2016/11/26

Luật sư Luân Lê và chiêu bài ngụy tạo bằng tư duy của kẻ phản Quốc


Lâu nay, luật sư Luân Lê vẫn cặm cụi viết bài đăng tải lên trang facebook cá nhân của mình và một số bài gần đây được một số blog phản động, báo mạng tạp nham đăng  tải, phải chăng cái nghề luật sư không còn thích hợp với anh vì "ế ẩm" nên sinh sự.



Luật sư mang biệt danh "Luân Lê" chính là luật sư Lê Văn Luân (sinh 27/11/1985, quê quán: Bắc Ninh), từng tốt nghiệp khoa luật Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn niên khóa 2006-2010 và thi đỗ chứng chỉ luật sư năm 2013. Có thể thấy, luật sư mới chỉ có non 3 năm hành nghề luật sư (tính đến nay) và lại là một luật sư không có tiếng ở Việt Nam nhưng lại có nhiều hành động "sinh sự ngông cuồng" khiến nhiều người phải chú ý. Lẽ ra, chúng tôi không phải tốn giấy mực với luật sư Lê Văn Luân làm gì, nhưng vì những thứ mà luật sư viết ra, vẽ ra muốn nhồi sợ thế hệ trẻ Việt Nam nên chúng tôi đành phải lên tiếng.

Từ những ảo tưởng 

Mặc dù, luật sư mới chỉ tốt nghiệp được 6 năm với 3 năm làm luật sư thì kinh nghiệm còn rất non nhưng lại tự "vỗ ngực" đánh trống kêu làng về bảng thành tích của cá nhân để rồi ảo vọng thành người nổi tiếng. Thành tích cá nhân của luật sư có gì nổi trội để thành người nổi tiếng ? 

Chân dung luật sư Lê Văn Luân với những ảo tưởng viển vông, ngông cuồng và cực đoan


Ảo vọng làm người nổi tiếng có lẽ bắt nguồn từ một tài nhỏ khi anh đạt giải ba môn hóa học cấp tỉnh vào năm 2003 và có lẽ từ cái giải ba cấp tỉnh Bắc Ninh này đã làm cho luật sư không biết "kiềm chế" bản thân để rồi "hoang tưởng" như ngày nay. Điều này chứng minh thông qua việc "đảo trường đại học" mà luật sư từng kinh qua: chỉ trong vòng 3 năm anh đã đảo đến 3 trường đại học (Từ 2003 – 2004: Học Khoa Dầu khí Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội;Từ 2004 – 2006: Học Đại học Bách khoa Hà Nội và thi tiếp để được vào lớp do Pháp tài trợ học. Năm 2005 thi vào học tại Đại học Xây dựng lớp Xây dựng Dân dụng và công nghiệp) nhưng không có bằng tốt nghiệp còn vì sao ư ? có lẽ do "ảo tưởng" nên mới xảy ra cơ sự "nhầm lẫn" trong lựa chọn trường học và trường thi. Quá trình "đảo" trường như vậy có lẽ đã giúp cho luật sư có thêm kiến thức để rồi cuối cùng cũng đậu được vào Khoa Luật của Đại học khoa học xã hội và nhân văn niên khóa 2006-2010. Nếu nói đến giải ba hóa học thì có lẽ khoa Luật hay trường Luật thời điểm này không sử dụng đến vì họ chỉ tổ chức thi tuyển khối A và khối C (từ năm 2006 trở về trước) và cũng vì lẽ đó mà luật sư đã không thể "đậu" vào luật như mong muốn của mình. Sau một thời gian tu nghiệp ở những trường như Mỏ, Bách Khoa, Xây Dựng đã giúp cho luật sư có thêm kiến thức để thi vào khối A của khoa Luật. Thành tích này thì quả thật là quá "bất hảo" với một người học sinh, sinh viên nói chung và luật sư nói riêng.

Bản chất ảo tưởng của luật sư có lẽ khá đặc biệt, bởi từ sự ngộ nhận về chính bản thân mình dẫn đến những quyết định sai lầm trong con đường học và càng sai lầm hơn khi coi xã hội này không vượt quá được bộ óc vĩ đại của chính mình. 

Đến hành động ngông cuồng

Sự ngông cuồng của luật sư Lê Văn Luân bắt nguồn từ tiền sử "bệnh tật" của bản thân dẫn đến để các thế lực thù địch lợi dụng bằng vài ba từ "ca tụng" và đăng tải lên một số blog cá nhân. Để rồi từ mơ ước trở thành nhà lãnh đạo chính trị đến người thầy giáo và ....

