2015/12/21

Đúng là miệng lưỡi nhà 'Rận'

http://molang0205.blogspot.com/2015/12/ung-la-mieng-luoi-nha-ran.html


Chiềng Chạ
Sau khi có thông tin Nguyễn Văn Đài (thành viên của "Hội Anh em dân chủ') bị bắt, đám đồng đảng đã lên hẳn một chương trình kêu gọi trả tự do cho vị LS đã 1 lần nếm trải cảnh tù tội này với tên gọi 'Tuần lễ vận động trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài" trong thời gian từ 16-23/12/2015. Và không biết là nhằm để phụ họa hay cố tình làm long trọng hóa vấn đề nhưng các thành viên chủ yếu là những người từng biết đến trong cái danh xưng "Hội Anh em dân chủ' cũng không quên vận động chính giới các nước tham gia. Trong đó chính giới Mỹ là một chủ thể được chú ý đặc biệt trong tuần lễ vận động của tổ chức không chính danh này; lí do được đưa ra trong lời kêu gọi hưởng ứng cuộc vận động cho hay: 'Ls Nguyễn Văn Đài thường xuyên gặp gỡ các quan chức ngoại giao đoàn của các nước, các nghị sĩ, dân biểu của nhiều quốc hội dân chủ, các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nhằm vận động các nước áp lực chính quyền độc tài tôn trọng nhân quyền và thực thi các cam kết quốc tế'. 

Nếu ai đó quan tâm tới những cuộc vận động đã từng diễn ra trong quá khứ hẳn sẽ thấy rõ hơn về điều này; và không hiểu lấy căn cứ từ đâu nhưng cứ mỗi dịp nhân vật này được tha bổng trước thời hạn, nhân vật kia được sang Mỹ thì ngay lập tức chúng mặc định chính giới Mỹ đã tạo ra một sức ép và đưa ra những điều kiện cần thiết để các nhà chức trách phải xuống tay, nhượng bộ. Hàng loạt động thái 'tích cực' của nhà chức trách tại Việt Nam đến với những nhân vật như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Cù Huy Hà Vũ và gần đây nhất là trường hợp của Tạ Phong Tần có thể xem là những ví dụ được nêu ra. Đây có thể cũng là lí do dù không nói ra nhưng các thành viên 'Hội Anh em dân chủ' trông chờ hàng đầu để buộc nhà chức trách Việt Nam phải thả Nguyễn Văn Đài? 

Vậy nhưng, đến tận hôm nay khi tuần lễ vận động kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Đài đã đi hết ngày thứ 5 và chỉ còn 2 ngày cuối cùng cho nỗ lực của họ; nhưng dường như cái họ ("Hội Anh em dân chủ') cần và mong ngóng nhất vẫn chưa đến. Chính giới Mỹ hình như đã quên mất cái sự kiện từng gặp gỡ với Nguyễn Văn Đài tận hôm nào, hôm nao trong các cuộc vận động về "nhân quyền" gì đó? Và đáng nói hơn, dù đã được thông tin bằng một "tuần lễ vận động" hẳn hoi nhưng thông tin Nguyễn Văn Đài bị bắt vẫn chưa đến được với họ thì phải? Đó có thể là những lí do lí giải tại sao Chính giới Mỹ vẫn im lặng trước sự kiện Nguyễn Văn Đài bị bắt theo tội danh được quy định tại điều 88 - BLHS? 

Rõ ràng, dù hơi sớm nhưng có thể xem đây là một bàn thua trông thấy của "Hội Anh em dân chủ" trong việc vận động trả tự do cho "minh chủ" của mình (Nguyễn Văn Đài đứng đầu "Hội Anh em dân chủ". Tuy nhiên, nó sẽ diễn ra trong lặng lẽ và sẽ không có quá nhiều người biết và chú ý đến thất bại đó; nghĩa là họ sẽ "có chỗ mà chui" sau thất bại được báo trước này. Nhưng, cái sự đời vốn rất khó nói, cái cần "im lặng" thì không thể "im lặng" và ngược lại. Tôi đây sẽ chẳng có chuyện để nói nếu như Nguyễn Anh Tuấn (Fb Nguyễn Anh Tuấn, một thành viên của "Hội anh em dân chủ") không có bài: "Chính phủ Mỹ im lặng trước vụ bắt giữ luật sư Đài không hẳn là điều gì quá xấu" đăng trên Dân luận. 


