http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/oi-ninh-hiep.html
Khoai@
Xưa
kia Luyện không được dạy dỗ nên mới coi thường pháp luật, ra tay một
đêm 4 mạng người. Nay ở Ninh Hiệp, những đứa trẻ đã khác xa, chúng được
dạy và huấn luyện ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, rằng không sợ gì
hết, kể cả thầy cô và pháp luật. Rất có thể một ngày nào đó, dù là hậu
sinh, nhưng chúng sẽ là bố Luyện.
Ninh
Hiệp nổi tiếng với chợ vải và nay lại nổi tiếng với chiêu đẩy trẻ em
lên hàng đầu, làm lá chắn cho những toan tính của người lớn. Và thật
ngạc nhiên, các tiểu thương Ninh Hiệp đã thành công. Những đứa trẻ cổ
quàng khăn đỏ trong bộ đồng phục, gõ trống trường và hô theo nhịp, "Trả
đất cho dân", cho dù chúng chẳng hiểu gì về sở hữu đất đai tại nơi mà
chúng đang làm loạn.
Khi
biết chính quyền có dự án làm Trung tâm Thương mại tại khu đất đang là
bãi gửi xe gần chợ Nành (Ninh Hiệp) là người dân đã tập trung phản đối.
Tất nhiên họ sợ mất khách chứ không sợ mất đất, bởi mảnh đất trên là đất
trống thuộc sự quản lý của chính quyền xã và nó không liên quan gì đến
chợ Ninh Hiệp. Mất khách, có nhà mất chục tỉ một năm nhờ cho thuê kiot
bán hàng.
Đáng buồn, đằng sau người dân người ta không khó nhận ra một số cán bộ 2 mặt, bởi họ sở hữu nhiều kiot cho thuê.
Gác
sang một bên chuyện đúng sai, hay chuyện mất lòng tin, nhưng câu chuyện
cấm trẻ em đi học, và sử dụng chúng vào mục đích phản đối chính quyền
là việc làm bất lương vô đạo. Nhìn những hình ảnh trên mạng mà rùng
mình, bọn trẻ không biết sợ, mà cũng chẳng ai làm gì để chúng phải sợ,
cứ thế trống dong cờ mở, hung hăng tràn vào sân ủy ban, quát tháo như
nhổ vào mặt những người đáng tuổi cha chú ông bà mình đang làm công tác
giữ an ninh trật tự. Nhìn những hành động hiếu chiến của chúng, người ta
thấy lo cho tương lai của đất nước.
Thật
tiếc, những hình ảnh ấy đang được một số người khuyến khích và có nguy
cơ bị lạm dụng. Đã có những kẻ khoác áo zân chủ la liếm và kích động cho
bạo lực bùng phát.
Lẽ
ra, bọn trẻ cần phải được đến trường để tiếp thu sự tử tế, và ngay cả
khi chúng ở nhà cũng cần được chăm sóc bởi tình thương yêu thay vì lòng
hận thù, sự khinh nhờn luật pháp.
Một
nhà báo đã viết rằng, sự nguy hiểm là, để đạt mục đích của mình, người
lớn sẵn sàng lôi trẻ con vào cuộc. Hơn thế, họ dúi vào tay chúng những
công cụ, đặt vào miệng chúng những ngôn từ kích động, và thổi vào não
chúng tư duy hành xử hùa theo đám đông, coi thường pháp luật. Những đứa
trẻ, những Đội viên bỏ học đi biểu tình, vừa đẹp lòng bố mẹ, vừa xả hết
năng lượng tuổi trẻ vốn luôn dư thừa mà lại thiếu nơi phát tiết.
Đáng
buồn là, với câu chuyện này, ngày mai hoặc ngày kia các cháu sẽ không
biết sợ ai, kể cả thầy cô và bố mẹ. Đáng sợ hơn nữa, chúng sẽ không biết
tôn trọng cả đạo đức lẫn pháp luật.
Ôi, Ninh Hiệp!
No comments:
Post a Comment