http://molang0205.blogspot.com/2015/12/ninh-hiep-tien-thoai-luong-nan.html
Mõ Làng
Sự
kiện dân làng Ninh Hiệp huy động cả học sinh để bao vây chợ, bao vây cơ
quan nhà nước, bãi khóa đã trở nên "nóng" dư luận và đẩy sự việc vào
một tình thế tiến thoái lưỡng nan, cần một cách nhìn thấu đáo thì mới gỡ
rối được.
Tức nước vỡ bờ hay xung đột lợi ích.
Kể từ hôm 21/12 người dân Ninh Hiệp đã cho con em mình nghỉ học khi nghe tin khởi công xây dựng trung tâm thương mại. Sáng ngày 23.12, họ đưa con em mình đến bao vây Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, vây kín trường tiểu học và trường trung học cơ sở Ninh Hiệp ngăn cản không cho các học sinh khác vào học để phản đối việc thu nhà xe làm trung tâm thương mại. Hiệu trưởng trường tiểu học Ninh Hiệp, Trưởng
phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết: Tổng số học
sinh đi học sáng ngày 23.12 cụ thể là: THCS 302 trên tổng số 940 học
sinh, Tiểu học 867 trên tổng số 1646 học sinh, chưa được một nửa học
sinh.
Học sinh tràn vào trường gây náo loạn để phản đối việc thu đất nhà xe làm trung tâm thương mại tại xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội
Trụ sở công an và trường tiểu học Ninh Hiệp bị vây kín.
Câu chuyện TTTM Ninh Hiệp đã âm ỉ từ 2 năm trước. Ngày 15/11/2013, UBND TP Hà Nội đã có quyết định chỉ định hai nhà đầu tư Công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phát thực hiện dự án chợ và trung tâm thương mại TMTH2 trên khu đất bãi đỗ xe chợ Nành; Công
ty TNHH tập đoàn thương mại Tuấn Dung thực hiện xây chợ và dịch thương
mại tổng hợp TMTH1 (đều tại Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Đây là những dự án nằm trong hạng mục nông thôn mới.
Theo
đó, để được chỉ định nhà đầu tư, các doanh nghiệp này này đã cam kết hỗ
trợ cho thành phố trên 70 tỷ đồng và đã nộp số tiền trên vào ngân sách.
Theo
2 quyết định trên, có nghĩa là xã Ninh Hiệp sẽ có thêm 2 chợ và trung
tâm thương mại cùng với 4 chợ và TTTM (Sơn Long, Phú Điền, Ba Giai) đều
trên cùng khu vực.
Đã
hơn 1 năm nay, người dân, tiểu thương ở xã Ninh Hiệp chống đối chính
quyền xã Ninh Hiệp và huyện Gia Lâm lấy đất xây dựng Trung tâm thương
mại (TTTM) ngay gần chợ Ninh Hiệp, trên diện tích bãi đỗ xe của chợ. Họ
đã nhiều lần tập trung đông người kéo đến UBND huyện, UBND Thành Phố,
trụ sở tiếp dân của Quốc Hội, TW Đảng, tạo vật cản và tập hợp người ngăn
cản thi công.
Lý
do mà người dân ngăn cản vì cho rằng, tại khu vực này đã có hai TTTM đã
đi vào hoạt động nhưng thường xuyên vắng khách. Nếu xây dựng thêm TTTM
mới để đưa bà con vào kinh doanh tại đây, tiểu thương sẽ chịu chi phí
thuê chỗ cao mà lại khó kinh doanh.
Phía
chính quyền huyện Gia Lâm cho biết, dự án này xây dựng chợ và khu dịch
vụ thương mại tổng hợp trên diện tích khoảng 5.873 m2, có bãi đỗ xe
khoảng 1ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2016, tổng vốn đầu tư lên đến
180 tỉ đồng. Mục đích là để quy hoạch lại, hiện đại hóa thành trung tâm
buôn bán quy củ, văn minh. Chính
quyền xã và UBND huyện đã đối thoại nhiều lần với người dân về việc thu
hồi diện tích đất nói trên, nhưng người dân nhất định không nghe theo.
