẻ mổ thì người ta mổ thấp dưới rốn rất nhiều, cơ thể người chứ đéo phải tổ cá lóc mà thò tay móc ngược từ háng lên cắt thận được. Nhìn vết sẹo mổ của một người, hoàn toàn có thể kết luận họ đã từng phải mổ thận hay chưa.

Mổ thận là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ tay nghề cực cao, lệch tay dao một chút thì bệnh nhân sẽ chết lè lưỡi do mất máu vì nơi đây tập trung 2 huyết mạch to đùng. Tôi khẳng định đến tận bây giờ bệnh viện huyện ở Ý Yên cũng chưa thể mổ được thận, thì gần 10 năm trước càng không.

Bảo quản thận sau khi mổ thì càng phức tạp, với điều kiện đầy đủ trang thiết bị cũng chỉ bảo quản lạnh được thận trong 48h, quá thời gian đó thì chỉ còn nước mang nấu với cháo hành hay xào rá.

Anh Hiển giám đốc bệnh viện trả lời chuẩn mực, tôi khen. Thắc mắc mời lên tuyến trên mà hỏi. Dù sao tôi cũng tin chị Hà thiếu thận bẩm sinh, hoặc do anh bác sĩ siêu âm uống quá chén lúc soi phim chụp, chứ 8 năm trước bồ dục của chị mang ra chợ Long Biên bán cân không đắt, lấy làm đéo gì người ơi?

Các bạn báo không có chuyên môn y học mà dám nhắm mắt tắt não viết bừa tôi chê nghe chưa.

Nguồn: Chung Nguyên

"VĂN HÓA BẠO LỰC" - MỘT CÁI NHÌN CỰC ĐOAN PHIẾN DIỆN" CỦA TRƯƠNG NHÂN TUẤN

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/van-hoa-bao-luc-mot-cai-nhin-cuc-oan.html

KhanhKim@

"Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" - Đám vô sỉ hà tất sẽ nâng bi kẻ vô sỉ. Mới đây BBC tiếng Việt lại có bài viết bốc thơm kẻ "Ngu chính danh" Trương Nhân Tuấn. 

Trương Nhân Tuấn thường xuyên có những bài viết gửi BBC theo kiểu "thọc gậy bánh xe", chuyên bịa đặt, xuyên tạc và vu khống chính quyền VN. Gần đây nhất, Tuấn có bài viết "Văn hóa bạo lực" bôi nhọ xã hội và con người Việt nam.

Theo như Trương Nhân Tuấn, “Một xã hội "không bình thường" như Việt nam, khuynh hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng, không chỉ ở hành vi, cách đối xử mà còn trong ngôn ngữ. Bạo lực thể hiện bàng bạc trong xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc”... Theo Tuấn, xem ra xã hội VN sắp loạn đến nơi. 

Ai cũng biết, một xã hội dù có văn minh đến mấy không thể tránh được những xung đột về tư tưởng, đạo đức hay vật chất. Khi những mâu thuẫn chưa được hóa giải sẽ nảy sinh xung đột và cao hơn nữa là xảy ra bạo lực. Trong một xã hội đang phát triển, chuyện xung đột, khẩu chiến và đụng chân đụng tay là chuyện bình thường.

Gia đình là một xã hội thu nhỏ dù chỉ có dăm bảy người cũng có thể xảy ra những mâu thuẫn dẫn đến cãi cọ nhau. Ông cha ta đã nói: "Bát đũa còn có lúc xô" huống hồ là xã hội có đến cả hàng chục triệu người, tránh sao được va chạm. Tuy nhiên, trên bình diện rộng lớn, những vụ va chạm, thượng cẳng tay hạ cẳng chân không phải là lớn, nó chỉ là đốm đen không đáng có trên nền một xã hội đang trở mình. Thế nên, với người tử tế, sẽ có cách nhìn nhân văn và quảng đại hơn, khác hẳn những kẻ tiểu nhân, chuyên nhìn những sự việc đơn lẻ để quy chụp đó là bản chất của chế độ.

Trương Nhân Tuấn là hạng nào khi cố tình vơ bèo vợt tép khi lôi cả những vụ việc trẻ con ở các trường học để bỉ bôi xã hội rằng, “Tình học trò không còn "ươm hồng xác phượng" như ngày xưa, mà chan chứa một "giỏ" hận thù". Tuấn lôi cả chuyện xô xát trên đường phố khi quẹt xe để quy kết là "đâu đâu cũng thấy bạo lực". Ai cũng từng là học trò và tôi cá hầu hết chúng ta đã trải qua những vui buồn tuổi mực tím, và ít nhất hơn một lần mặt nặng mày nhẹ với nhau...nhưng có lẽ ít ai coi đó là hận thù hay suy đồi đạo đức. 

Chúng ta không phủ nhận, những hành vi bạo lực học đường là có thật, song nó không u ám với màu sắc chính trị như kết luận hàm hồ, ác ý của Trương Nhân Tuấn. Kết luận "Cả một xã hội bạo lực" là cách nhìn tiểu nhân, cực đoan, phiến diện. Từ một vụ chửi nhau ngoài đường phố, Trương Nhân Tuấn nâng quy kết thành “văn hóa bạo lực” để đưa ra nhận định: "Việt Nam chưa bao giờ như thế và Xã hội Việt Nam đang thoái hóa trở về thời kỳ hoang dã". Mục đích của Tuấn là gì nếu không phải đổ lỗi cho chế độ, chính quyền?

Trong bài viết, Trương Nhân Tuấn đã bộc lộ thứ “bản năng phản phúc" đối với văn hóa nước nhà. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà Tuấn cố tình đưa những hình ảnh phản cảm lên các trang mạng xã hội. Việc làm trên không ngoài chủ đích bôi nhọ chế độ. Có người nói không ngoa rằng “Đánh rắm thối họ cũng đưa lên mạng, rồi táo bón ỉa không ra chúng cũng đưa lên mạng…. tạp phí lù thượng vàng hạ cám của xã hội, cũng được đưa lên mạng”.

Trương Nhân Tuấn có mù không khi chỉ biết đưa những hình ảnh bạo lực học đường ở Việt Nam lên thành “văn hóa bạo lực”, trong khi đó lại lờ tịt đi những hình ảnh bạo lực tràn lan ở thế giới “tự do" phương Tây.


Hãy xem các ông nghị ở Italia, Ba lan, Cosovo, Gruzia, Ấn độ, Nam phi, Thổ Nhĩ kỳ, hay ở Ucraina mới đây để thấy thức "văn hóa bạo lực" mà Trương Nhân Tuấn nói tới nó dã man và hoang dại tới mức như thế nào. 


Thế đấy, những “Cành vàng lá ngọc”, những đại biểu của nhân dân, những chính khách, quyền cao, chức trọng mà còn hành xử như côn đồ, thì trách gì thứ dân. Sự thật như thế, sao Trương Nhân Tuấn không nhắc đến?

Đây nữa, một nước văn minh được cho là “Tự do dân chủ” nhất thế giới đó là Hoa kỳ, liệu cũng không có bạo lực? 


Văn minh gì mà Cảnh sát Mỹ có quyền đánh đập người dân dã man trên đường phố, (hình ảnh thật được lan truyền đầy rẫy trên mạng Internet), tự do đàn áp, bắn chết người dân. Cái thứ tự do của “hoang dã” được áp dụng ở ngay “Nước Mỹ văn minh”, khi người dân tự do sở hữu súng, đạn, cứ dăm bữa nửa tháng, lại có vụ tự do xả súng vào đồng loại để giết nhau, coi tính mạng của nhau như cỏ rác.


