http://molang0205.blogspot.com/2015/12/ke-ngu-thuong-hay-li-su.html
Mẹ Đốp
Mấy hôm trước đọc bên Người con đất mẹ mới
hay tin Nguyễn Đình Cương, 1 trong 14 bị cáo trong vụ án "Hồ Đức Hòa và
đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" do Tòa án nhân
tỉnh Nghệ An tổ chức xét xử vào năm 2013 được ra tù vào đúng ngày Noel
2015 (24/12). Và trong đoạn kết của tin bài thì tác giả Lữ Khách đã
viết: "Và không hiểu ở đây có phải là là một "đặc ân" từ nhà tù hay
là một sự ngẫu nhiên từ bản án nhưng việc Nguyễn Đình Cương được ra tù
trước thềm lễ Noel năm 2015 đã khiến Nguyễn Đình Cương trở về với gia
đình đúng giây phút đặc biệt sau 2 mùa Noel xa gia đình. Và tin chắc
rằng với những gì đã trải qua và sự khổ tâm, dằn vặt của những người
thân trong gia đình, những người yêu quý mình Nguyễn Đình Cương sẽ tự
biết quay về nẻo thiện để những mùa Noel sau mãi là những tháng ngày
đoàn viên, sum họp đúng nghĩa!" (Trích: NIỀM VUI MUỘN CỦA MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO LẦM LỠ).
Và tin chắc rằng điều này cũng là mong muốn của rất nhiều người đối với
một từng dính vào vòng lao lí như Cương; với tuổi đời chưa thể nói là
già (Nguyễn Đình Cương sinh năm 1981 tại xã Nghi Phú, TP Vinh) Cương
thừa đủ thời gian để làm lại một cuộc đời cho chính mình và đương nhiên
trên khía cạnh một công dân lương thiện đúng nghĩa.
Nguyễn Đình Cương trong ngày về với gia đình (Nguồn: Internet).
Những ai theo dõi về vụ án hẳn biết rằng ra tù trước Cương có Hồ Văn
Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Lê Văn Sơn...
song nhìn cái cách những con người này "tái hòa nhập cộng đồng"
thì tin chắc rằng con đường quay lại nhà tù của chúng chỉ là vấn đề của
thời gian. Chính vì vậy, không biết ai đó có đặt niềm tin vào Nguyễn
Đình Cương như một thực thể tốt đẹp hòng cứu rỗi tâm hồn tội lỗi của
những kẻ ra tù trước và làm gương cho những kẻ sẽ ra tù thời gian tới
không nhưng họ hi vọng điều gì đó khác biệt từ Cương. Đó cũng là lí do
dù không ấn tượng lắm với cựu tù này nhưng tôi đã cố công theo dõi về
con người này như một cách thỏa trí tò mò của bản thân.
Vậy nhưng, đúng với câu "sự đời không như mơ" và chúng ta cũng không thể
hi vọng rằng một kẻ vốn sống trong một bầy sói có thể thay đổi và không
giống những kẻ đồng đảng của chúng. Nguyễn Đình Cương cũng là một ví
dụ. Xin được dẫn giải, nói rõ thêm về điều này để những ai quan tâm cùng
theo dõi.
Về
tội danh của Nguyễn Đình Cương và 13 con người còn lại được ghi trong
bản cáo trạng do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An ghi rõ: "tham
gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạng Đảng” (gọi
tắt là Việt Tân) và đồng phạm trong việc thực hiện hành vi này". Trong đó riêng Nguyễn Đình Cương "được
xác định là "tham gia tổ chức “Việt Tân” với vai trò đồng phạm, phạm
vào “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại khoản
2 Điều 79 Bộ luật Hình sự". Đây cũng là lí do khiến Cương được ra
tù sớm hơn số đối tượng "tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam
Canh tân cách mạng Đảng” (gọi tắt là Việt Tân)". Trước Tòa, bản thân
Nguyễn Đình Cương cũng không hề phủ nhận hành vi của mình và mọi thứ
cũng vì thế trở nên rất rõ ràng.
