2016/09/26

Mỹ dính đòn hiểm của Nga sau vụ "không kích nhầm" vào QĐ Syria

Còn nhớ sau vụ bắn hạ SU-24 Nga - được coi như là hành động cuồng loạn của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã tung 2 cú đòn quân sự hiểm hóc khiến Thổ Nhĩ Kỳ và NATO cắn răng chịu trận.

******************************** 

Có thể nói, gây áp lực mạnh để đối phương lúng túng mắc sai lầm và lợi dụng sai lầm của đối phương để ra đòn là một chiêu thức mà Putin và Bộ tham mưu của ông thực hiện rất nhuần nhuyễn mỗi khi điều kiện đó xảy ra không chỉ trên chiến trường Syria .

Còn nhớ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ SU-24 Nga (được coi như là hành động cuồng loạn của Thổ Nhĩ Kỳ), Nga đã tung 2 cú đòn quân sự khiến Thổ Nhĩ Kỳ và NATO cắn răng chịu trận.

Đầu tiên, Nga thiết lập "quy tắc chơi" hay "quy tắc tham gia" (Rules of Engagement), theo đó đưa S-300 và S-400 vào trực chiến với tuyên bố "Bất cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy".

Tuyên bố của Nga lúc đó khiến cho lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ không thể và không dám cất cánh cùng với lượng lượng không quân NATO tại căn cứ Incrilik

Tiếp theo, ngay và luôn là toàn bộ tuyến biên giới giáp Latakia nơi có cơ sở hạ tầng quân sự, lực lượng chiến binh Turkumen của Thổ Nhĩ Kỳ dày công xây dựng, nuôi dưỡng huấn luyện bị không quân Nga phá sạch và làm chủ tuyến biên giới mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không dám phản ứng.

Sau 2 cú đòn này, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên bàn cờ Syria đã giảm hẵn và đã tỏ ra "tôn trọng" Nga trong các hoạt động của mình.

Mỹ dính đòn hiểm của Nga sau vụ không kích nhầm vào QĐ Syria - Ảnh 1.
Máy bay Su-25 của Nga tham gia không kích ở Syria.

Đòn "dưới thắt lưng" của Mỹ vào quân đội Syria
Năm ngày sau khi Mỹ phải chấp nhận ký với Nga một thỏa thuận về Syria mà báo chí Mỹ đã cho rằng đó là một thắng lợi của Nga thì ngay sau đó xuất hiện vụ không kích của "Liên quân chống IS" do Mỹ chỉ huy, nhằm vào lực lượng Quân đội chính phủ Syria ở Deir ez-Zor.

Diễn biến đòn tấn công của "Liên quân chống IS" tóm lược như sau:

Từ căn cứ tại Iraq, 4 máy bay (2 F-16 và 2 A-10) xuất phát, không kích vào vị trí của quân đội Syria đã giết chết 62 binh sĩ và khoảng 100 người bị thương. Cuộc không kích dừng lại sau 50 phút khi Nga can thiệp.

Mỹ cho biết cuộc tấn công được dừng lại ngay sau khi Nga thông báo với phía Mỹ rằng họ đã không kích nhầm vào quân đội chính phủ Syria . Mỹ chơi rất đẹp, rất nghiêm túc với thỏa thuận là không tấn công quân đội Syria , lực lượng chống IS, đúng không?

Tuy nhiên, Nga và Syria, cho rằng họ đã nhiều lần thông báo cho Mỹ là đã tấn công vào quân đội Syria , nhưng Mỹ vẫn tiếp tục. Chỉ sau khi các tên lửa phòng không S-300 bật radar ngắm bắn khóa mục tiêu thì cuộc tấn công mới bị cắt đứt.

Mỹ dính đòn hiểm của Nga sau vụ không kích nhầm vào QĐ Syria - Ảnh 2.
Tên lửa phòng không S-400 của Nga triển khai tại Syria.

Từ gốc độ chính trị, rõ ràng quân đội Syria của Tổng thống Assad là lực lượng "không đội trời chung" với Mỹ, nhưng, hành động quân sự chỉ là phục vụ cho mục tiêu chính trị thì cuộc không kích của "Liên quân chống IS" là sự "nhầm lẫn có tính toán".

Từ góc độ quân sự, có thể nói đây là đòn tấn công hiệu quả cao, hợp đồng tác chiến giữa không quân và bộ binh rất chặt chẽ, bài bản được chuẩn bị từ trước chu đáo. Lưu ý rằng, 7 phút sau khi cuộc không kích chấm dứt, lực lượng IS lập tức xung phong.

Giao tranh dữ dội xảy ra giữa IS và quân đội Syria và nếu không có viện binh và hỗ trợ của không quân Nga thì thay vĩ giữ được và mở rộng những vị trí chiến lược tại Deir ez-Zor, quân đội Syria sẽ mất những thứ đó vào tay IS, một cái giá rất đắt của chính quyền Assad phải gánh chịu.

Tuy nhiên, đáng tiếc, đây chỉ là "đòn dưới thắt lưng" nếu như đặt nó trong các thỏa thuận song phương hay đa phương đã được ký kết hay ngầm thông qua trong khu vực tác chiến.