Theo thống kê từ đầu năm 2015 đến nay đã có 1000 người dân Mỹ đã bị bắn chết, hàng trăm người khác bị thương, tỉ lệ tội phạm trong tốp cao nhất thế giới, hàng năm có hơn 1000 vụ thảm sát, giết chóc lẫn nhau, tất cả mọi băng nhóm tội phạm, xã hội đen lớn nhất thế giới đều có mặt ở nước Mỹ văn minh...đó là văn hóa gì hả Trương Nhân Tuấn? 

Văn minh gì khi hình ảnh bạo lực tràn lan trên các đường phố, khi cảnh sát dùng vòi rồng, hơi cay, dùi cui đánh đập, dã man, thậm chí bắn chết ngay tại chỗ người dân đi biểu tình, hay người vi phạm pháp luật mà không cần xét xử?


Trong khi đó Viện Kinh tế và Hòa bình thế giới vừa công bố kết quả Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) thường niên và bảng xếp hạng 162 quốc gia theo độ an toàn và hòa bình. VN được cho là “không tự do dân chủ” thì an ninh, trật tự và độ an toàn được xếp hạng thứ 56/162 Quốc gia trên thế giới.


Nhiều người nhận xét, Công an Việt nam là quá lành hiền so với Công an các nước trên thế giới, nhiều khi quá nhu nhược trước hành vi vi phạm pháp luật của người dân. Thậm chí người phạm luật ngang nhiên tấn công người thi hành công vụ mà không bị xử lý ngay tức khắc như ở nước Mỹ. Vì thế hội chứng nhờn luật đang manh nha xuất hiện đang gây bức xúc cho người dân. Thế nhưng, những kẻ cố tình chống phá đất nước lại có hàng trăm lý do bao biện cho các hành vi bạo lực của những kẻ vi phạm pháp luật, để chúng đổ lỗi cho chế độ, chính quyền.

Là người hiểu biết, chúng ta cũng thừa hiểu rằng xã hội nào dù có văn minh đến mấy, cũng đầy rẫy vấn đề bức xúc, cần được cả xã hội quan tâm giải quyết, vì thế đất nước nào cũng rất cần những người có tâm, có đức, có tài, bằng những đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để giúp ích cho đất nước.

Hãy đừng vì động cơ chính trị thấp hèn, mà cố tình không nhìn thấy những thành tựu của đất nước, mà chỉ “Vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ” để cố tình thổi phồng, bóp méo, rồi nâng quan điểm để kích động người dân chống đối chính quyền. Đó là hành vi, bẩn thỉu, xấu xa và đê tiện.

Ngày 31 tháng 12 năm 2015

Sự thật đằng sau các “Đơn tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” trên Dân Luận, Ba Sàm...

Loa Phường

 Mới đây trên Dân Luận, Ba Sàm...liên tiếp xuất hiện nhiều lá đơn "Đơn tố cáo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc" của cán bộ Văn phòng Chính phủ, dưới nhiều cái tên khác nhau như Nguyễn Đức Hạnh, Mai Văn Lâm. Điểm chung những thư này đều có đóng dấu treo công văn đến, chụp scan lên để “chứng thực” độ tin cậy, còn người gửi chỉ có cái tên và nơi công tác, không rõ bộ phận (Vụ, Cục, Phòng, ...)  và những thông tin đảm bảo độ tin cậy về cá nhân người tố cáo nên, về bản chất, nó không khác gì đơn tố cáo nặc danh.

 Thêm nữa đọc những nội dung tố cáo này, chỉ thấy giãi bày những bức xúc của người tố cáo, rặt không thấy những căn cứ tố cáo vụ việc cụ thể làm cơ sở để cho những cơ quan kiểm tra điều tra, kết luận đúng sai, kiểu như:
- “Thời gian đó, đi đâu mọi người, từ các bộ, ngành, doanh nghiệp đâu đâu cũng kêu Văn phòng Chính phủ cửa quyền, ngâm dự án, lên Thủ tướng ký rất nhanh, còn Văn phòng Chính phủ thì giữ rất lâu…”
-  “Gần đây, ông Phúc có vẻ rất đắc thắng, nói rằng mình có phiếu tín nhiệm cao nhất Chính phủ...”
- “Nói về ông Phúc, chúng tôi còn rất nhiều tư liệu, không thể nói hết ở đây được. Xin khất đến lần sau…” bla, bla…
Nếu là nhân viên Văn phòng chính phủ dưới quyền, ít nhất cũng phải dẫn chứng được một vài vụ điển hình cho đánh giá, nhận định làm cơ sở để kiểm tra, đằng này, hầu hết theo kiểu “ông Phúc nói”, “chúng tôi cho rằng...’ thì khả năng, mục đích lá đơn không phải là tố cáo mà bản chất là giãi bày bức xúc (được cho là) của cá nhân người viết.
Lá đơn của ông Nguyễn Đức Hạnh thì chỉ căn cứ vào  “lời nói” của ông Phúc về việc sẽ được lên làm Thủ tướng nên “bức xúc”, đưa ra “tổng kết” trong nhiệm kỳ công tác, ông Phúc ký bổ nhiệm “15 Vụ trưởng, 35 Vụ Phó và gần 50 Trưởng, phó Phòng” tức là “căn cứ” để quy kết ông Phúc nhận hối lộ “hàng chục triệu đô la chẳng nhọc công, nhọc sức”, chứng tỏ người viết đơn này không ở trong nội bộ nên kiểu tố cáo mang đầy “phán đoán”, không dựa vào căn cứ xác thực cho thấy dấu hiệu tham ô tham nhũng như bổ nhiệm sai quy trình, bổ nhiệm người không có năng lực, có dấu hiệu chạy chức chạy quyền ở một số trường hợp cụ thể...mà thông thường mới là căn cứ để “tố cáo”
Tất cả những tố cáo thiếu tính thuyết phục này được những trang mạng “đấu tranh dân chủ” như Dân luận, Ba Sàm, Bauxite Việt Nam, Dân làm báo, Việt tân...hồ hởi đăng tải, phụ họa bằng những nhận định, bài viết gắn cho nó cái tính chất "thâm cung bí sử" về các cuộc đấu đá trong Bộ Chính trị, bằng chứng cho những bài viết tố cáo “tội ác” của các chính trị gia Việt Nam, kiểu như dưới đơn tố cáo của ông Mai Văn Lâm, Dân Luận còn đính kém bài viết với thái độ miệt thị, bất chấp tinh thần trung thực và khoa học (mà báo chí Mỹ vẫn tôn vinh), vạch tội của ông Phúc và anh trai ông Phúc là ông Quốc Dũng là “Bá kiến” Việt Nam thời hiện đại!
 Những trang tin đang ngày ngày hô hào “đấu tranh dân chủ” làm như vậy để làm gì? Công kích các cán bộ chóp bu? Công kích Bộ chính trị? Hay quan trọng hơn, làm lòng dân hoảng loạn khi đọc những tin này, nhất là trong bối cảnh Đảng Cộng sản VN đang chuẩn bị nhân sự, hoàn thiện cương lĩnh chính trị cho Đại hội Đảng toàn quốc XII! Càng gần đến giờ G, các lá đơn tố cáo, trình bày kiểu này càng được “tụ họp” về các trang tin “đấu tranh dân chủ” và được giật tít, câu view hấp dẫn, được kẻ tung người hứng nhộn nhịp, càng cho thấy thủ đoạn hèn hạ, đê tiện của những kẻ khoác áo “đấu tranh dân chủ”, thực chất tự chúng lột bỏ vỏ bọc, phơi bày mưu đồ lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam bằng mọi giá mà thôi.

2015/12/30

ẢNH NUY CỦA 20 NĂM TRƯỚC, VÀ TÂM SỰ BÂY GIỜ CỦA NHÂN VẬT

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/anh-nuy-cua-20-nam-truoc-va-tam-su-bay.html

Ảnh nuy của 20 năm trước, và tâm sự bây giờ của nhân vật

Ảnh của năm 1995. Tâm sự của năm 2015. Tức sau đúng 20 năm. Mà chỉ là 1 trong vài chục tấm. Cái này chắc là dạng hiền nhất.

Toàn bộ tư liệu lấy về từ Fb của nhà báo/nhà văn VHT - cựu sinh viên khoa Ngữ văn trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước của chúng tôi. Đó là lớp anh chị nhỉnh hơn bọn tôi một chút.

Từ đây là nguyên xi từ Fb VHT.
---
"Hàng họ phải ngon & lộ hàng đúng lúc.

Bức ảnh này đạt cả 2 tiêu chí, trong slogan mà nhà thơ Hồng Thanh Quang tặng cho GMC++, hobby mới của mình, cùng vs Nguyễn Hoàng Phương,Quỳnh Nguyễn Huong Color @Vũ Hoài Thu,Truyền Nguyễn. Đó là GREENER Master Club, từ tháng 11/2015

It's ME, 1995

Photo by : Lê Quang Châu感情的 - 場所: Hồ Giảng Võ"



TPO - Trẻ hơn nhiều so với tuổi, yêu câu chữ và viết như bản năng, từng câu chuyện trong tập truyện ngắn Nude tình yêu của nhà báo Võ Hồng Thu làm người đọc thấy sự gần gũi và đâu đó thấy hình bóng của mình.


Nude tình yêu, nghe rất gợi và gây tò mò, chị đặt tên để câu khách theo trào lưu chung?

Dĩ nhiên, tên sách thì cần câu khách, vì mục đích của tôi là sách phải bán được, kể cả bìa cũng cần gợi cảm. Nhưng điều quan trọng để chọn tên truyện thành tên sách là vì tôi thích truyện ngắn này.

Mặc dù ban đầu tôi đề nghị NXB cái tên tập truyện là Đổi tư thế đi em, cũng là tên một truyện trong tập mà tôi rất thích. Tôi chỉ e ngại rằng những người tìm đọc vì nghĩ đây là... dâm thư sẽ thất vọng.

Chị sẽ nói gì với những người chưa từng đọc Nude tình yêu?

Một sự thật hiển nhiên rằng dù bạn bị thất tình, bị bỏ rơi, đổ vỡ haysingle mom... bạn cũng không bao giờ cô độc. Đâu đó trong cuộc đời rộng lớn này vẫn có những xót xa, day dứt giùm cho bạn. Tôi cho rằng giá trị nhất của Nude tình yêu là sự chia sẻ, đi tìm tiếng nói đồng cảm.

Nhưng cũng có câu: Khi hành động không đủ để giải tỏa, con người sẽ tìm đến ngôn ngữ... Với chị thì sao?

Tôi chưa từng có cảm giác lao động khi viết truyện. Vì có thể là tôi đã và đang viết hơi dễ dãi, chữ cứ như được lập trình sẵn trong đầu, chỉ gõ ra thôi. Tất cả truyện tôi viết ban đầu đều là vì sự "đặt hàng" của các báo. Nên tôi thu xếp viết để không trễ hẹn.
Sau một thời gian, tôi tìm thấy khoái cảm trong lúc viết. Với tôi bây giờ, viết truyện là một sở thích mới khám phá. Tương tự như đàn ông uống bia, hay chơi golf. Tôi chắc là rất xa lạ với những câu kiểu như: Tôi viết vì sự thôi thúc từ bên trong.

Có khi nào, vì viết những lời tình tứ và cách yêu đương quen rồi, chị sẽ trở nên mẫn cảm những cảm xúc với người khác phái?

Ý bạn là sẽ nhạy cảm hơn? Dễ bị tổn thương hơn?

Là chị sẽ không còn cảm xúc gì nữa với chuyện yêu đương, ý tôi là thế!

Chính xác hơn là không quá cấp thiết phải có một người để yêu. Vì mình đã có cái để mà tiêu thời gian, tiêu cảm xúc.

Nghe chị nói, như có vẻ tình yêu đã nhiều lần làm chị gục ngã!

Tôi có một vài thất vọng về đàn ông, dù tôi cũng chưa từng đặt quá nhiều hy vọng. Có một câu slogan riêng của tôi, được treo ở phòng làm việc: Có thể sống không cần đàn ông nhưng không bỏ qua những người đàn ông tử tế.

Công việc làm báo, có khi nào chị bị cảm xúc của tình yêu chi phối?

Nhiều khi tôi tự hỏi: Có phải mình không biết yêu! Vì tôi cảm thấy tôi hầu như điều khiển được cảm xúc của mình. Tôi ít khi rơi vào những cảm giác giống như những nữ nhân vật của tôi, kiểu như bấn loạn, bùng nhùng mất hết tri giác... Tôi cảm giác cảm xúc của mình cũng chia thành nhiều ngăn.

Nghĩa là với Nude tình yêu, chủ yếu cảm xúc đến từ những câu chuyện của bạn bè?

Tôi vẫn thường đùa rằng nếu viết tự truyện tình yêu thì nó phải là tiểu thuyết. Trong các truyện tôi đã viết, đến giờ là gần 50 truyện trong 2 năm, thì những chi tiết của riêng tôi mới ở mức độ phảng phất thôi.

Một người đàn bà lúc nào cũng hừng hực đam mê như chị, có khi nào bị chính những điều đó làm tổn thương?

Bề ngoài của tôi có thể cho người đối diện cảm giác đó. Nhưng bản chất con người tôi thực ra hơi xa lạ với cụm từ "hừng hực đam mê".

Ý chị nói, chị tẻ nhạt hơn nhiều so với những câu chuyện của mình?

Không. Hai từ "tẻ nhạt" thì lại còn xa lạ hơn với tôi. Tôi muốn nói rằng thực ra tôi là người có may mắn là... nhanh quên. Nên những sự thất vọng không hành hạ tôi lâu. Thực ra, nếu chị hay độc giả thấy những câu chuyện của tôi có sự hấp dẫn. Là vì nó có sự thân gần, nó là những câu chuyện đi từ cuộc sống.

Người ta bảo yêu nhiều mới viết chuyện tình hay được, chị thì sao?

Nhiều chi tiết xuất phát từ cuộc đời thực. Dĩ nhiên là không thể là người vô tình, vô cảm. Nhưng không nhất thiết phải yêu nhiều. Mà là yêu chất lượng. Tôi nghĩ, trong từng phút giây yêu, tôi đều sống hết mình với người mình yêu, điều đó sẽ đem đến rất nhiều cảm giác. Hơn nữa, khả năng quan sát tình yêu của mình, cũng như của người khác, cũng là một năng lực thiên bẩm.

Nude tình yêu, chị muốn dành tặng cho một người đàn ông nào đã từng yêu không?

Để tả một miếng bít tết, không nhất thiết phải nhảy vào chảo mỡ đang sôi, bạn ạ. Đó là món quà tôi dành tặng cho Tình Yêu. Cho những ai đang yêu và sẽ còn yêu. Tôi muốn mọi trái tim chia sẻ một điều: Cần biết xót thương tình yêu.

Đó là món quà ai cũng muốn nhận nhưng không phải ai cũng may mắn có được. Vậy thì cần phải học cách để giữ gìn. Không nên để mất vì sự thất vọng trong những ứng xử với tình yêu, và tình dục. Tôi muốn nói thêm là tôi rất cố gắng đưa những hiểu biết của tôi trong lĩnh vực tình yêu cả về tinh thần và thể xác để training cho độc giả. Tuy nhiên tôi chả có tham vọng gì về văn chương đâu. Tôi viết vì tôi muốn, thế thôi. Một cách vui chơi và chia sẻ.

Viết

Nguồn: Blog Giao

LM NGUYỄN NAM PHONG CẦU NGUYỆN HAY CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC?

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/lm-nguyen-nam-phong-cau-nguyen-hay.html

Cuteo@

Lại một trò mèo của linh mục Gioan Nguyễn Nam Phong Dòng chúa cứu thế, Thái Hà, Hà Nội. 

Không biết từ bao giờ Giáo hội thiên chúa cho phép lũ chủ chăn can thiệp vào công việc chính trị của chính quyền, và rồi nhân danh chúa để phỉ báng đất nước đã sinh ra chúng, vu cáo xuyên tạc chính nhà nước đã cưu mang và cho chúng chỗ trú chân. Và cũng không rõ từ lúc nào, nhà thờ trở thành tụ điểm dung nạp lũ lưu manh chính trị, cùng lũ đĩ điếm nghiện hút chống phá chính quyền.

Tối ngày 27/12/2015, tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, Linh mục Nguyễn Nam Phong đã tổ chức cái gọi là "Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý – Hoà Bình", cầu nguyện cho Nguyễn Văn Đài - kẻ chống phá nhà nước, vi phạm điều 88 BLHS. Thành phần tham dự, ngoài bà Vũ Minh Khánh – vợ của Nguyễn Văn Đài còn có TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, Lê Thị Minh Hà (vợ Ba Sàm) cùng rất đông các thành phần rác rưởi xã hội như Non-U, Hội CTDO, Hội PNNQ.

Như thường lệ Linh mục Gioan Nguyễn Nam Phong chủ trì thánh lễ cầu nguyện, nhưng thực chất là mượn việc rao giảng để chửi bới chế độ, nói xấu chính quyền. Phong phát biểu giả nhân giả nghĩa bằng cách công nhận rằng Việt Nam là đất nước tự do, và đã có những tiến bộ được cộng đồng quốc tế công nhận, và rằng, "bên cạnh những thành quả thấy được, đem lại hy vọng, như Học Viện Công giáo vừa được nhà nước cho phép hoạt động, Việt Nam đang trải qua những thủ tục pháp lý cuối cùng để ra nhập TPP – Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, thì vẫn còn đó những lo âu, trăn trở, đặc biệt là những sự kiện chính trị xã hội đầy bất trắc đang diễn ra từng ngày, khiến chúng ta, những công dân trong một đất nước tự do, không thể yên lòng".

Nhưng chỉ ngay sau đó, Nguyễn Nam Phong đã lật mặt đổi giọng, chĩa mũi giáo vào đảng CSVN, bôi nhọ các lãnh đạo đất nước, xuyên tạc những sự kiện chính trị thành mâu thuẫn nội bộ hòng hướng lái giáo dân hận thù với chính quyền. Nguyễn Nam Phong phát biểu rằng, "trong lãnh vực chính trị, sự tiếp tục kiên định đi theo Chủ nghĩa Xã hội, mà hậu quả đau thương của nó để lại trên quê hương đất nước hơn 60 năm qua, đang tiếp tục đặt ra cho chúng ta những câu hỏi, những nhà lãnh đạo Việt Nam có thực tâm vì dân vì nước, hay chỉ vì mục tiêu duy trì chế độ, bảo vệ lợi ích của phe nhóm, bảo vệ quyền lợi của cá nhân?".

Một linh mục mà phát biểu hàm hồ, chỉ biết đổ lỗi với ác tâm dành cho chính quyền thì sao gọi là người tử tế. 

Dựa vào đâu mà Phong dám uốn lưỡi cú diều để ám chỉ lãnh đạo đất nước không thực tâm vì dân vì nước? Căn cứ vào đâu mà dám nói rằng lãnh đạo đất nước không phải người tài, mà chỉ là người đã giành vị trí lãnh đạo bằng các thủ đoạn chính trị, bằng sự tranh giành quyền lực dựa vào quyền lợi của các phe nhóm?

Thật nực cười khi Nguyễn Nam Phong dám mở miệng phán xét về "người tài" trong khi Công giáo bị mô tả như một thế lực thần quyền lạc hậu và lỗi thời bởi các cuộc Thánh chiến và tàn sát dã man các nhà khoa học trong quá khứ. Ngay tại Việt Nam tội ác của các linh mục Thiên chúa trong việc giúp đỡ thực dân Pháp xâm lực nước ta cũng không hề nhỏ. Sau bao nhiêu năm tồn tại, được nhà nước Việt Nam "tôn trọng trên mức bình thường", giáo hội dường như đang biến mình thành kẻ chỉ biết đòi hỏi và chống đối bằng cách sử dụng những linh mục tà dâm đầy dục vọng như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Nam Phong...

Cần nhắc lại, Dòng chúa cứu thế từng được biết đến như công cụ đắc lực của Công giáo và Mỹ ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Một quan chức Mỹ đồng thời là chuyên gia về lật đổ cho biết, Dòng chúa cứu thế chính là cơ sở để Mỹ xây dựng lực lượng chống chính quyền ở các quốc gia mà họ muốn lật đổ thể chế chính trị. 

Ở Việt Nam, Nhà thờ Thái Hà, trụ sở của Dòng chúa cứu thế đến giờ vẫn là một hang ổ tạo dựng lực lượng chống đối chính quyền kịch liệt. Nhà thờ Thái Hà là nơi những kẻ được gọi là linh mục kém đạo đức và trình độ như Nguyễn Nam Phong sử dụng làm nơi chứa chấp, tụ tập những kẻ vốn bị xã hội nguyền rủa, chống đối đất nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc kích động bạo lực, gây bất ổn xã hội.

Cái mà lũ nửa người nửa ngợm kia gọi là "công lý và hòa bình" về bản chất là gì?

Công lý hòa bình kiểu gì khi các linh không khác gì đám thảo khấu Lương Sơn Bạc, đứng ra chỉ huy giáo dân cướp đất trường mầm non ở Nghi Lộc. Công lý hòa bình kiểu gì khi giáo dân giáo xứ Đông Yên dưới sự chỉ đạo của các linh mục đã bao vây trụ sở bắt các cán 4 công an khi họ đang thực thi nhiệm vụ, rồi tràn ra đường chặn quốc lộ, gây rối trật tự công cộng?