Hành động ngông cuồng xuất phát từ những ý nghĩ "điên rồ", "ngụy biện" phản khoa học dẫn đến sai lầm về mặt lý trí sau những bài viết "tự đăng" lên trang facebook cá nhân và gặp được những "luồng tư tưởng phản động của mấy nhà dân chủ" tán dương, phỉnh nịnh nên các câu, các từ đều "hoang tưởng". Sống trong xã hội "thật" mà "ảo tưởng" ở trên "mây" cùng với ý thức coi mình  là nhất, là người nổi tiếng dẫn đến cách tư duy, lập luận và hành động "ngông cuồng" vô độ. Trong nhiều bài viết, tư duy này đã được luật sư thể hiện, nhất là trong bài viết gần đây "Hãy dạy chúng lên tiếng" cho thấy sự ảo tưởng và ngông cuồng vô lối này đã bị nhào nặn qua "lăng kính của mấy nhà dân chủ phản động".

Luật sư ước mơ làm nhà lãnh đạo cao cấp ? để xóa bỏ chế độ độc tài ? Không biết luật sư có hiểu chế độ độc tài ở đây là cái gì hay chỉ qua một số vụ việc cá biệt luật sư đã suy luận theo lối đổ lỗi cho tất cả để rồi quy chụp cho chế độ xã hội này. Quay lại cách đây vài tháng, luật sư mơ ước trở thành "đại biểu Quốc hội" khi quyết định tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội Khóa XIV. Việc tự ứng cử là quyền của công dân thì không nói làm gì nhưng việc một người quyết định tự ứng cử cũng phải xem mình có khả năng hay không ? mức độ uy tín đến đâu ? và nếu mình trúng cử có thực sự đại diện cho quyền, lợi ích của cử tri hay không ? Nhưng có lẽ, ảo tưởng làm lãnh đảo để khuynh đảo thế giới này của luật sư đã làm cho chính luật sư trở thành "trò cười" cho người dân Việt Nam, nhất là cử tri nơi luật sư được lấy phiếu tín nhiệm. Với kết quả 10/71 phiếu (đạt 14.1%) là kết quả phản ánh khách quan về sự ngộ nhận và mong ước làm đại biểu Quốc hội.

Bài viết mong muốn làm thầy giáo, sặc mùi phản động được blog Nguyễn Xuân Diện đăng tải


Luật sư mơ ước được làm thầy giáo để dạy dỗ các em theo tương tưởng của mình ? Ôi thật buồn cho chế độ này nếu luật sư làm thầy giáo và càng buồn hơn cho các thế hệ trẻ em được thầy Lê Văn Luân dạy dỗ. Không hiểu, thầy sẽ dạy dỗ chúng cái gì ? hay dạy dỗ chúng đi theo vết xe đổ về khả năng "bất hảo" trong thành tích của thầy trong 8 năm học 4 trường đại học và chỉ tốt nghiệp được một trường ? hoặc thầy dạy chúng về sự ảo tưởng mình là người nổi tiếng ? Có lẽ, chỉ vậy thôi có thể thấy thầy "hâm nặng" đến mức độ nào chưa nói đến việc thầy làm nghề luật sư-cái nghề do thầy được học hành tử tế mà còn không tạo ra được danh tiếng cho mình so với những người từng tốt nghiệp cử nhân luật (khoa luật) cùng khóa. 

Không biết lý do vì sao mà luật sư từ học ngành mỏ lại chuyển sang bách khoa rồi đến xây dựng và cuối cùng là ngành luật là gì ? nhưng chắc chắn một điều là khả năng "không thích ứng" có thể vì không theo được do năng lực. Vì thế mà luật sư quay ra đổi lỗi cho hệ thống giáo dục ? và chửi rủa lại chính những người đã từng lao tâm khổ tứ để dạy cho luật sư khôn lớn cho đến ngày hôm nay ? Những người như luật sư Lê Văn Luân không bao giờ nghĩ đến điều này và đó phải chăng là sản phẩm của giáo dục ? hay do bản chất con người ? nhưng nếu là người "vô ơn", "qua cầu rút ván" thì chắc chắn sẽ phủ nhận cả công dưỡng dục sinh thành chứ không nói đến người thầy, cô giáo. Ấy vậy, mà luật sư lại muốn mình làm thầy giáo để tạo ra các sản phẩm theo ý thức "điên rồ" của mình. 

Không biết, sau mong ước làm thầy giáo luật sư có còn mơ mình làm nghề gì nữa không sau những  lần thất bại cay đắng ? hay biết đâu sau khi ông Trump nước Mỹ thắng cử Tổng thống có khả năng luật sư lại muốn làm Chủ tịch nước Việt Nam hoặc muốn làm Tổng thống ở nước Mỹ ? nhưng có lẽ theo chúng tôi luật sư là ảo tưởng quá nhiều, nhiều đến nỗi mà chỉ trong một thời gian ngắn luật sư luôn thay đổi mình như sự "biến hình" của loài bò sát (Từ "đảo trường" đến "đảo nghề" chỉ trong một thời gian ngắn). Điều này cho thấy, lập trường của luật sư cũng thay đổi và "lật" còn nhanh hơn cả một bàn tay. Vậy, ai dám tin luật sư, dám theo luật sư và dám nhờ luật sư bào chữa.

No comments: