http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/thieu-tuong-tran-minh-hung-khu-vuc.html
"Không
nên bán đất ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng cho bất cứ cá nhân nào. Nếu
vị trí này rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm", thiếu tướng Trần Minh Hùng trao đổi với Zing.vn.
Lo
lắng về việc người Trung Quốc giấu mặt mua đất ven biển ở TP Đà Nẵng
gây xôn xao dư luận thời gian qua, Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên
Phó tư lệnh Quân khu 5 nói:
-
Tôi rất bất ngờ và quan ngại vì không hiểu tại sao chính quyền thành
phố lại phân lô bán đất khu vực này. Đất nước còn nghèo nhưng không vì
thế mà đem diện tích đất ở khu vực nhạy cảm ra bán vì bất cứ lý do gì.
Quan điểm của cá nhân tôi là không nên bán đất ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng cho bất cứ cá nhân nào, dù người đó là ai.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Các tuyến đường này như thành lũy bảo vệ thành phố
- Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của tuyến đường ven biển Đà Nẵng đối với an ninh quốc phòng?
-
Tôi phải nhấn mạnh rằng, toàn bộ tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ
Nguyên Giáp (từ chân núi Sơn Trà đến phường Điện Nam, xã Điện Ngọc, thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là tuyệt mật, bất khả xâm phạm.
Lịch
sử chiến tranh đã chứng minh, Đà Nẵng có vị trí đặc biệt quan trọng.
Trong đó, các tuyến đường này như một thành lũy bảo vệ toàn thành phố.
Vì vị trí quan trọng như vậy nên khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mở đầu
các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đều xuất phát đánh chiếm bán đảo
Sơn Trà.
- Ông có thể phân tích sâu hơn vai trò của khu vực này đối với công tác phòng thủ, bảo vệ?
-
Quân khu 5 là một trong những địa bàn chiến lược của cả nước. Trong đó,
Đà Nẵng là một hướng chiến lược quan trọng của toàn chiến trường ven
biển Quân khu 5. Còn khu vực Tây Nguyên được ví như "Nóc nhà Đông
Dương".
Trong
tác chiến quân sự, cách đánh chiếm bàn đạp ở tuyến mép nước ven biển là
cực kỳ quan trọng. Chính vì tầm quan trọng như trên nên khi còn làm Phó
tư lệnh Quân khu 5, tôi đã nhiều lần có ý kiến là toàn bộ đường ven
biển nhạy cảm chỉ được sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng.
-
Ông bình luận gì về thông tin nhiều người Trung Quốc nhờ các cá nhân
người Việt đứng tên mua đất ở khu vực sát sân bay quân sự Nước Mặn?
-
Đây là vấn đề mà chúng tôi vẫn ngày đêm đau đáu. Bởi lẽ, khi đã hợp
thức hóa được các lô đất trên, người Trung Quốc đương nhiên sẽ sang đây
làm ăn sinh sống, lấy vợ sinh con, đẻ cháu. Nếu không có biện pháp ngăn
chặn kịp thời, không xa khu vực này sẽ trở thành khu phố của người Trung
Quốc.
Năm
2006, tôi đang là Phó tư lệnh Quân khu 5, một hôm, có vị cán bộ vào Đà
Nẵng công tác rồi qua một resort ở ven biển nghỉ ngơi. Tôi mặc quân phục
tới đó thăm thì lập tức bị nhân viên resort chặn lại, nói "ông là sĩ
quan quân đội nên không được vào".
Tôi
hỏi lý do thì họ nói, ở đây là khách sạn dành cho người nước ngoài ở
nên không được vào. Tôi là tướng lĩnh quân đội mà còn bị ngăn cản như
thế thì làm sao người dân, du khách có thể vào các khách sạn này được?
Vấn đề đặt ra là người nước ngoài vào trong đó chỉ để ở hay làm gì khác?
Phải hiểu những khu đất chiến lược và bảo vệ chặt chẽ
- Nhưng thiếu tướng có cho rằng mình đang lo ngại quá xa?
-
Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta là
giải quyết tất cả các vấn đề bất ổn bằng biện pháp hòa bình. Không thể
lấy tiếng súng để giải quyết mâu thuẫn.
Thực
tế, chúng ta đang lấy "trí nhân để thay cường bạo". Tuy nhiên, ông cha
ta đã răn dạy "cảnh giác không bao giờ thừa". Thế hệ trẻ phải biết rõ
vai trò, vị trí của những khu đất chiến lược và nhạy cảm để gìn giữ và
bảo vệ một cách chặt chẽ.
- Theo ông, trước quan ngại của các chuyên gia, người dân, chính quyền Đà Nẵng cần làm gì?
-
Theo tôi, đối với các khách sạn đã được xây dựng, lãnh đạo TP Đà Nẵng
phải làm việc với chủ đầu tư, yêu cầu họ mở cửa đón mọi du khách vào
nghỉ dưỡng. Xây khách sạn trên lãnh thổ Việt Nam mà không cho người Việt
vào là điều quá vô lý. Điều này nằm trong tầm tay của các cơ quan chức
năng và chúng ta yêu cầu họ như thế cũng hoàn toàn đúng luật.
Đối
với các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc, các cơ quan chức
năng phải tìm cho ra ai là người đứng tên chủ sở hữu. Từ manh mối này,
phải tìm hiểu xem họ mua đất bằng nguồn tiền nào? Có ai đứng sau đưa
tiền nhờ mua các lô đất ở gần sân bay Nước Mặn.
Về
lâu dài, lãnh đạo thành phố cần vận động các cá nhân đứng tên tự nguyện
khai báo mục đích mua đất. Từ đó, cơ quan chức năng có biện pháp xử lý,
thu hồi các lô đất theo đúng trình tự pháp luật.
Đó
mới là giải pháp căn cơ nhất để chính quyền TP Đà Nẵng tháo gỡ những
quan ngại của nhân dân và dư luận về vấn đề nhạy cảm có liên quan đến an
sinh xã hội và an ninh quốc phòng.
Thiếu
tướng Trần Minh Hùng tham gia cách mạng từ lúc 12 tuổi với vai trò liên
lạc xã đội, du kích xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Ông từng
giữ nhiều trọng trách quan trọng như: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, Sư đoàn
trưởng Sư đoàn 307 - Quân khu 5; Phó tư lệnh Quân đoàn 3; Cục trưởng Cục
quân huấn - Bộ Tổng tham mưu. Tháng 3/2006 đến tháng 3/2010, thiếu
tướng Trần Minh Hùng là Phó tư lệnh Quân khu 5.
No comments:
Post a Comment