Công lý hòa bình kiểu gì, khi chính các chức sắc Thiên chúa ở giáo phận Vinh đứng ra thay mặt giáo dân thương thuyết với chính quyền đền bù khu vực nhà thờ Đông Yên với giá hơn 60 tỉ đồng kèm đất tái định cư và đất xây dựng nhà thờ mới, nhưng sau đó chỉ thanh toán 45 tỉ cho các hộ bên ngoài, giữ lại hơn 15 tỉ của 158 hộ dân xung quanh nhà thờ phục vụ cho mục đích chống phá nhà nước? Ông linh mục Nguyễn Nam Phong trả lời sao về thứ công lý hay hòa bình mà ông đang nói?

Trở lại vấn đề, Nhà thờ Thái Hà tổ chức cầu nguyện cho Nguyễn Văn Đài, chuyện này không sai. Tuy nhiên, mượn danh cầu nguyện để chống phá nhà nước thì đó là vi phạm pháp luật. 

Ông Nguyễn Nam Phong nên nhớ, ông là công dân Việt Nam và vì thế ông phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

THƯ GỬI NGÀI ĐẠI SỨ MỸ TED OSIUS

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/thu-gui-ngai-ai-su-my-ted-osius.html





Chào ngài Ted Osius.. 

Tôi từng quí trọng ngài khi biết ngài đã cư xử văn minh khi né tránh lá cờ vàng, vì ngài biết rõ, lá cờ ấy là biểu tượng của một chế độ đã 40 năm không còn chỗ đứng trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng nó đang được sử dụng để chia rẽ người Việt sau chiến tranh. Chính tôi mấy năm trước cũng nhiệt tình ký tên ủng hộ đòi trả tự do cho những người gọi là "đấu tranh cho dân chủ", nhưng chỉ một thời gian ngắn tôi đã nhận ra nhiều người trong số họ, từ chỗ bất đồng chính kiến đã trở thành chống cộng do ảnh hưởng tuyên truyền từ đảng Việt Tân, một đảng phái chính trị của người Việt đã nhiều lần thất bại khi mưu lật đổ chính quyền Việt Nam bằng bạo lực....

Tôi đã không ít lần comment với họ rằng, đấu tranh cho dân chủ đúng nghĩa là sự giao thoa giữa các luồng chính kiến, tư tưởng để cùng nhau tìm ra con đường sáng suốt nhất cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam chứ không phải là bới móc quá khứ, bóp méo lịch sử hay bôi nhọ lãnh tụ, kích động bạo loạn và hô hào lật đổ...theo kiểu cách mạng Màu, bài học đắt giá ở Bắc Phi và Trung Đông...

Trẻ con và buồn cười nhất là ngay cả một trí thức như ông Quang A mà cũng cầm cái bảng viết nguệch ngoạc đứng ngoài đường ...thì thuyết phục sao được đa số quần chúng? 

Nguyễn Văn Đài là một người được học luật, sao lại không hiểu được điều ấy? Có lẽ ngài lên tiếng cho Nguyễn Văn Đài vì chỉ nghe Đài và vài trí thức "dân chủ" Việt Nam diễn thuyết rất hay trong các cuộc hội thảo về Nhân quyền, dân chủ. nhưng ngài lại không hề biết thực tế họ làm gì, nói gì...

Quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại vấn đề nội bộ, ngay cả tại nước Mỹ của ngài cũng còn rất nhiều vấn đề mà cả thế giới đều biết, nhân dân Việt Nam biết !.. Vì vậy tôi mong ngài hãy sáng suốt tôn trọng quyền tự quyết của quốc gia Việt Nam. 

Chân thành chúc ngài và gia đình một Năm mới đầy sức khỏe và hạnh phúc!!



P/s: Ngài Ted Osius có thể đăng bức thư này hoặc dẫn link bài này lên facebook của ngài được không? Nếu được, tôi tin rằng dân chủ, văn minh và tôn trọng sự khác biệt trong tư duy của ngài là có thật.

NÓI VỚI CÁC BẠN TÌNH NGUYỆN VIÊN

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/noi-voi-cac-ban-tinh-nguyen-vien.html






1. Những hình ảnh bạn đang xem chụp ở điểm trường Pờ Hồ Cao (Trung Lèng Hồ, Bát Xát, Lào Cai) và do chính cô giáo sinh năm 1992, mới ra trường, lên đó dạy, ghi lại. Cô giáo chụp trong tuần, nhưng trên đó không có điện, sóng điện thoại nên cuối tuần, cô phải đi bộ 2 tiếng đồng (đường rừng núi, trơn trượt, nhiều đất đá và phân trâu bò, dĩ nhiên) xuống điểm chính để hứng sóng 2G, gửi cho tôi, đồng thời cũng mua gạo muối, thực phẩm và đồ ăn cho tuần tiếp theo, rồi lại lùi lũi lên điểm trường.

Nhắc lại: Cô giáo sinh năm 1992, rất trẻ, xinh xắn và học hành bằng cấp đàng hoàng. Chắc cũng như các bạn, nhưng khác là cô trên núi, thầm lặng sống và dạy học. 

2. Áo ấm biên cương (AABC) là nơi đi xin xỏ từng tấm áo, đôi ủng, gói bột canh, thùng mì gói, túi cá khô, chai dầu ăn... để mang lên tận những nơi gian khó, trao tặng các cô giáo và bọn trẻ, hòng mong cô trò đỡ tủi thân, vất vả, có chút động viên để học - sống và tiếp tục tin tưởng vào những điều kỳ diệu, có thể lóe lên ở tương lai phía trước. 

Nhắc lại: Mọi đồ vật trao tặng chỉ là động viên. Áo dùng 1 năm cũng rách, ủng đi rồi cũng mòn, đồ ăn cũng chỉ dùng trong vài ngày. Cô trò lại tiếp tục cuộc sống lần hồi hàng ngày, chả mong chờ nhiều những đoàn thiện nguyện ngang qua.

3. AABC không đến những nơi dành cho dân du lịch, đi phượt. Chúng tôi tìm đến những nơi không ai đến được, không ai muốn đến - Những nơi gian khó và vất vả, hiểm nguy và gian lao, thậm chí xa ngái quên lãng, bẩn thỉu cứt trâu cứt bò. Nhưng những nơi ấy mới thực cần từng tấm áo, đôi ủng - dép, gói bột canh, nắm kẹo, gói mì tôm và bà con mừng thật, quý thật chứ không phải giả vờ mừng, rồi về nhà vứt vào xó bếp.

Nhắc lại: Rất xa và gian nan. Mà ở xa thì phải đi xa, đi khó. Các bạn cứ nghĩ ủng hộ ít hàng, là có thể vo lại đút túi quần, rồi lên bản sẽ móc túi quần thổi phù, thành hàng bày ra tặng à?. Chúng tôi phải thuê xe ôtô tải với mức giá "dành cho đường rừng núi", với những lái xe không chỉ quen tráng trứng đường nhựa mà còn phải biết lái đường đèo dốc, thôn xã... và giá tiền, cao hơn bình thường, có khi gấp đôi.

Hàng lên đến điểm chính, lại phải chở xe máy của giáo viên, bộ đội, phụ huynh lên điểm bản, có khi nửa ngày đường hoặc thồ ngựa, vác vai lên tận nơi. Này: Xe phải chạy bằng xăng, người phải ăn cơm (xăng trên núi giá cao gấp đôi đồng bằng và thực phẩm cũng vậy), nên đừng tưởng cứ thích là huýt sáo bảo bộ đội - giáo viên chở lên bản, nhé!.

Đằng nào cũng mất nhiều tiền vận chuyển, mất công sức gùi cõng, nên chúng tôi chuyển tặng đồ mới cứng. Xin lỗi! Cũng là tiền ấy, nhưng mang đồ mới mang tặng, cả người tặng và người nhận phấn khởi hơn rất nhiều. Các bạn có thể có tấm lòng, rất ghi nhận. Nhưng đồ dùng rồi, xin các bạn chuyển những nơi dễ đến, dễ vận chuyển. Với chúng tôi, không thể mãi là người nhận - phân loại và vận chuyển không công những thứ gần như là "rác quần áo", của 1 số bạn, đã và đang có ý định dọn nhà.

4. Các bạn nhìn những tấm hình này, có thấy nơi ăn ở - học tập của giáo viên, học sinh Pờ Hồ Cao có giống chuồng lợn - chuồng gà không? Còn hơn cả thế cơ và cô trò, thiếu từ lon gạo, hạt muối, giọt dầu. Thế mà nhiều bạn cứ phấp khởi đi cùng AABC sẽ được "phờ ry" ăn ngủ, khám phá thoải mái những nơi rừng núi - biên giới và dĩ nhiên, được chụp hình tặng quà câu viu quảng bá "yêu núi rừng, trẻ con, làm việc thiện", được thoải mái chụp hình tự sướng, khoe với bạn bè...

Không bao giờ có chuyện đó, nhé! Các bạn muốn đi cùng chúng tôi, phải đóng tiền ăn, tiền xe, thậm chí vào nhà WC thu tiền, bạn cũng phải nộp. AABC không phải nơi để các bạn tranh thủ phượt phẹo, tự sướng và đánh bóng hình ảnh mình, nhờ công sức - sự đóng góp của người khác.

Nhắc lại: Các bạn phải đóng tiền, cho việc đi lại - ăn uống của chính bạn. 

Thứ bạn mang lên miền núi, với bọn trẻ - cô trò và sẽ được đón nhận, ghi ơn chính là tấm lòng chân thành, yêu thương thiệt thà nhưng tuyệt đối không đụng vào miếng cơm, giọt dầu, thìa bột canh của những người đã thống khổ trên đấy...
Trên đời, không ai cho không ai thứ gì. Với việc thiện nguyện, cũng đừng tranh thủ để phượt phẹo - chơi bời khám phá. Nếu muốn đi cùng AABC, các bạn phải nộp tiền chi phí cho chính bước đi của mình và chấp nhận sẽ phải gùi cõng hàng hóa, cửu vạn xe thồ lên tận nơi cô trò đang sống, thậm chí có dẫm vào cứt, cũng phải vác hàng mà đi...

Nhớ kỹ, trước khi đăng ký chuyến Trung Lèng Hồ (Bát Xát, Lào Cai) ngày 8-10.1.2016 bởi sẽ phải đóng trước chi phí 1,5 triệu/người, nhé !

By: Quang Bùi

Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?

http://molang0205.blogspot.com/2015/12/chung-ta-thuc-su-tin-nhan-dan.html


Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, Tiến sĩ Toán - Lý Lê Kiên Thành có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…

                 Tiến sĩ Toán - Lý Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra. Đến thời điểm này, Đảng đã tròn 85 tuổi, với 70 năm lãnh đạo đất nước.

Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tôi có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…

Nhưng những đêm vắt trán nằm suy nghĩ về đất nước, tôi hiểu chúng ta còn thiếu và sai nhiều. Một trong những cái sai đó là chúng ta chưa thực sự biết tin dân!
Ở châu Âu, Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé, không giáp biển, không tài nguyên thiên nhiên. Đất nước Thụy Sĩ không có ngôn ngữ chung: 40% nói tiếng Pháp, 30% nói tiếng Đức, 20% nói tiếng Italia và một số nói thổ ngữ…

Nhưng nước Thụy Sĩ có thịnh vượng không? Rất thịnh vượng!

Vì sao nước Thụy Sĩ thịnh vượng, với hoàn cảnh đất nước phức tạp như thế?

Đó là vì cái gì họ cũng trưng cầu dân ý. Mọi quyết định lớn nhỏ của đất nước giàu có đó, đều được Chính phủ Thụy Sỹ thực hiện trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân.

Khi Chính phủ trưng cầu dân ý có nên hạn chế lương của người giám đốc công ty chỉ được cao hơn 12 lần so với lương của công nhân không? Người Thụy Sĩ bảo không. Họ nói người tài đã ít, chúng ta muốn giàu thì phải tôn trọng người tài!

Khi Chính phủ hỏi nhân dân, người Pháp làm 35 giờ một tuần, chúng ta có nên làm theo không? Người Thụy Sĩ nói không, nước mình nghèo nên mình vẫn phải làm 40 giờ một tuần… Nhờ đó, Chính phủ Thụy Sĩ biết nhân dân cần gì, muốn gì. Mọi quyết định hệ trọng của đất nước đều được sự góp ý và đồng thuận của nhân dân.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi sang gặp Tổng thống Thụy Sĩ, đã từng được Tổng thống Thụy Sĩ tiếp đón trong một bốt bưu điện, với chỉ một cái giường, một cái bàn, hai cái ghế. Theo luật, Tổng thống nước họ không được ở khách sạn mà phải ở nhà của bưu điện. Và người làm Tổng thống của họ không có quyền hành gì ghê gớm mà là do các Bộ trưởng thay nhau làm tổng thống trong vài tháng. Tổng thống chỉ đơn thuần sẽ có vai trò báo cáo lại với nhân dân. Nghĩa là ở đất nước đó, người dân giám sát chính phủ một cách gần như tuyệt đối và có quyền đồng ý hay phủ quyết với mọi việc chính phủ làm.

Đó chính là ví dụ rõ nét nhất về sự giám sát và làm chủ của nhân dân.

Đó là lý do khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia được cả thế giới tôn trọng về những thành tựu đã đạt được.

Việc thừa nhận vai trò của người dân và lắng nghe ý kiến của người dân là bài học mà chúng ta phải học từ đất nước này!

Năm 1284, khi quân Nguyên Mông mang 50 vạn quân xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Trần đã biết tổ chức Hội nghị Diên Hồng, để hỏi ý kiến nhân dân về việc chủ hoà hay chủ chiến. Nhờ nhân dân cả nước đồng lòng đánh giặc, nhà Trần đã đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới khi đó.

Nghĩa là từ cả nghìn năm trước, những người đứng đầu đất nước ta thời kỳ đó đã biết hỏi ý kiến nhân dân, biết tin nhân dân, và biết cách để quân dân trên dưới một lòng trong những quyết định lớn lao của dân tộc.

Và thực tế đã chứng minh, khi có được sự đồng lòng, thì một dân tộc nhỏ bé cũng có thể trở thành vĩ đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta cũng mang vóc dáng đó, và cũng vì thế mà ta đã chiến thắng được Mỹ.

Nhưng ngày hôm nay, Đảng còn tin vào sự sáng suốt của dân như đã từng tin trong quá khứ hay không?

Tôi vẫn thường nghĩ đi nghĩ lại, là tại sao, Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường theo tư tưởng của Karl Marx, lấy giai cấp công nhân là nòng cốt, ngay từ thuở ban đầu chưa có thành công gì mà lại có thể hấp dẫn quần chúng nhân dân ở một đất nước nông nghiệp như nước ta thuở trước? Điều đặc biệt là Đảng đã thu hút được những người tinh túy nhất của xã hội vào trong lòng nó, hấp dẫn được cả dân tộc tham gia vào sự nghiệp đó. 