Và
xin khẳng định lại một điều đã được mọi nhà nước, thể chế chính trị
trên thế giới thực hiện: Mọi chế độ đều có cơ chế tự vệ trước những nguy
cơ và họ sẽ không thể để bất cứ những nguy cơ nào trở thành hiện thực
cũng như hòng đe dọa sự tồn tại và bền vững của chính nhà nước, thể chế
chính trị của họ. Nói như thế cũng để thấy rằng, việc Tòa án nhân dân
tỉnh Nghệ An đưa vụ án 14 đối tượng theo đạo Công giáo và tin lành ra
xét xử vào năm 2013 đơn thuần chỉ là cơ chế tự vệ chính đáng, phù hợp
của nhà nước trước những nguy cơ đe dọa họ. Và vì thế nên mọi thủ thuật
về ngôn từ hòng lấp liếm, ngụy biện và bao che cho hành vi của mình như
đoạn phát biểu sau đây của Nguyễn Đình Cương đều vô giá trị:
Nguyễn Đình Cương viết trên FB cá nhân được một "đồng bọn" trong vụ án là JB Thái Văn Dung dẫn lại như sau:
"Tham gia Việt Tân để đấu tranh cho nhân quyền"
"Hôm gặp an ninh ngày 4/11/2014, thì an ninh hỏi rằng 'Anh làm việc cho Việt Tân à?'
Tôi nói 'Không, tôi không làm việc cho Việt Tân mà tôi tham gia Việt Tân để tôi đấu tranh cho nhân quyền, đa nguyên chứ không phải tôi làm việc cho Việt Tân'.
Phải thực thà công nhận rằng, tiếng Việt của chúng ta đang dùng rất đỗi
phong phú và đa dạng. Một câu nói bình thường nhưng đối khi với các chủ
thể khác nhau thì cách hiểu, cách tiếp nhận cũng khác nhau. Vậy nhưng,
cái cách hiểu và cách suy diễn của Nguyễn Đình Cương trong trường hợp
này thì thật khó mà chấp nhận. Ở đây, nhà chức trách sẽ không quan trọng
là "anh" (Nguyễn Đình Cương) có làm việc cho "Việt Tân" (một tổ chức thường xuyên có các hoạt động chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam) hay không? hay lí do khiến anh ta "tham gia Việt Tân" là để tranh đấu cho nhân quyền, đa nguyên (tức là theo Nguyễn Đình Cương thì lí tưởng của cá nhân anh ta trùng hợp với lí tưởng của tổ chức "Việt Tân") bởi vốn dĩ trong trường hợp này hai điều đó là một?
Việc anh ta cùng với 13 người còn lại bị bắt, bị xét xử và bị đưa ra phạt tù đâu phải xuất phát từ lí do "có làm việc cho Việt Tân hay không"; họ chỉ
cần có căn cứ chứng minh rằng chủ thể đó "tham gia vào tổ chức Việt
Tân" thì ngay lập tức chiểu theo quy định của pháp luật để tiến hành các
hành động bảo vệ có tính răn đe và vô hiệu hóa các nguy cơ mà việc tham
gia đó có thể gây nên! Hay nói cách khác luật pháp không cần chứng minh
yếu tố "quan hệ xã hội", họ chỉ căn cứ vào "tính mục đích", "tính động
cơ" của hành vi để xét đoán con người đó có tội hay không?
Cho nên, thực tình thì tôi không tin Nguyễn Đình Cương sẽ quay về nẻo thiện như mong muốn của tác giả Lữ Khách (Người con đất mẹ).
Có chăng sự vấp váp và sa ngã ở những lần tiếp theo mới có thể cảnh
tỉnh được những con người mà khi vừa ra tù đã bị bầy sói vây quanh! Và
anh ta chỉ thực sự là người một khi "bầy sói" vây quanh ấy chết đi hoặc
cũng đã quay về nẻo thiện!
No comments:
Post a Comment