Loa Phường
Vụ việc nhóm phóng viên tác nghiệp lấy thông tin vụ một lái xe taxi tử vong trên cầu Nhật Tân, bị cảnh sát hình sự Đông Anh cản trở, phá hỏng máy quay, đánh anh phóng viên đang gây ra tranh luận lớn. Phía giới truyền hình, báo chí lên tiếng ủng hộ quyền tác nghiệp, phản đối công an dùng bạo lực“ngập” truyền thông, có không ít báo dùng ngôn từ “côn đồ mặc áo đỏ ” để ám chỉ anh cảnh sát cho dù anh ta xưng rõ là người chỉ huy bảo vệ hiện trường trước khi ra tay với anh nhà báo, kèm thêm khai thác, giật tít và biến tấu lời chỉ đạo sớm điều tra, xử lý nghiêm vụ việc của ông Giám đốc và Chủ tịch TP Hà Nội thành “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân” như tạo một áp lực xã hội tấn công ngành công an. Thậm chí có báo còn bình luận theo hướng hệ thống chính trị quay lưng “đàn áp” nhà báo, không cho nhà báo có cơ hội “làm báo” theo kiểu xã hội đã “loạn”, tiêu biểu như nếu nhà báo đánh lại công an thì còn ra thể thống gì nữa hoặc theo kiểu cứ thế nào còn báo chí gì nữa …
Bất chấp việc chỉ huy đội Cảnh sát hình sự Đông Anh đã đích thân đến tòa báo nhận lỗi và xin lỗi anh phóng viên do người của họ “nóng nảy”, “chịu áp lực công việc” nên dẫn đến đụng chân tay, dường như chưa bao giờ giới truyền thông quyết tâm, đoàn kết “một lòng” bảo vệ người nhà mình và công khai tuyên chiến với nhóm công an hình sự Đông Anh và ngành công an đến như vậy. Quả thực “chơi dao sắc cũng có ngày đứt tay”, ngay khi bản full clip mô tả toàn bộ diễn biến sự việc “công an hành hung nhà báo” tung lên mạng thì dư luận trên mạng và chính giới đồng nghiệp của nhà báo Quang Thế phải buột miệng “tại anh tại ả”, “không có lửa sao có khói”!
Xem clip nguyên bản, chưa bị cắt xén như báo nhà của anh phóng viên Quang Thế đưa lên
Những bình luận trên Diễn đàn Nhà báo trẻ cho thấy, dù thấy cần bảo vệ đồng nghiệp, không ủng hộ hành vi bạo lực nhưng không thể ủng hộ thái độ của nhà báo Quang Thế “xem clip thấy cậu phóng viên tác nghiệp trong khu vực CA đang phong tỏa hiện trường mà thái độ như bố tướng, mẹ tá, khệnh khạng bất cần. Mình không ủng hộ hành động bạo lực này nhưng trong lúc công an họ đang áp lực (án mạng nghiêm trọng) mà cậu phóng viên này cố xông vô, cãi lý lọ chai thay vì xin phép lịch sự là không văn minh và ko khéo léo trong khi mình cần moi tin tác nghiệp.” (fb Tuyen Nguyensy ), “ Nghề nào cũng cần được tôn trọng. Nhưng đáng được tôn trọng hay không thì còn tùy thuộc vào thái độ, hành vi và nhận thức của người được giao thi hành công việc đó” (Nguyễn Hương – Phóng viên Đài PT-TH Hải Dương), “Nhiều bạn nhân danh chữ nhân dân cho rằng đó là hình ảnh không đẹp, mất thiện cảm thì tôi xin trả lời luôn công an là nơi hành pháp việc xảy ra chạm trán bằng tay chân là điều không thể tránh khỏi, hay các bạn cứ tưởng công an là nơi đẹp và lãng mạn như phim hậu duệ mặt trời. Các bạn gào lên ai cho phép đánh phóng viên tôi xin nói luôn là anh phóng viên đã được những người mặc sắc phục và thường phục nhắc nhở và mời ra khỏi hiện trường án để phục vụ công tác điều tra, nhưng anh phóng viên đéo, anh ở lại cầm cái máy quay dí vào mặt hình sự như một lời thách thức không quên bật "tao mai tao đăng bài", đó là hành động bố láo vô pháp vô thiên mà các nhà báo từ trước đến nay luôn cho mình cái quyền thách thức lực lượng hành pháp, đen cho anh là anh dây mẹ vào đội điều tra hình sự, dĩ nhiên là họ táng anh đéo nói nhiều …Tôi ủng hộ cách xử lý đó của các anh hình sự, trước là để cho anh phóng viên kia bớt láo, sau là để cảnh tỉnh các anh phóng viên nhà báo khác, các anh phóng viên nhờ 2 chữ Công An nên ngoạc mõm ra khóc” (Kiều Trang Nguyễn, nhân viên Công ty truyền thông Vinhmedia)…
Còn trên không gian mạng thì khỏi phải bàn, bản clip này trở thành vũ khí tạo làn sóng “bật” lại anh phóng viên cũng như giới truyền thông và những ai đang lên án nhóm cảnh sát hình sự. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, bên cạnh việc xem xét trách nhiệm, hành vi của anh cảnh sát mặc thường phục đánh phóng viên thì cần xử lý anh phóng viên về hành vi “Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;” theo điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 2-3 triệu đồng cùng với các hình thức xử lý liên quan đến Luật báo chí như vi phạm quy định “không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật” tại Điều 15 Luật Báo chí. Nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể khởi tố theo Điều 157 BLHS vì đã có hành vi “dùng thủ đoạn khác cản trở người đang thi hành công vụ” vì đã đe dọa “sẽ đưa tin lên báo” và kiên quyết không chấp hành lệnh rời khỏi hiện trường của người mặc sắc phục bằng thủ đoạn đòi phải xử lý người đã gây khó dễ, không để cho nhà báo trên tác nghiệp.
Một số khác lên án ngành công an thiếu dụng cụ hỗ trợ để khoanh vùng hiện trường khi cảnh sát kỹ thuật nghiệp vụ chưa đến; lên án nhóm cảnh sát hình sự xử lý không khôn khéo (nếu anh phóng viên không chấp hành lệnh thì cứ hốt ngay về trụ sở làm việc, không nên tranh luận, đôi co, đánh đấm phản cảm) hoặc không quyết liệt, mạnh mẽ khi pháp luật đã trao quyền cho các anh như là sử dụng còng số 8 thay vì đánh đấm vào mặt vào mũi người đang cản trở các anh làm nhiệm vụ…
Vụ việc này chắc chắn sẽ là bài học cho cả ngành công an và báo chí. Tuy nhiên, đáng tiếc là trước khi phân rõ đúng sai, trước khi có kết luận điều tra rõ ràng thì truyền thông, báo chí đã làm cái việc của tòa án kết luận bản chất sự việc, chơi chiêu “đánh phủ đầu”, “ăn vạ”, “vu vạ”, “vu khống”, “vu cáo” thậm chí “đe dọa”, “bôi nhọ” ..các chiến sỹ công an Đông Anh nói riêng và cả ngành công an nói chung. Thiết nghĩ, trên cơ sở kết luận điều tra của ngành công an về vụ việc, cơ quan quản lý báo chí cũng nên xem xét, xử lý nghiêm minh cách bình luận, đưa tin, tấn công một chiều…của các báo, đài, truyền hình trong vụ việc này.
No comments:
Post a Comment