2016/11/28

KIỂM DUYỆT INTERNET HAY THANH LỌC THÔNG TIN


Đến chịu với đám dân chủ cuội ở Việt Nam, chỉ nhăm nhe thấy có cái thống kê, cái báo cáo nào của nước ngoài không tốt về Việt Nam là chúng lại đua nhau lao vào phân tích, suy diễn, liên hệ… để hướng đến mục đích cuối cùng là tuyên truyền những tư tưởng chống phá. Lần này cũng vậy, thấy thống kê về tự do internet của Freedom House - một tổ chức nghiên cứu phi chính phủ, có trụ sở ở Hoa Kỳ, giới dân chủ cuội lại nhao vào ngay. Bản báo cáo cho rằng Việt Nam là quốc gia kiểm soát internet chặt chẽ nhất ở khu vực ĐÔNG NAM Á, và từ đấy đám cuội lại giật ngay 1 cái tít to đùng “Việt Nam 'đầu bảng về kiểm duyệt internet”. Chưa cần quan tâm đến các tiêu chí cũng như tính chính xác của báo cáo, thì cũng đã thấy được sự xuyên tạc bố láo của đám cuội rồi.
         
KIỂM DUYỆT INTERNET HAY THANH LỌC THÔNG TIN
Ảnh minh họa
Sự ra đời của internet có thể nói là một thành tựu vượt bậc của nhân loại. Internet trở thành phương tiện để mọi người có thể kết nối với nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần lo lắng về vấn đề thời gian hay không gian, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, có internet là sẽ có mọi thứ.
          Sự tiện ích, sự hữu dụng của internet thì ai cũng có thể thấy rõ: tìm kiếm thông tin nhanh chóng, mọi lúc; trò chuyện xuyên biên giới; ngồi yên ở nhà cũng biết hết tình hình thế giới, từ việc ông A có bao nhiêu vợ, bà B có bao nhiêu con… Chỉ cần 1 cái click chuột là bạn có mọi thứ. Lợi ích thì ai cũng nhận thấy rõ, nhưng còn mặt trái của internet thì sao? Tác động của nó là như thế nào?
          Rõ ràng với một không gian mở như vậy, mặt trái của internet là không thể tránh khỏi. Nói về thông tin trên internet, mỗi phút, mỗi giây có hàng triệu thông tin được đưa lên. Vậy thì thử hỏi tính chính xác của những thông tin này đến đâu? Hay là trên internet thích viết gì thì viết, thích nói gì thì nói? Đừng nghĩ đây chỉ là “dư luận trên mạng” chỉ có tác động với những người sử dụng internet. Hiệu ứng lan truyền của internet là rất khủng khiếp, những thông tin này nhanh chóng chuyển xuống công sở, đường phố, quán xá, rồi lan tỏa rộng hơn nữa, cho đến các thôn làng. Sức mạnh truyền tin của internet, tiếp nối bằng điện thoại và truyền miệng, thực chất từ lâu đã vượt khỏi mọi ý định kiểm soát.
Internet chỉ là một con đường. Và trên con đường đó có người lương thiện và kẻ trộm cướp, có người nói thật và người nói dối. Người thiện dùng internet để mang điều tốt lành đến với người khác, còn kẻ xấu thì tận dụng tối đa nó để truyền bá những điều xấu. Đọc thông tin trên internet đâu phải ai cũng có thể phân biệt thật giả, đúng sai. Ai kiên trì, quan tâm thì còn dành thêm thời gian theo dõi, tìm hiểu để có thông tin chính xác; còn ai chỉ lướt qua, thu lượm thông tin thì cái họ nhận được có thể là những thông tin sai sự thật, những thông tin đã bị bóp méo. Từ nhận thức dẫn đến hành động, nhận thông tin sai, nhận thức sai thì sẽ dẫn đến những hành động sai.
Như đã nói ở trên, việc kiểm soát hoàn toàn internet là điều không khả thi, nhưng không có nghĩa là thả tự do hoàn toàn. Rõ ràng ở một mức độ nào đó, chúng ta vẫn có thể kiểm soát và xử lý kịp thời những thông tin sai lệch được đưa ra. Không thể để chúng có thể tự do tung hoành, tự do lan truyền. Ở Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều cá nhân đưa thông tin sai lệch lên internet đã bị phát hiện và phải chịu các hình thức xử lý khác nhau theo quy định của pháp luật. Việc xử lý này cũng chính là một biện pháp để hạn chế việc đưa tin sai lệch trên internet, tạo đất sống cho những thông tin chính thống, những thông tin chính xác.
Ở đâu cũng vậy, khi nói đến nguyên nhân của một hiện tượng xấu nào đó xảy ra trong xã hội thì một trong những nguyên nhân không thể bị bỏ qua đó là mặt trái của internet, thông tin sai lệch, hình ảnh, nội dung khiêu dâm, bạo lực… Nếu ai nói hoàn toàn không kiểm soát internet thì cũng chỉ là nói mồm thôi. Giới dân chủ cuội chỉ biết nói người khác mà đâu có nghĩ lại chính mình. Thử hỏi mấy người mà thấy con cái mình sử dụng mạng internet để truy cập những trang web khiêu dâm, hay đăng thông tin ca ngợi Việt Nam, ca ngợi Đảng Cộng sản thì mấy người có để yên không, hay là lao vào cấm đoán, quát mắng ngay. Bản chất của mấy người cũng chỉ là vì lợi ích cá nhân thôi. Đừng nói to thể hiện mình là người quan tâm đến lợi ích xã hội.
          Còn các vị lúc nào cũng thích khoe Mỹ là thiên đường tự do. Mời các vị đọc, ngay gần đây, trong cuộc đua vào Nhà Trắng giữa bà Clinton và ông Trump, Phóng viên David Seaman của tờ The Huffington Post đã bị mất việc vì đã đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe của bà Clinton. Mới chỉ là đặt câu hỏi thôi mà đã mất việc nhé, chưa nói đến đưa thông tin sai lệch. Và nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “ở Mỹ không có phương tiện truyền thông nào là độc lập, tất cả đều phụ thuộc ở mức độ khác nhau vào các nhà tài trợ và chính sách biên tập” (https://vn.sputniknews.com/opinion/201609032347069-tai-sao-thao-luan-ve-suc-khoe-clinton-la-dieu-nguy-hiem/).
          Nói tóm lại, đừng vin vào hai từ “kiểm duyệt” để phán xét, hãy nghĩ đến lợi ích của nó, đó là thanh lọc thông tin, đó là loại bỏ những thông tin sai lệch. Giới dân chủ cuội đừng nhảy lên vui mừng vì cái báo cáo gì gì kia nữa nhé, nhìn lại và tự hỏi chính mình xem kiểm duyệt là như thế nào?

Trịnh nguyễn

No comments: