Ong Bắp Cày
Sau những ngày húng chó như lên đồng, với hàng loạt bài kiểu đuổi cùng giết tận anh cảnh sát hình sự (CSHS) công an Đông Anh, giờ đây lũ kền kền câm như thóc khi sự thật dần được phơi bày. Dư luận đã phần nào nhận ra bản chất sự việc, rằng anh CSHS kia chỉ là nạn nhân của màn kịch đấu tố công an Hà Nội.
Nhiệt tình và ngây thơ về chính trị đã khiến anh CSHS mắc bẫy truyền thông. Tôi chắc anh ăn không ngon, ngủ không yên vì những rủa xả của đám nhà báo bất lương. Thậm chí, đã có những kẻ bất chấp đạo đức và nguyên tắc làm việc của một nhà báo (Như Hoàng Dũng) mà đưa những thông tin cá nhân của anh lên mạng, với mục đích để thiên hạ gạch đá và chỉ điểm cho đám xã hội đen trả thù. Tất nhiên, những nhà báo chân chính, tử tế sẽ không hành xử bầy đàn như đã làm với anh trong suốt tuần qua.
Trong vụ việc đáng xấu hổ này, người đọc cũng đã nhận ra có quá nhiều lỗ hổng của cơ quan quản lý báo chí, sự lơ là, tắc trách của các Tổng biên tập, đã tạo điều kiện cho đám du thủ du thực chui vào hàng ngũ và khoác lên mình tấm áo báo chí, thậm chí khi đã trở thành cộng tác viên, chúng lập tức tự nhận mình là nhà báo. Cái hại đã ngay trước mắt, làm hoen ố hình ảnh báo chí cách mạng.
Chuyện anh CSHS đá đít phóng viên là không đẹp và đáng bị lên án. Nhưng đáng nói hơn là chính các phóng viên báo chí đã vi phạm pháp luật và quy trình tác nghiệp, nhưng họ và ngay cả cơ quan quản lý họ cũng không nhận ra rằng mình đã sai và tiếp tục có những hành vi sai lầm.
Theo dõi clip của báo Thanh Niên, Pháp Luật Plus, của chính phóng viên Phan Huy Trung và Trần Quang Thế, chúng ta dễ dàng nhận ra họ đã cố tình dàn dựng clip và gài bẫy để bôi nhọ hình ảnh của các chiến sĩ công an. Đứng sau họ, rất có thể là bàn tay bẩn tưởi của các thế lực thù địch với chế độ.
Để gài bẫy, họ đã phải xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của những người đang thi hành công vụ, bảo vệ hiện trường của vụ án. Thậm chí, các phóng viên còn cố tình cản trở và chống lại người thi hành công vụ.
Những hành vi của 2 phóng viên đã vi phạm Điều 20 Hiến pháp 2013, vi phạm Ðiều 37 và Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 và vi phạm khoản 2 điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
Dưới góc nhìn của Luật Hình sự, hành vi của 2 phóng viên kia cũng có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự, hoặc cũng có thể cấu thành tội chống người thi hành công vụ, được quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Ở giây thứ 3 trong clip của Báo Thanh Niên, chúng ta nghe thấy rõ ràng, cảnh sát hình sự mặc thường phục nói lớn với phóng viên: "mày chửi ai, hả?". Ngay sau đó PV nói: "em đã xin lỗi rồi mà". Điều này có nghĩa, anh phóng viên này đã chửi và xúc phạm hoặc làm nhục anh CSHS.
Các clip cũng cho thấy, anh CS Nguyễn Danh Thắng đã giải thích nhẹ nhàng với phóng viên rằng, "đây là vụ trọng án, anh em đang tập trung điều tra như phóng viên đã thấy, mong anh hợp tác" và yêu cầu phóng viên ra khỏi khu vực hiện trường. Tuy nhiên hình ảnh trong clip cho thấy các phóng viên vẫn không chịu chấp hành mà cố tình gây sự, xông vào khu vực cấm.
Ta cũng nghe thấy, phóng viên báo Pháp luật còn ngang ngược đòi kiểm tra thẻ công an của cảnh sát, mặc dù anh này mặc trang phục đúng điều lệnh. Hung hăng hơn, phóng viên còn yêu cầu CS có trang phục kiểm tra CSHS mặc thường phục, đồng thời dọa tung hình ảnh lên mạng, lên báo. Hành vi này là đe dọa, buộc lực lượng bảo vệ hiện trường phải cho vào khu vực cấm. Việc cố tình xông vào hiện trường nhằm xóa dấu vết tội phạm, hoặc gây ức chế cho người thi hành công vụ, hoặc ý đồ khác có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều tra vụ án.
Hình ảnh các CSHS cố cản và bất lực trước một phóng viên cầm máy ảnh xông vào hiện trường, phớt lờ cảnh báo, coi thường pháp luật và coi thường lực lượng đang thực thi công vụ cho thấy, phần nhiều các phóng viên này đang chống người thi hành công vụ. Với hành vi này, 2 anh phóng viên có thể đã vi phạm Điều 257 Bộ Luật Hình sự.
Đề nghị Bộ công an, Công an Hà Nội nhanh chóng làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức quy trình làm báo của 2 phóng viên Trần Quang Thế và Phan Huy Trung. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, hãy cân nhắc thận trọng việc xử lý hành chính hay truy tố 2 phóng viên này.
P/s: Đây là stt của một nhà báo hay sao, thưa ông Bộ trưởng Bộ 4T? Họ có xứng đáng là nhà báo hay không?
No comments:
Post a Comment