Trước khi thu hồi, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo quy hoạch
một khu đất rộng khoảng 6.000m2 trước chợ để tiểu thương làm nơi trông
giữ xe và sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp chợ chứ chính quyền không có ý
định thu hẹp hay xóa chợ. Chủ đầu tư cũng đã hoàn thành một phần những
cam kết cũng như vấn đề đền bù.
Hành xử sao cho thấu tình đạt lý.
Được
biết, chợ Nành (Ninh Hiệp) hiện có khoảng 1.200 hộ chuyên kinh doanh
vải, quần áo trên khu đất có tổng diện tích hơn 6.000m2, nên mỗi kiốt
chỉ có 2-3m2, cơ sở vật chất nhếch nhác, lối đi lại chật hẹp, rất khó
khăn cho công tác ứng cứu, xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Vì vậy,
UBND TP.Hà Nội đã có chủ trương đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng và
chuyển đổi mô hình quản lý chợ Nành. Thiết nghĩ đấy là một chủ trương
đúng, cần thiết. Trong xu thế phát triển của văn minh thương mại hiện
nay và tương lai thì cần ủng hộ.
Cũng
như hàng ngàn cái chợ truyền thống khác, lâu nay việc kinh doanh buôn
bán của tiểu thương vẫn quen cân đo đong đếm bằng thực lợi rất cụ thể:
Chi phí càng ít càng tốt. Quá trình hình thành chợ giới tiểu thương đã
có đóng góp xây dựng không nhỏ. Ở chợ truyền thống ít phải trả tiền cho
thuê mặt bằng hơn khi phải vào TTTM. Ở chợ truyền thống khách hàng nhiều
nơi không phải gửi xe mất tiền, mất thời gian, khỏi mang xách hàng hóa,
tiện lợi hơn khi vào TTTM. Ở chợ truyền thống khách hàng bán buôn đã
quen địa điểm giao dịch, không phải tìm kiếm khi vào TTTM. Lượng hàng
bán buôn ở chợ Ninh Hiệp lớn hơn nhiều lần bán lẻ và đặc biệt hàng hóa ở
đây phần lớn không rõ xuất xứ... Những lợi ích đó đang chi phối động cơ
chống đối của tiểu thương chứ không phải họ không muốn buôn bán ở một
nơi rộng rãi, văn minh hơn.
Xây
trung tâm thương mại không phải là công trình thuộc nhóm ưu tiên (AN,
QP, đường, trường, trạm) nên không thể cưỡng chế theo luật định mà phải
có sự thỏa thuận, đồng thuận của người dân. Vì vậy, chính quyền địa
phương cũng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, giải thích song vẫn chưa
thấu đáo, nhiều thắc mắc trong dân chúng chưa được thỏa đáng. Một số
phương án chưa minh bạch.
Tuy nhiên, người dân cũng không nên vì lý do này mà đưa ra những yêu cầu quá đáng làm thiệt hại đến lợi ích của những người khác và kế hoạch của nhà nước. Trong quá trình triển khai 2 năm qua, nhiều tiểu thương ở đây đã có sự đồng thuận nên đã đóng tiền mua ki ốt với nhiều mức giá. Vậy nên, không nên sử dụng những biện pháp làm phức tạp thêm tình hình.
Tuy nhiên, người dân cũng không nên vì lý do này mà đưa ra những yêu cầu quá đáng làm thiệt hại đến lợi ích của những người khác và kế hoạch của nhà nước. Trong quá trình triển khai 2 năm qua, nhiều tiểu thương ở đây đã có sự đồng thuận nên đã đóng tiền mua ki ốt với nhiều mức giá. Vậy nên, không nên sử dụng những biện pháp làm phức tạp thêm tình hình.
Cách
giải quyết ở Ninh Hiệp là phải tiếp tục đối thoại giữa tiểu thương với
nhà chức trách trên cơ sở lợi ích đôi bên chứ không phải dùng biện pháp
cực đoan.
Việc
lôi kéo, sử dụng trẻ em vào vụ việc này là hành động đáng lên án. Trẻ
em không phải là công cụ để người lớn, nhất là các bậc cha mẹ sử dụng
chúng vào phục vụ giải quyết mâu thuẫn xã hội. Như vậy là phạm luật,
chúng tôi lên án.
No comments:
Post a Comment