2015/12/20

TẨY CHAY CÓ PHẢI LÀ BIỆN PHÁP HỮU HIỆU NHẤT?

http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/12/tay-chay-co-phai-la-bien-phap-huu-hieu.html
 
 
 
Phiên tòa xét xử vụ án “con ruồi” đã khép lại, anh Võ Văn Minh (SN 1980, Tiền Giang) bị tòa tuyên phạt mức án 7 năm tù vào ngày 17/12/2015 vừa qua. Tại tòa, bà Trần Ngọc Bích - Giám đốc công ty đưa ra rằng sau vụ anh Minh, công ty đã bị thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Theo bà, với mức án 7 năm tù giam mà anh Minh phải gánh chịu là "hậu quả nặng nề" và xin "Toà xem xét cho anh ấy". Theo thông tin, ngày 27/1/2015, sau khi nhận 500 triệu đồng từ Cty Tân Hiệp Phát (THP)để đổi lấy chai nước có ruồi và sự im lặng, anh Minh đã bị Cơ quan CSĐT bắt quả tang. 

Anh Võ Văn Minh đã nhận 500 triệu đồng nên bị truy tố theo khoản 4 điều 135 BLHS với khung hình phạt từ 12-20 năm tù. Theo điều 135 BLHS quy định: “khoản 1: người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm”...

Khoản 3 điều 135 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tại điểm a, khoản 4 của điều luật này quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt số tiền có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên”.

Bởi vậy, mức án 7 năm tù là mức án thấp nhất dựa trên pháp luật mà anh Võ Văn Minh nhận được. Nó cũng có thể là mức án hơi cao nếu xét về tình. Tuy nhiên, lý/tình như thế nào thì đã có Toà xử. Nhiều ý kiến đã tỏ ra xót xa khi vụ án khép lại: Một con ruồi đã khiến hai bên đều phải trả giá đắt. Đây cũng là bài học đắt giá với những người trong cuộc. Bởi một bên thì vì lòng tham dẫn đến hành động "tống tiền" doanh nghiệp, còn phía doanh nghiệp thì chưa thật sự làm hết mình vì người tiêu dùng, xử lý khủng hoảng truyền thông còn kém.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, có bàn tay phản động của Việt Tân đứng đằng sau để dắt mũi, kích động đám đông người VN "tẩy chay" các sản phẩm của THP để "dìm chết" dần nền kinh tế VN (Nguồn: Internet)

Khi Toà tuyên án cũng là lúc đỉnh điểm của số đông "cộng đồng mạng" hò hét nhau để "tẩy chay" các loại nước giải khát của Tân Hiệp Phát. Không thể phủ nhận cách xử sự từ trước tới nay của Tân Hiệp Phát  khi người tiêu dùng phát hiện ra sản phẩm nước ngọt của THP có vấn đề. Và cũng không thể không thể phủ nhận việc anh Minh dùng chai nước trị giá 10 ngàn đồng đề nghị đổi lấy 1 tỷ đồng sau đó giảm xuống 500 triệu đồng là có sự tham lam. Nay sự việc đã đến mức độ này thì không thể ngồi bàn xem ai đúng ai sai nữa vì đã có pháp luật xử lý. Dù đưa ra lời đề nghị thiện chí xin giảm nhẹ cho anh Minh nhưng THP vẫn không thể xoa dịu độ "nóng" từ dư luận. Đa số họ, có thể là những người tiêu dùng, những khách hàng trong quá khứ, hiện tại, cả tương lai và ngay cả những người chưa khi nào là khách hàng của THP đều đồng loạt lên tiếng tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp này. Có thể nói, khi internet phát triển, nhiều người tham gia mạng xã hội thì lúc ấy, sức mạnh của cụm từ "cộng đồng mạng" thật  là ghê gớm. Đám đông "dư luận" này, trong nhiều trường hợp, cực kỳ cảm tính, cực kỳ dễ xỏ mũi, lôi kéo...

Câu chuyện đã xảy ra, không thể quay trở lại điểm xuất phát được nữa. Ở đây, liệu có nên a dua nhau theo phong trào để "tẩy chay" các sản phẩm của Tân Hiệp Phát sản xuất? Nếu không sử dụng các sản phẩm của THP thì người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm của các thương hiệu khác? Vậy, ở Việt Nam hiện tại có công ty, doanh nghiệp nào sản xuất nước giải khát nhiều, đa dạng và phong phú như THP? Nếu thực sự THP có sai trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông trong vụ việc anh Võ Văn Minh và một số sản phẩm còn đang mắc lỗi thì nên chăng hay để một lối đi cho doanh nghiệp này sửa sai, khắc phục những hạn chế trong khâu sản xuất, kiểm tra lại sản phẩm trước khi xuất kho. Tâm lý chung của người VN là đã không thích ai thì sẽ dìm người ấy đến bước đường cùng mà không có những suy nghĩ tích cực hơn. 

Khủng khiếp hơn, có kẻ còn "đào, xới" tung tích người nhà, liên quan đến THP để lên án cuộc sống "vương giả" của họ. Thật là hài hước, họ trải qua bao vất vả, nhọc nhằn và cả mất mát để nay mới xây dựng được thương hiệu như vậy. Họ làm ra và họ tiêu xài của họ, đó là quyền của họ. Họ không đi ăn trộm, ăn cướp hay hoạt động vi phạm pháp luật gì thì cuộc sống "vương giả" của họ là quyền hưởng thụ sau bao khó khăn, vất vả trong công việc. Đây phải chăng là thói "ghen ăn tức ở" của một số bộ phận người VN khi bản thân không cố gắng làm việc, không phấn đấu, không có nghị lực nên luôn muốn hạ bệ người khác khi thấy họ hơn mình mọi mặt.

Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp Việt Nam, nay bị "dư luận" ra sức "tẩy chay" để dìm chết DN này  thì trong lúc "dư luận" đang hả hê với "thành quả" mà mình gây ra là các sản phẩm THP không bán được ra thị trường, người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm, doanh nghiệp liên tục lỗ vốn với số tiền lớn thì có các thương hiệu khác đang "thầm cảm ơn" người VN đã gây ra vụ này. Đó là Pepsi, Coca Cola. Hai thương hiệu này sẽ rất vui mừng khi họ không cần động thái hay mất mát gì mà có thể hạ gục đối thủ THP để thâu tóm thị trường và từ đó sân chơi nước giải khát tại Việt Nam sẽ là chuyện riêng của họ mà thôi. Liệu các sản phẩm của Pepsi hay Coca cola có tốt hơn, sạch hơn các thứ nước giải khát của THP không? Tôi chắc chắn là không. Bởi đến nay, các nhà khoa học vẫn cho rằng, các thức uống nhiều đường hay tăng lực của tất cả các hãng về lâu về dài sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Để hiểu hơn có cả một thế lực ngầm rất bài bản ở đằng sau xúi giục đám đông "tẩy chay" THP này, xem thêm:

1. Vạch trần danh tính thành viên điều hành fanpage tẩy chay Tân Hiệp Phát
2. Những khuất tất của Phạm Đoan Trang sau nhóm điều hành fanpage tẩy chay Tân Hiệp Phát

Đặc biệt, THP là một doanh nghiệp 100% Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động Việt, lời lãi họ thẳng thắn công khai và nộp thuế Nhà nước hàng năm. Họ không chơi xấu như "ông Tây lớn" Coca Cola khi luôn báo lỗ ròng ra hàng chục năm nay để không phải nộp thuế cho Nhà nước hàng năm. Việc "tẩy chay" một cách tập thể mù quáng, a dua nhau theo phong trào với việc chế các hình ảnh, dùng những lời lẽ đả kích, kích động đám đông nghe theo để "tẩy chay" các sản phẩm của THP của VN chỉ làm "trò hề" cho doanh nghiệp nước ngoài như Pepsi, Coca Cola ngồi không mà được hưởng lợi khi thị phần được dâng lên miệng họ một cách nhẹ nhàng mà không tốn tí công sức hay đồng tiền nào. Hiện tại, liệu doanh nghiệp nào có thể vượt qua THP về sản phẩm nước giải khát để cạnh tranh với hai hãng nước giải khát nước ngoài là Pepsi và Coca Cola?

Ngoài ra, chưa kể đến việc THP thua lỗ với số tiền lớn, lên đến hàng ngàn tỉ đồng, kéo theo đó là ảnh hưởng lớn tới miếng cơm manh áo thường trực hàng ngày của các công nhân. Nếu sản phẩm bán ra thị trường ế ẩm vì do đám đông "tẩy chay", ắt hẳn sẽ dẫn đến việc công ty cho số lượng lớn công nhân nghỉ việc vì việc không có để làm cũng như doanh thu của công ty không đủ trả lương. Kéo theo đó là cảnh những công nhân thất nghiệp, cuộc sống khó khăn ra sao khi cuối năm cận kề, Tết nhất sắp tới và bỉm, sữa của những đứa trẻ con sẽ tiếp tục như thế nào? 

"Tẩy chay" như thế nào để thực sự là hợp lý. Không vì nghe thông tin một chiều, chạy theo phong trào để a dua nhau theo đám đông với cụm từ "tẩy chay". "Tẩy chay" ở đây là khiến cho một doanh nghiệp lớn về nước giải khát của VN vào con đường cùng. "Tẩy chay" ở đây là kéo theo bao hoàn cảnh công nhân lâm vào đường thất nghiệp, túng thiếu, nợ nần, quẫn bách... "Tẩy chay" ở đây là dìm chết một thương hiệu Việt Nam và tạo cơ hội lớn cho thương hiệu "Tây lông" nuốt trọn thị trường VN vào tay họ. "Tẩy chay" ở đây là sự thiệt hại về kinh tế, thiệt hại hàng năm tiền thuế của doanh nghiệp VN nộp thuế cho Nhà nước. Hãy suy nghĩ kỹ càng, thấu tình đạt lý trước khi nhấn nút "share" (chia sẻ) hay like (thích) một hình ảnh hay bài đăng nào có nội dung "tẩy chay" THP bởi nó sẽ góp phần kéo theo những hệ luỵ đã được phân tích ở trên.

An Chiến

No comments: