2015/12/26

AI ĐỨNG SAU VỤ XÚI GIỤC HỌC SINH NGHỈ HỌC Ở CHỢ NINH HIỆP? (PHẦN I)

 http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/12/ai-ung-sau-vu-xui-giuc-hoc-sinh-nghi.html
 
 
Trên các báo như Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên... đăng ngày 23/12/2015, có đoạn phỏng vấn ông Hoàng Anh Tú, Chánh văn phòng UBND H.Gia Lâm cho biết:
“Có nhận được thông tin mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại được các đối tượng lôi kéo xúi giục cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000 - 300.000 đồng/ngày” (Nguồn: Thanh niên) 
“Với tâm lý được nghỉ học và được cho tiền cộng với sự đồng thuận của chính các bậc phụ huynh nên đã xảy ra tình trạng học sinh nghỉ học hàng loạt. Để ngăn chặn tình trạng này, UBND huyện chỉ đạo các trường có học sinh nghỉ ra tận cổng để đón các cháu, đồng thời lực lượng công an huyện ngăn chặn những đối tượng đứng trước cổng trường không cho học sinh vào lớp” (Nguồn: Tuổi trẻ).
Thông tin trên phần nào hé lộ vụ việc hàng trăm người dân xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội kéo đến trụ sở xã để phản đối việc xây dựng Trung tâm thương mại. Khi vụ việc này mới bắt đầu manh nha, ngay lập tức lũ "dân chủ", "nhân quyền" nhanh chóng ngửi mùi "xác chết", sải cánh "kền kền" bay tới để xúi giục, kích động bà con nơi đây. Điều đáng nói ở đây là người dân tụ tập phản đối chính quyền cho xây dựng TTTM, thậm chí còn kêu gọi con em mình nghỉ học để gây áp lực với chính quyền. Nói về Ninh Hiệp, nói về người dân ở đây phải nói đến nghề nghiệp buôn bán gắn với "thương hiệu" chợ Ninh Hiệp của họ. Chợ Ninh Hiệp là một chợ đầu mối chuyên về vải lớn nhất nhì ở miền Bắc. Ở đây, bán đủ thứ các mặt hàng, từ vải thô cho đến quần áo may sẵn giá từ "thượng vàng đến hạ cám", giá cả so với các khu vực khác thì rẻ hơn gấp nhiều lần. Đa số, cánh buôn bán vải vóc, quần áo ở các tỉnh, thậm chí cả Thủ Đô cũng về chợ Ninh Hiệp để lấy sỉ về bán ở các chợ, các quầy hàng sang trọng. 
Lứa tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", liệu các em học sinh Tiểu học, Trung học có thể tụ tập với những hành vi mang tính bài bản như thế này mà không có bàn tay xúi giục ở đằng sau? (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, những mặt hàng ở chợ Ninh Hiệp nguồn gốc chủ yếu là hàng Tàu khựa. Nói trắng ra thì những người dân buôn bán ở đây cứ hàng đợt đi xe khách sang TQ, vào tận hàng may ở đó rồi đánh "hàng lậu" về và từ đây tỏa đi bán sĩ/ lẻ khắp nước. Ở đây, đồ gì cũng có, giá nào cũng "chiều". Trên báo Lao Động đăng ngày 3/4/2013, cách đây 02 năm đã có phóng sự viết về địa phương có chợ vải vóc nổi tiếng này. Phóng sự "Ninh Hiệp - bạc tỉ và sự thụt lùi trí thức" đã gióng lên hồi chuông đáng báo động về việc người dân nơi đây trọng buôn bán, làm kinh tế hơn là việc đầu tư cho con cái học hành. 

Từ một khu chợ nông thôn nho nhỏ với những sạp vải cỏn con ở mỗi gian với vài lượt khách hàng lẻ tẻ mỗi ngày, giờ đây chợ Ninh Hiệp đã phát triển như vũ bão. Đường làng nay đã trở thành con phố sầm uất, nhộn nhịp buôn bán với những khách hàng (sĩ/lẻ) nườm nượp ra vào khiến cho người dân nơi đây giàu lên nhanh chóng. Người dân chợ Ninh Hiệp có đất thì xây dựng và cho thuê sạp, theo nguồn thông tin thì mỗi năm ít nhất cũng vài tỉ (Thông tin mới cập nhật không chính thức mỗi m2 ở xóm 4, xóm 6 trên dưới 1tỷ/năm). Mỗi miếng đất như vậy đâu chỉ dừng lại ở cho thuê thành một sạp mà được xà xẻo chia thành nhiều sạp để thu lợi nhuận cao hơn. 

Nhờ buôn bán sầm uất, kiếm tiền dễ, nhà lầu, xe hơi cứ thi nhau mọc lên, các bậc phụ huynh ở Ninh Hiệp cũng quay sang chiều chuộng con cái hơn. Nếu ở những nơi khác, khi có tiền thì bố mẹ sẽ đầu tư cho con cái học hành, tuy nhiên, ở Ninh Hiệp, do bố mẹ là dân buôn bán, trình độ không cao (theo đúng nghĩa dân hàng chợ) nên đầu tư cho con cái điện thoại đắt tiền, quần áo hàng hiệu... Khách hàng tứ phương đổ về đây lúc nào cũng đông đúc nên vì thế, ngay cái bãi giữ xe, hàng nước vệ đường cũng có thể kiếm lời được đống tiền mà nhiều người khác phải mơ ước. Người dân thi nhau buôn bán, không còn thời gian để quan tâm tới vấn đề khác. Đường đi ở đây thì rác rưởi bừa bãi, nhộn nhạo, nhà cửa lấn chiếm ra không chừa một kẽ hở, rác thì vất đầy...

Công việc đang suôn sẻ, buôn bán đang "ăn nên làm ra", bởi vậy, khi chính quyền xây TTTM ở bãi gửi xe của chợ Ninh Hiệp thì ngay lập tức các hộ buôn bán ở chợ Ninh Hiệp huy động con cái, ngăn cản con trẻ đến trường để "phản đối" việc xây TTTM nơi đây. Trước khi có quyết định xây dựng TTTM ở khu bãi đất gửi xe chợ Nành thì trước đó chính quyền đã cho lấy ý kiến từ người dân trong khu vực. Hay chăng người dân khu vực chợ Ninh Hiệp quanh năm vù đầu trong những tính toán buôn bán hàng ngày vẫn đang diễn ra nên khi chính quyền thông báo đến người dân để lấy ý kiến thì người dân không quan tâm tới một cách tập trung. Đến khi máy móc được đưa đến thì san bằng mặt bằng thì bà con mới phản ứng quyết liệt như trên? 

Có thông tin, đại đa số các bậc phụ huynh ở Ninh Hiệp không thiết tha cho con cái đi học lên cao (Đại học, Cao học...) bởi vì đi học về lương "ba cọc ba đồng" không bõ bèm gì so với nguồn thu nhập từ việc buôn bán tại chợ. Bởi thế, con cái đến tuổi, một phần được bố mẹ định hướng, một phần do ảnh hưởng từ môi trường chợ búa từ nhỏ, các em học sinh nơi đây không nhiều em mặn mà với việc học lên Đại học mà sớm theo bố mẹ theo nghiệp buôn bán.

(Còn nữa)

An Chiến

No comments: