2019/01/06

Cần phải xử lý nghiêm những kẻ chống phá khi cưỡng chế thu hồi 'Vườn rau Lộc Hưng'

Tindautruongdanchu - Lợi dụng yếu tố lịch sử, tôn giáo và nhẹ tay, thiếu cương quyết của chính quyền quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh một số đối tượng chống phá đã kích động, hậu thuẫn tạo cớ gây rối khi đoàn cưỡng chế thực hiện sự cưỡng chế tại vườn rau Lộc Hưng vào ngày hôm qua (ngày 4/1/2019).

Để rộng đường dư luận trước 'sức ép' của những kẻ chống phá sử dụng mạng truyền thông để lan truyền những thông tin không đúng sự thật về lịch sử 'vườn rau Lộc Hưng' cũng như quá trình thanh tra, giải quyết của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, Đấu trường dân chủ xin đăng tải lại toàn văn "báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát vụ việc khiếu nại của các hộ dân canh tác trên khu đất vườn rautại phường 6, quận Tân Bình" của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/6/2016.


Đối tượng Dũng Trương cũng như các đối tượng khác ra sức phát tán hình ảnh video về việc cưỡng chế hôm qua  4/1/2019


Diễn biến quá trình phát sinh vụ việc

Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ. Từ thời Pháp thuộc, toàn bộ khu đất được chính quyền Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten. Theo tài liệu lưu trữ thì Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng khu đất làm Đài Ăng-ten. Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy mượn đất và đã được đơn vị đồn trú Pháp đồng ý cho bà con giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ làm Đài phát tín.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, phần đất trên thuộc diện Nhà nước quản lý theo Quyết định số 111/CP ngày 14 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ và do Trung tâm Viễn thông 3 tiếp nhận, quản lý và sử dụng làm Đài phát tín. Năm 1986, Bưu điện Thành phố tiếp nhận bãi Ăng-ten (Đài phát tín Chí Hòa) nêu trên theo Quyết định số 578/QĐ-TCCB ngày 23 tháng 5 năm 1987 của Tổng cục Bưu điện.

Ngày 12 tháng 10 năm 1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện Thành phố, với diện tích 4ha089 (không bao gồm thửa 126-5).

Sau đó, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 7564/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2001 giao đất cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành và Quyết định số 8220/QĐ-UB ngày 06 tháng 12 năm 2001 giao đất Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại Phường 6, quận Tân Bình.

Vì các chủ đầu tư (Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành) không đủ năng lực thực hiện dự án, trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm phát sinh khiếu kiện đông người làm cho khu vực trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn quận Tân Bình.

Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình.

Mặc dù nội dung Quyết định số 1824/QĐ-UBND là thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và quận Tân Bình, tuy nhiên rút kinh nghiệm từ công tác triển khai dự án của các chủ đầu tư trước, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình đã chủ động chỉ đạo đơn vị tư vấn lập quy hoạch điều chỉnh chức năng khu đất sang toàn bộ là công trình công cộng (không có chức năng ở) và chỉ nhằm phục vụ cho nhân dân và con em trong khu vực.

Ngày 28 tháng 8 năm 2009, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Quyết định số 1007/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng Phường 6 (không có chức năng ở).

Ngày 10 tháng 01 năm 2013, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có Thông báo số 20/TB-VP về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân, có nội dung chấp thuận cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Dự án đầu tư xây dựng Trường học công lập tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 03 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Kế hoạch số 53/KH-UBND về triển khai Dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình, thành lập các Tổ công tác để triển khai dự án (5 Tổ công tác do Lãnh đạo Quận phục trách). Ủy ban nhân dân quận Tân Bình giao Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận phối hợp Văn phòng Tiếp công dân Thành phố công khai chủ trương đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất trên. Đồng thời, sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các trường hợp này sau khi Tổ công tác tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện triển khai dự án.

Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Kế hoạch số 201/KH-UBND về phối hợp xử lý, giải quyết khiếu nại đông người trên địa bàn quận Tân Bình. Do dự án chưa triển khai thực hiện nên chưa phát sinh khiếu nại liên quan đến dự án. Tuy nhiên, khu vực này hiện xảy ra tình trạng các hộ dân tự ý tổ chức xây dựng không phép các chòi tôn, công trình bán kiên cố bên trong khu đất cũng như dọc theo mặt tiền đường Chấn Hưng thuộc ranh dự án. Đồng thời, tổ chức mua bán, chuyển nhượng đất trái phép bằng giấy tay. Tất cả các trường hợp vi phạm này đều được Ủy ban nhân dân Phường 6 phát hiện kịp thời và lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không thể buộc tháo dỡ được vì vấp phải sự phản ứng rất gay gắt của nhóm người quá khích tại khu vực.

Ngày 11 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố có Văn bản số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án tại Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình có Văn bản số 1147/UBND-DA kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận cho phép Ủy ban nhân dân quận Tân Bình tách Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng thành 02 Dự án riêng biệt, gồm: Dự án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu đất công trình công cộng và Dự án đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia. Về việc này, Ủy ban nhân dân thành phố đã chuyển văn bản trên đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để có ý kiến, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Ngày 21 tháng 7 năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 508/UBND-QLDA-M về Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình theo hình thức đối tác Công - Tư (hợp đồng BT).

Liên quan đến việc xây dựng không phép và chuyển nhượng trái phép tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình, Ủy ban nhân dân thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý như: Văn bản số 116/UBND-PCNC-M ngày 10 tháng 02 năm 2015, Quyết định số 372/QĐ-UBND-M ngày 10 tháng 6 năm 2015. Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình đang phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện việc cưỡng chế, tháo dỡ, di dời các hộ có vi phạm.

Kết quả kiểm tra, rà soát

Từ năm 2000 đến nay, có 16 người tự xưng đại điện cho 124 hộ dân canh tác trong khu vực vườn rau bưu điện Chí Hòa, Phường 6, quận Tân Bình thường xuyên tụ tập, lôi kéo các hộ khác tham gia đến các cơ quan chức năng của Thành phố để gửi đơn yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận quá trình canh tác hoa màu trên khu đất vườn rau với nội dung “có quá trình sử dụng đất từ năm 1955 đến nay, không tranh chấp” mặc dù đã được Ủy ban nhân dân Phường 6 xác nhận nội dung đơn cụ thể là “…đã canh tác hoa màu tại khu vực vườn rau bưu điện Chí Hòa Phường 6, quận Tân Bình. Thời gian từ năm 1976 cho đến nay”.

Mặc dù đã được các các cơ quan thuộc quận Tân Bình và Thành phố tích cực giải thích, đối thoại và  trả lời theo đúng quy định pháp luật nhưng các hộ dân vẫn liên tục làm đơn khiếu nại tập thể và tổ chức, tụ tập đông người đến Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Văn phòng Tiếp công dân Thành phố (Nay là Ban Tiếp công dân Thành phố), Sở Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xác nhận đúng theo nội dung “có quá trình sử dụng đất từ năm 1955 đến nay, không tranh chấp”; đồng thời yêu cầu Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố tiếp 124 hộ dân tại khu vực này để giải quyết việc xác nhận quá trình canh tác, sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất.

Năm 2006, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Đua đã chủ trì cùng với Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, Thanh tra Thành phố, Văn phòng Tiếp công dân Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình tiếp xúc với hơn 130 hộ dân để lắng nghe và giải thích, vận động.

Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 5201/BTNMT-ĐĐ phúc đáp với nội dung: “Khi Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất bãi Ăng-ten của Bưu điện Thành phố để làm đất ở, theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 thì người dân đang trồng rau, hoa màu của bãi Ăng-ten được hỗ trợ, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Mức hỗ trợ tối đa không quá mức bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi", đồng thời xác định nội dung Tờ khai quá trình sử dụng đất và tờ xác nhận quá trình sử dụng đất theo mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo kèm theo Văn bản số 11193/TNMT-TTS là phù hợp và cần thiết, làm căn cứ để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định.

Hiện nay, khu đất vườn rau tại Phường 6, quận Tân Bình đang được Ủy ban nhân dân quận Tân Bình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia (Theo Quyết định thu hồi và giao đất số 1824/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng phường 6; ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 20/TB-VP ngày 10 tháng 01 năm 2013 về việc chấp thuận cho lập dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 15 tháng 4 năm 2016, Thanh tra Thành phố tổ chức buổi làm việc với Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để kiểm tra, rà soát vụ việc khiếu nại của các hộ dân canh tác trên khu đất công trình công cộng (khu đất vườn rau) tại Phường 6, quận Tân Bình. Tại buổi làm việc, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình có ý kiến như sau: Do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình dự kiến sẽ có khiếu nại đông người khi thực hiện Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình (Khu đất vườn rau), nên trước đây đã kiến nghị đưa vào danh sách vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài theo tiêu chí 3 (nêu tại Văn bản số 1644/TTCP-VP ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ) để giải quyết theo Kế hoạch 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa thực hiện, không có đơn thư khiếu nại (chỉ có nhiều người phản ánh về chủ trương thực hiện dự án tại các cơ quan nhà nước) nên đề nghị Thanh tra Thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố đưa vụ việc ra khỏi danh sách vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Những kẻ chống phá 'ngụy biện'

Lợi dụng tính phức tạp và nhạy cảm về đất đai, các đối tượng chống phá thực hiện có bài bản về việc kích động, hậu thuẫn, tuyên truyền nhằm 'xây dựng hình ảnh một số người dân' quyết 'bỏ mạng để giành giữ' đất. 

Chiêu trò quá quen thuộc của những kẻ chống phá là một mặt 'tạo dựng hình ảnh' để vu cáo, xuyên tạc, quy chụp và mặt khác 'kêu gào thảm thiết' trên mạng xã hội, internet. Rõ ràng, những kẻ chống phá mang danh 'có học' đuối lý trong vụ việc này nên chúng chỉ biết 'vu cáo', 'la làng' và ngụy biện bằng thuật ngữ 'đất đai thuộc sở hữu toàn dân'.

Với diễn xuất của một số 'người dân mất đất' và 'các phóng viên truyền hình tự xưng' các đối tượng như Dũng Trương (Trương Văn Dũng), Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Mỹ Hạnh, Võ Hồng Ly,... vừa phát tán vừa 'la làng' ăn vạ hòng kích động 'tâm lý' dư luận.

Trong những ngày tới, chúng tiếp tục chiêu trò diễn này trên mạng xã hội hòng 'đánh lừa' dư luận về cảm quan trong khi vụ việc đã được các cấp thanh tra toàn diện, có kết luận rõ ràng và giải quyết thấu tình đạt lý. 

Nguyễn Hùng

1 comment:

Lắp đặt phòng họp trực tuyến said...

Tất cả những kẻ ngồi trên pháp luật phải bị pháp luật trừng trị thật nghiêm khắc