http://molang0205.blogspot.com/2015/12/vu-tan-hiep-phat-nguoi-viet-tu-sat-vi.html
Kính Chiếu Yêu
Sự thật đáng xấu hổ
Ở
khía cạnh luật pháp, anh Minh bị trừng phạt vì đã dùng một lỗi nhỏ của
THP (giả sử như vậy) để tống tiền với mức lớn (từ 1 tỉ rồi rút xuống 500
triệu) với lời hứa làm ngơ cho THP là hành vi đáng lên án. Đứng ở khía
cạnh đạo đức đấy là cách làm ăn không lương thiện cả ở mặt lợi dụng điểm
yếu của người khác để cưỡng đoạt và phó mặc hậu quả sức khỏe người tiêu
dùng vì lợi ích cá nhân.
Ở
khía cạnh luật pháp, THP cố gắng để hình sự hóa vụ việc bằng việc gài
bẫy anh Minh là việc không nên làm khi còn những cách xử lý khác được
việc cho cả đôi bên mà vẫn mang tính răn đe hành vi bất lương (chẳng hạn
cảnh báo cho anh Minh về sai lầm của mình và yêu cầu anh Minh làm đơn
khiếu nại).
Sự
xấu hổ của truyền thông là đã lờ đi những cố gắng của THP trong chứng
minh không thể có sự cố như vậy đối với dây chuyền sản xuất của mình mà
chỉ chăm chú khai thác những chi tiết có thể ngụy tạo (bỏ dị vật vào
chai mà vẫn giữ nguyên tem, tẩy xóa hạn sử dụng), bình luận mang tính
kích động.
Sự xấu hổ của người tiêu dùng là ứng xử theo cảm tính, thiếu khách quan toàn diện rồi vào hùa tẩy chay sản phẩm THP.
Cảm tính ở chỗ nào?
Ở chỗ tâm lý bênh vự kẻ yếu, ghét kẻ mạnh dùng uy quyền quá đáng mà bênh vự anh Minh, tẩy chay THP.
Ở chỗ chỉ thấy, nghe hiện tượng (có ruồi, có cặn), không cần xác minh, giải thích mà vẫn quy kết THP làm ẩu, lừa dối khách hàng.
Ở
chỗ bị tình cảm chi phối mà phản ứng mức hình phạt của pháp luật (cho
rằng quá nặng). Luật có quy định cụ thể khung hình phạt tương xứng cho
hậu quả mà hành vi gây ra (cưỡng đoạt 5 triệu đồng khác với 500 triệu).
Anh Minh chẳng có tình tiết giảm nhẹ nào thì không thể hạ khung hình
phạt được.
Thiếu khách quan toàn diện ở chỗ nào?
Ở
chỗ sự thật là không có sản phẩm nào do con người làm ra mà không có
lỗi cả, chỉ là nhiều hay ít. Những hãng sản suất lớn của thế giới vẫn có
lỗi. Ví như các hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật, Mỹ, Đức... vẫn triệu
hồi hàng triệu xe để khắc phục. Việc THP có lỗi nào đó cũng có thể xảy
ra và phải chịu thiệt hại lớn nhỏ tùy theo mức độ lỗi của mình. Chúng ta
không vì một lỗi nhỏ mà thổi phồng, tẩy chay.
Ở
chỗ chúng ta đang biểu thị lòng yêu nước bằng khẩu hiệu "người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam" để tự cứu mình trong hoàn cảnh đất nước
nghèo, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp mà phải cạnh tranh
khốc liệt với nhà giàu, công nghệ tiên tiến. Không bảo vệ hàng Việt là
chúng ta tự chặt tay chân mình. THP là doanh nghiệp của người Việt, phá
sản, nhà máy đầu tư trên 500 triệu USD thành kho phế liệu, 4.000 công
nhân trực tiếp làm việc tại nhà máy mất việc làm, chưa kể 10.000 lao
động gián tiếp trong chuỗi hệ thống mất nguồn thu nhập.
Ở
chỗ, Tân Hiệp Phát đã bị trừng phạt vì sai lầm của họ, nhưng có cần
phải “đánh” cho họ sập tiệm không? Một doanh nghiệp xây dựng cơ nghiệp
mấy chục năm để có một thương hiệu không hề đơn giản, nhất là trong môi
trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt và lắm rủi ro như Việt Nam. Thị
phần nước uống của một doanh nghiệp gầy dựng 20 năm được sẽ phải mất vào
tay các hãng nước ngoài như Coca-Cola, Pepsi, Redbull. Trong khi Tân
Hiệp Phát đóng thuế mỗi năm 1.000 tỉ đồng, còn các ông lớn nước ngoài
luôn luôn báo lỗ. Nếu điều đó xảy ra, thì không chỉ kết liễu số phận một
doanh nghiệp trong nước, mà thiệt hại cho xã hội.
Nếu ở đâu đó có treo biển không bán sản phẩm của THP thì chúng ta cũng nên không vào nơi ấy.
Đừng ứng xử vô thức, hiệu ứng đám đông mà tự sát.
No comments:
Post a Comment