Năm xưa, khi bà mẹ miền Bắc gửi con vào miền Nam đánh giặc, khi bà má miền Nam đào hầm nuôi giấu bộ đội, họ - những người phụ nữ ấy, chẳng thể hiểu thế nào là Chủ nghĩa Xã hội, cũng chẳng biết ông Karl Marx, ông Lenin là ai. Nhưng họ vẫn theo Đảng, theo Bác Hồ. Không phải họ chọn chúng ta vì lý thuyết đó, mà vì thời điểm ấy, ngay khi ra đời Đảng đã đặt mục đích của giai cấp, mục tiêu của giai cấp nằm trong lòng mục đích, mục tiêu của dân tộc.

Chưa bao giờ ở thời đó Đảng đặt vị trí của giai cấp, vị trí của Đảng lên cao hơn mục đích, lý tưởng của cả dân tộc này. Và khi biết đặt mục đích của dân tộc, của đất nước lên cao, không phải vì một nhóm người nào, Đảng đã quy tụ được những người ưu tú nhất vào trong hàng ngũ của mình và có được sự ủng hộ mãnh liệt nhất của cả đất nước này. Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ. Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp.

Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình.

Bác Hồ nói “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân”. Nhưng một số người Cộng sản, khi đã trở thành quan chức, khi đã đi xe hơi, ở nhà lầu thì họ không còn nhìn thấy phần “đầy tớ” thực thụ của họ trước nhân dân. Tôi cho anh quyền ở cái nhà này, đi cái xe này, nhưng anh phải làm như trâu như ngựa cho tôi. Đó mới là thân phận thực sự, là ý nghĩa thực sự, bản chất thực sự của hai từ “đầy tớ”.

Cũng có nghĩa là, anh chỉ là người lái xe ôtô, còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân.

Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền. Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có.

Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó!

Nhưng tôi vẫn lo sợ rằng, cách mà chúng ta đang điều hành bây giờ có thể đó đây phần nào đã làm lu mờ đi vai trò của nhân dân với tư cách “làm chủ”.

Những cụm từ “Đảng soi đường”, “Đảng chỉ lối”, “Đảng dẫn dắt” mà chúng ta vẫn hay dùng, vô hình trung đã khiến cho tất cả chúng ta đều có cảm giác Đảng đang vượt lên cả dân tộc và làm cho vai trò rất lớn của nhân dân phần nào bị lu mờ đi. Tôi rất lo sợ, qua năm tháng, chính những câu chữ đó cũng đã tạo ra sự ngộ nhận cho chính những người trong Đảng. Nhưng người Cộng sản không được phép quên rằng, Đảng sinh ra là từ dân tộc này, tồn tại được cũng nhờ dân tộc này, vinh quang được cũng là nhờ dân tộc này, thành công này cũng là do cả dân tộc cùng đồng lòng trả bằng xương bằng máu. Vượt lên trên dân tộc là điều không bao giờ được phép!

Năm nay là tròn 70 năm Đảng lãnh đạo đất nước, nhưng theo tôi nhớ chúng ta chưa một lần trưng cầu ý dân. Phải mãi đến ngày 25/11/2015, đúng một tháng trước, sau rất nhiều lần nâng lên đặt xuống, Luật Trưng cầu dân ý mới được Quốc hội chính thức thông qua, trong khi đó đáng lẽ là điều phải làm từ lâu lắm rồi!

Lẽ nào đất nước mình tốt đẹp đến mức, hùng mạnh đến mức không còn bất cứ vấn đề nào cần thiết để trưng cầu ý dân?

Tất cả chúng ta đều biết sự thật không phải vậy! Những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã báo động về sự tồn vong của Đảng, sự tồn vong của dân tộc trước sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên. Những ai thẳng thắn nhất, sòng phẳng nhất đều phải đối diện với sự thật này.

Một đảng cộng sản đã từng được nhân dân che chở từ những ngày đầu, nhờ nhân dân mà trở nên hùng mạnh, nhờ dân tộc mà trở thành Đảng lãnh đạo, không có lý do gì lại không nhờ nhân dân hiến kế để sửa chữa những vấn đề của mình.

Nếu không làm được việc này, chỉ có thể là vì chúng ta đã chưa thực sự tin vào nhân dân và không hiểu được đến tận cùng sức mạnh của nhân dân. Mà, muốn tin nhân dân, thì phải có trí tuệ, phải có lòng dũng cảm.

Tôi mãi băn khoăn một điều, tại sao ở nước ta, hình thức bầu cử là “Đảng cử, dân bầu” mà không phải là “Đảng cử, dân cử, dân bầu”, để nhân dân cũng được quyền trực tiếp đề cử và lựa chọn những người lãnh đạo mà họ thực sự mong muốn?

Tôi cũng mãi băn khoăn một điều, khi Quốc hội - cơ quan đại diện cho nhân dân giám sát Đảng và Nhà nước mà lại có đến 90% là đảng viên thì mình sẽ hình dung được cách làm của Quốc hội như thế nào? Khi một cơ quan của dân và không nhiều người dân ở trong đó đến như vậy, thì chúng ta đã tin dân hay chưa? Tất nhiên Quốc hội đang phấn đấu thay đổi tỷ lệ này trong khóa tới.

Với những chính sách ràng buộc khiến 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên, vô hình trung, chúng ta đã khiến Quốc hội không còn là cơ quan nói lên tiếng nói của dân. Mà cơ quan dân cử phải là của dân, đó là lẽ đương nhiên. Những sự ràng buộc đó chỉ chứng tỏ rằng bản thân chúng ta không tự tin vào sự sáng suốt của người dân, chúng ta không đủ dũng cảm để tin vào người dân như chúng ta đã từng tin trong quá khứ.

Trước đây sự sống còn của Đảng là do người dân, và tất cả những đảng viên đều hiểu điều đó. Vậy mà giờ đây, khi vận mệnh của Đảng đang khó khăn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chúng ta lại không dám hỏi ý kiến dân.

Trước đây khi chúng ta muốn nói điều gì với dân, chỉ dùng một tờ truyền đơn là người dân tin. Trong khi đó hiện chúng ta có đến khoảng 800 đầu báo mà chúng ta lại lo sợ nhân dân sẽ hiểu sai về Đảng khi đọc những tiếng nói trái chiều trên những trang báo lề trái. Đó là điều phi lý mà tôi không cắt nghĩa được.

Lẽ nào chúng ta không đủ tự tin vào sự nhận thức của nhân dân? Vào khả năng phân biệt đúng sai của nhân dân trước những luận điệu đó?

Thật ra có lẽ điều đáng sợ nhất hôm nay, điều mà người Cộng sản nên lo lắng nhất hôm nay, không phải là những bài viết mà chúng ta quy kết là “phản động”, là “chống phá” trên mạng xã hội. Điều đáng sợ là tại sao người dân bây giờ lại ít mua báo?

Ngày xưa những bài báo làm nức lòng người nhất là trên báo Nhân Dân, ngược lại ngày nay những tờ báo như vậy hầu như không bán được ở sạp, vậy mà không lãnh đạo nào để ý, hay cảm thấy lo lắng, khi mà điều đó đã đánh động rằng, tiếng nói của Đảng và dân đang ngày càng cách xa nhau.

Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày. Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước. Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy.

Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!

Nguồn: An ninh Thế giới

Kẻ ngu thường hay lí sự!

http://molang0205.blogspot.com/2015/12/ke-ngu-thuong-hay-li-su.html


Mẹ Đốp
Mấy hôm trước đọc bên Người con đất mẹ mới hay tin Nguyễn Đình Cương, 1 trong 14 bị cáo trong vụ án "Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" do Tòa án nhân tỉnh Nghệ An tổ chức xét xử vào năm 2013 được ra tù vào đúng ngày Noel 2015 (24/12). Và trong đoạn kết của tin bài thì tác giả Lữ Khách đã viết: "Và không hiểu ở đây có phải là là một "đặc ân" từ nhà tù hay là một sự ngẫu nhiên từ bản án nhưng việc Nguyễn Đình Cương được ra tù trước thềm lễ Noel năm 2015 đã khiến Nguyễn Đình Cương trở về với gia đình đúng giây phút đặc biệt sau 2 mùa Noel xa gia đình. Và tin chắc rằng với những gì đã trải qua và sự khổ tâm, dằn vặt của những người thân trong gia đình, những người yêu quý mình Nguyễn Đình Cương sẽ tự biết quay về nẻo thiện để những mùa Noel sau mãi là những tháng ngày đoàn viên, sum họp đúng nghĩa!" (Trích: NIỀM VUI MUỘN CỦA MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO LẦM LỠ). Và tin chắc rằng điều này cũng là mong muốn của rất nhiều người đối với một từng dính vào vòng lao lí như Cương; với tuổi đời chưa thể nói là già (Nguyễn Đình Cương sinh năm 1981 tại xã Nghi Phú, TP Vinh) Cương thừa đủ thời gian để làm lại một cuộc đời cho chính mình và đương nhiên trên khía cạnh một công dân lương thiện đúng nghĩa. 
Nguyễn Đình Cương trong ngày về với gia đình (Nguồn: Internet). 

Những ai theo dõi về vụ án hẳn biết rằng ra tù trước Cương có Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Lê Văn Sơn... song nhìn cái cách những con người này "tái hòa nhập cộng đồng" thì tin chắc rằng con đường quay lại nhà tù của chúng chỉ là vấn đề của thời gian. Chính vì vậy, không biết ai đó có đặt niềm tin vào Nguyễn Đình Cương như một thực thể tốt đẹp hòng cứu rỗi tâm hồn tội lỗi của những kẻ ra tù trước và làm gương cho những kẻ sẽ ra tù thời gian tới không nhưng họ hi vọng điều gì đó khác biệt từ Cương. Đó cũng là lí do dù không ấn tượng lắm với cựu tù này nhưng tôi đã cố công theo dõi về con người này như một cách thỏa trí tò mò của bản thân. 
Vậy nhưng, đúng với câu "sự đời không như mơ" và chúng ta cũng không thể hi vọng rằng một kẻ vốn sống trong một bầy sói có thể thay đổi và không giống những kẻ đồng đảng của chúng. Nguyễn Đình Cương cũng là một ví dụ. Xin được dẫn giải, nói rõ thêm về điều này để những ai quan tâm cùng theo dõi. 
Về tội danh của Nguyễn Đình Cương và 13 con người còn lại được ghi trong bản cáo trạng do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An ghi rõ: "tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạng Đảng” (gọi tắt là Việt Tân) và đồng phạm trong việc thực hiện hành vi này". Trong đó riêng Nguyễn Đình Cương "được xác định là "tham gia tổ chức “Việt Tân” với vai trò đồng phạm, phạm vào “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự". Đây cũng là lí do khiến Cương được ra tù sớm hơn số đối tượng "tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạng Đảng” (gọi tắt là Việt Tân)". Trước Tòa, bản thân Nguyễn Đình Cương cũng không hề phủ nhận hành vi của mình và mọi thứ cũng vì thế trở nên rất rõ ràng. 

Và xin khẳng định lại một điều đã được mọi nhà nước, thể chế chính trị trên thế giới thực hiện: Mọi chế độ đều có cơ chế tự vệ trước những nguy cơ và họ sẽ không thể để bất cứ những nguy cơ nào trở thành hiện thực cũng như hòng đe dọa sự tồn tại và bền vững của chính nhà nước, thể chế chính trị của họ. Nói như thế cũng để thấy rằng, việc Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa vụ án 14 đối tượng theo đạo Công giáo và tin lành ra xét xử vào năm 2013 đơn thuần chỉ là cơ chế tự vệ chính đáng, phù hợp của nhà nước trước những nguy cơ đe dọa họ. Và vì thế nên mọi thủ thuật về ngôn từ hòng lấp liếm, ngụy biện và bao che cho hành vi của mình như đoạn phát biểu sau đây của Nguyễn Đình Cương đều vô giá trị: 

Nguyễn Đình Cương viết trên FB cá nhân được một "đồng bọn" trong vụ án là JB Thái Văn Dung dẫn lại như sau: 
"Tham gia Việt Tân để đấu tranh cho nhân quyền"
"Hôm gặp an ninh ngày 4/11/2014, thì an ninh hỏi rằng 'Anh làm việc cho Việt Tân à?' 
Tôi nói 'Không, tôi không làm việc cho Việt Tân mà tôi tham gia Việt Tân để tôi đấu tranh cho nhân quyền, đa nguyên chứ không phải tôi làm việc cho Việt Tân'. 
Phải thực thà công nhận rằng, tiếng Việt của chúng ta đang dùng rất đỗi phong phú và đa dạng. Một câu nói bình thường nhưng đối khi với các chủ thể khác nhau thì cách hiểu, cách tiếp nhận cũng khác nhau. Vậy nhưng, cái cách hiểu và cách suy diễn của Nguyễn Đình Cương trong trường hợp này thì thật khó mà chấp nhận. Ở đây, nhà chức trách sẽ không quan trọng là "anh" (Nguyễn Đình Cương) có làm việc cho "Việt Tân" (một tổ chức thường xuyên có các hoạt động chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam) hay không? hay lí do khiến anh ta "tham gia Việt Tân" là để tranh đấu cho nhân quyền, đa nguyên (tức là theo Nguyễn Đình Cương thì lí tưởng của cá nhân anh ta trùng hợp với lí tưởng của tổ chức "Việt Tân") bởi vốn dĩ trong trường hợp này hai điều đó là một? 
Việc anh ta cùng với 13 người còn lại bị bắt, bị xét xử và bị đưa ra phạt tù đâu phải xuất phát từ lí do "có làm việc cho Việt Tân hay không"; họ chỉ cần có căn cứ chứng minh rằng chủ thể đó "tham gia vào tổ chức Việt Tân" thì ngay lập tức chiểu theo quy định của pháp luật để tiến hành các hành động bảo vệ có tính răn đe và vô hiệu hóa các nguy cơ mà việc tham gia đó có thể gây nên! Hay nói cách khác luật pháp không cần chứng minh yếu tố "quan hệ xã hội", họ chỉ căn cứ vào "tính mục đích", "tính động cơ" của hành vi để xét đoán con người đó có tội hay không? 
Cho nên, thực tình thì tôi không tin Nguyễn Đình Cương sẽ quay về nẻo thiện như mong muốn của tác giả Lữ Khách (Người con đất mẹ). Có chăng sự vấp váp và sa ngã ở những lần tiếp theo mới có thể cảnh tỉnh được những con người mà khi vừa ra tù đã bị bầy sói vây quanh! Và anh ta chỉ thực sự là người một khi "bầy sói" vây quanh ấy chết đi hoặc cũng đã quay về nẻo thiện!