Nga phản đòn sau cú "dưới thắt lưng"

Đòn chính trị. Thứ nhất, ngay lập tức Nga triệu tập HĐBA để tố cáo Mỹ. Cuộc họp được triệu tập vào cuối tuần qua, nhưng thay vì cung cấp một lời giải thích, Đại sứ Mỹ tại LHQ, Samantha Powers, đứng dậy và bước ra khỏi cuộc họp. Không có lời giải thích đến từ Mỹ.

Bằng những dẫn chứng phân tích có cơ sở Nga đã vạch mặt Mỹ cho cả thế giới thấy rõ điều ai cũng biết từ lâu. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố:

"Nếu trước đây chúng tôi đã có những nghi ngờ rằng Fatah al-Sham (trước đây gọi là al-Nusra Front) được bảo vệ theo cách này, bây giờ, sau khi các cuộc không kích thứ bảy vào quân đội Syria, chúng tôi đi đến một kết luận thực sự đáng sợ cho toàn thế giới: Nhà Trắng hỗ trợ và bảo vệ IS".

Thứ hai, Nga tố cáo Mỹ vi phạm thỏa thuận đã ký ngày 9/9 tại Geneva và do đó đã công khai một số điều khoản bí mật mà Mỹ không công bố vì "lý do an ninh đến thỏa thuận".

Do từ trước nay toàn bộ lực lượng đối lập chống chính phủ Assad đều có liên quan với Mỹ, kể cả IS và al-Nusra, cho nên bỏ ai, giữ ai là một việc khó khăn và nhạy cảm của Mỹ. Đó chính là các cách thức phân tách lực lượng và khu vực nhóm đối lập mà Mỹ đã thỏa thuận với Nga.

Sự công khai của Nga điều nhạy cảm mà Mỹ cố giấu này đã làm hoảng loạn nội bộ lực lượng đối lập, ai là kẻ bị Mỹ bỏ rơi, ai là kẻ giữ lại...tạo điều kiện cho đồng nghiệp không mấy dễ chịu của CIA, cơ quan FSB của Nga, gây mâu thuẫn, lôi kéo, sử dụng…

Có thể nói đây là đòn rất hiểm của Nga khiến cho chủ tớ có nguy cơ trở mặt với nhau.

Đòn quân sự. Thứ nhất, Sau vụ tấn công, Nga lập tức thiết lập "quy tắc tham gia" hay "quy tắc chơi" thứ hai. Lưu ý, trong vụ SU-24, "quy tắc chơi" mà Nga thiết lập chỉ áp dụng trong trường hợp máy bay Nga bị đe dọa. "Quy tắc chơi" lần này áp dụng cho trường hợp quân đội Syria bị không kích.

Theo đó: Tất cả các cuộc không kích "nhầm" vào quân đội Syria tiếp theo sẽ là lần "nhầm lẫn" cuối cùng của các phi công. Nghĩa là, bất kỳ máy bay nào tấn công vào quân đội Syria đều bị bắn hạ.

"Quy tắc chơi" mới được Nga thiết lập

Đây còn là một "quy tắc chơi" không mấy dễ chịu với không quân Thổ Nhĩ Kỳ đang tác chiến trong Syria và Israel đang tác chiến trên cao nguyên Golan-lãnh thổ của Syria bị chiếm đóng.

Phạm quy tắc chơi mà Nga thiết lập là sự coi thường hệ thống S-300, S-400 của Nga nếu như đó là những hệ thống phòng không quảng cáo lâu nay chỉ là "tin đồn". Giới quan sát đang chờ xem có ai thử "nhầm" lần thứ hai hay không.

Mỹ dính đòn hiểm của Nga sau vụ không kích nhầm vào QĐ Syria - Ảnh 3.
Cấu hình của tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại mà Nga đang triển khai ở Syria.

Thứ hai, theo http://en.farsnews.comTehran (FNA), 3 ngày sau vụ tấn công nhầm vào quân đội Syria của Mỹ, một chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải đã phóng 3 tên lửa Kalibr giết chết 30 sỹ quan tình báo của các nước gồm Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Arab Saudi, Qatar và Anh.

Những sỹ quan tình báo này chính là những người đã lên kế hoạch chỉ đạo các cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Aleppo và Idlib. Họ đã bị chết ngay tại phòng tham mưu tác chiến bí mật tại khu vực Dar Ezza khu vực phía Tây Aleppo gần núi Saman Syria.

Đây là đòn đau không thể kêu. Nga không nhận lỗi vụ này vì Nga không "nhầm" như Mỹ khi Nga có quyền tấn công vào kẻ khủng bố.

Một tờ báo nước ngoài giật tít "Ném bom vào Assad – một món quà cho Nga", rõ ràng về phạm trù đạo đức thì có lẽ Nga không muốn cũng như không muốn SU-24 bị bắn hạ. Nhưng xét về chính trị và quân sự thì đúng là cơ hội cho Nga thật.

Lê Ngọc Thống

No comments: