Thứ nhất, việc tiếp công dân được quy định nhằm tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng, tiếp nhận những tâm tư nguyện vọng của người dân đến các cấp chính quyền. Đồng thời cũng là một kênh để người dân thể hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội một cách trực tiếp đến các cơ quan công quyền. Đây là một quyền mà công dân được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bởi pháp luật.
Thứ hai, để đảm bảo cho việc tiếp công dân được thực hiện một cách thống nhất, nhất quán, các quyền lợi của người dân được bảo đảm thực hiện ngày 25.11.2013 Quốc hội đã ban hành Luật tiếp công dân trong đó quy định các vấn đề liên quan đến công tác tiếp công dân; trách nhiệm, quyền hạn của các cán bôn, cơ quan trong việc tiếp công dân; cũng như các quyền và nghĩa vụ của công dân trong qus trình tham gia các buổi tiếp công dâ tại trụ sở. Trong đó:
- Tại điểm d khoản 2 Điều 7 quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nội dung quy định họ phải: “Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân”. Như vậy bên cạnh các quyền mà công dân được đảm bảo thực hiện khi đến trụ sở tiếp công dân thì họ cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng các nội quy, quy định tại trụ sở tiếp công dân các cấp.
- Tại khoản 6 điều 12 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh”; khoản 6 điều 13 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện”. Như vậy có thể hiểu, nội quy, quy định tại các trụ sở tiếp dân ở các cấp do người đứng đầu của đơn vị đó xây dựng, ban hành xem xét dựa trên các điều kiện tại địa phương tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các quyền của công dân khi đến trụ sở tiếp dân được thực hiện đầy đủ.
Như vậy có thể khẳng định việc Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân trong đó có quy định về việc “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” là hoàn toàn đúng theo các quy định của pháp luật. Quy định trên không xâm phạm quyền lợi hay ảnh hưởng đến người dân vì theo Luật Tiếp công dân thì công dân có quyền như quyền được bảo đảm, được trình bày và nghĩa vụ là phải thực hiện hướng dẫn của người tiếp công dân, chấp hành nội quy của cơ quan đó… Bản chất ban hành quy định đó chỉ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc cho cả người tiếp dân và công dân được tiếp.Ngoài ra, mục đích của quy định cũng là ngăn chặn các trường hợp cực đoan khi một số người đến không phải vì thực hiện quyền của mình mà là để tuyên truyền ra bên ngoài, nói xấu", vị này nói./.
LOXEBEN
1 comment:
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Post a Comment