Bài viết có đoạn: "Nhiều người sẽ thắc mắc là sao chưa thấy ngài Đại sứ và Sứ quán Hoa Kỳ lên tiếng về vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài. Câu trả lời là đây: Ngài Đại sứ đang bận cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - trung tâm lý luận số 1 của Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức hội nghị bàn về quan hệ toàn diện của hai nước. (Engagement thế này mới gọi là engagement chứ?)
Đại sứ Mỹ tại hội nghị bàn về quan hệ toàn diện của hai nước (Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn). 
Theo lí giải của Nguyễn Anh Tuấn, "Chính giới Mỹ" ở đây = "ông Đại sứ Mỹ", nghĩa là chính giới hiện đang ở trong nước sẽ không thuộc phạm trù "Chính giới" mà chúng ta đang nói. Và xin thưa rằng đây là kiểu đánh lận con đen, đánh tráo khái niệm đến độ trơ tráo và khó hiểu. Song, thực sự đáng cười hơn khi thành viên "Hội anh em dân chủ" này lại cho rằng: "Ngài Đại sứ đang bận cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - trung tâm lý luận số 1 của Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức hội nghị bàn về quan hệ toàn diện của hai nước' nên ông đã không có thời gian hoặc không tiện để phát biểu về sự kiện Nguyễn Văn Đài bị bắt? Tôi hoàn toàn không quá am hiểu về tính cách, đặc điểm tâm lý của người Mỹ nói chung, ông Đại sứ nói riêng nhưng lí giải như thế e rằng không hợp lắm với tâm lý của ông Đại sứ nói rất "sõi" tiếng Việt này! Thêm nữa, một điểm rất rõ trong tính cách người Mỹ là tính thực dụng và nếu họ có thiện cảm, muốn bảo vệ Đài thì tôi tin chắc họ đã nhân cơ hội bên lề hội nghị bàn về quan hệ toàn diện của hai nước để phát biểu ý kiến? Sự im lặng của họ vì thế có thể cho thấy điều ngược lại! 
Trong phần lí giải tại sao cho rằng "việc chính phủ Mỹ im lặng trước vụ bắt giữ luật sư Đài không hẳn là điều gì quá xấu" Nguyễn Anh Tuấn viết: 
"Thứ nhất, nó đập tan mọi luận điệu xảo trá rằng phong trào tranh đấu dân chủ nhân quyền ở Việt Nam được thực hiện vì mục đích hoặc dưới sự chỉ đạo của Hoa Kỳ.
Hai, nó thêm một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng không bao giờ được dựa dẫm vào bất kì chính phủ ngoại quốc nào, và rằng thành bại của công cuộc này nằm trong tay chúng ta, dù chúng ta hoan nghênh mọi sự ủng hộ từ bất kì ai, tổ chức, chính phủ nào tôn trọng dân chủ, tự do và nhân quyền như chúng ta. Dĩ nhiên với sự giúp đỡ của một nước lớn như Hoa Kỳ, chúng ta có thể đi nhanh hơn; nhưng nếu không có, chúng ta vẫn phải đi. Dẫu xa và lâu hơn thì vẫn phải đi.
Ba, việc các tác nhân quốc tế khác lên tiếng mạnh mẽ trong khi Hoa Kì lại im tiếng, đặt câu hỏi cho chính phủ nước này về những cam kết và trách nhiệm quốc tế bảo vệ nhân quyền của họ. Hoa Kỳ rồi đây phải xem lại những gì họ làm có tương xứng với những gì họ nói không?". 
Hiện tại, xin được miễn bình luận thêm về 3 lí do được Nguyễn Anh Tuấn nói ra để bảo vệ chính kiến của mình xung quanh việc Chính giới Mỹ im lặng sau khi Nguyễn Văn Đài bị bắt. Xin giành sự bình luận, nhận xét từ những ai quan tâm câu chuyện và người viết sẽ quay trở lại nội dung này trong ngày gần nhất! 

No comments: