2016/09/25

Lợi dụng tâm lý phán xét để gieo rắc hoài nghi cho con người


Lâu nay chúng ta thấy trên các trang báo, trang mạng người ta hay phán xét, bới móc, thậm chí nhiều chủ nhân của những bức ảnh, đoạn clip lợi dụng vấn đề này để tung ra gây dư luận hoài nghi, tạo đà cho sự nhận thức sai lệch về một hiện tượng và lây lan sang cộng đồng xã hội. 


Tự vấn là một cách để mỗi người tự xem xét lại bản thân mình về mọi hoạt động, hành vi dù đó chỉ là cách ứng xử trong quan hệ xã hội, quan hệ công tác theo đó sẽ làm cho mình ngày ngày hoàn thiện hơn và có cái nhìn khách quan hơn đối với xã hội, chính quyền, nhà nước,... Mặt khác, tự vấn để phán xét về một sự vật, một hiện tượng trong xã hội nếu phán xét để xây dựng, tìm ra sự thật khách quan thì đó là sự phán xét tích cực nhưng phán xét để quy chụp, đổ lỗi làm cho vấn đề ngày càng trở nên xấu đi là phán xét tiêu cực, cực đoan. Lợi dụng thói quen phán xét tiêu cực của con người các thế lực thù địch đã, đang và sẽ giăng bẫy để làm cho tình hình một số lĩnh vực nhạy cảm sẽ xấu đi theo đó chúng thực hiện âm mưu "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong lòng mỗi người.


Bạn đã từng bao giờ truy vấn mình chưa ? Câu hỏi tưởng chừng nghe đơn giản nhưng mấy ai giám nhìn nhận về những vi của chính bản thân mình, nhất là hành vi chưa chuẩn mực, mắc lỗi, vi phạm pháp luật. Phải chăng, họ sợ phải bị truy vấn và điều mà khiến cho mỗi người khó khăn nhất để có thể vượt qua đó không phải lo sợ người khác biết mà lo sợ chính "lương tâm" truy vấn. Nặng nề là tâm lý chung của người có hành vi vi phạm pháp luật, nếu là hành vi tội phạm thì "lòng bất an" còn vi phạm thông thường thì dễ "tặc lưỡi" cho qua. 

Chúng tôi muốn nói rằng, dù vi phạm nhỏ hay to nếu chúng ta tự phán xét mình (chưa phải pháp luật phán xét) thì chắc chắn chúng ta không đến mức phải "bới móc", "phán xét" hành vi của người khác theo một chiều hướng tiêu cực (chúng tôi không đề cập đến việc góp ý xây dựng để người vi phạm tiến bộ hơn) làm cho người mắc lỗi không có cơ hội quay lại, bế tắc và bất cần. Điều này muốn nói lên rằng, hành vi của mình thì dễ dàng bị bỏ qua nhưng hành vi của người khác dễ dàng bị "xới tung" lên cho thỏa thích. Bạn đã bao giờ vi phạm quy định về tham gia giao thông chưa ? và nếu có bạn có muốn "luồn cửa sau" để mình không bị xử lý hoặc để giải quyết cho nhanh mà không muốn mất thời gian ? chắc chắn câu trả lời của bạn sẽ là "nhanh" để đi cho được việc. Nhưng khi bạn làm vậy, bạn có tự phán xét rằng mình đã vi phạm lại tiếp tục vi phạm khi "hối lộ" hoặc "lợi dụng người quen để gây ảnh hưởng" đến người giải quyết vụ việc ? và bạn có phán xét "hành vi giải quyết của người có thẩm quyền khi họ nhận tiền của bạn hoặc bị điều chỉnh do người quen của bạn gọi điện đến" hay không ? chắc chắn là lúc này bạn không những không phán xét mà còn thầm "cám ơn" họ-những người đã giúp đỡ bạn. Nhưng khi bạn thấy một hiện tượng trên mạng xã hội tương tự như bạn thì bạn lao vào "mắng chửi", "phê phán",... không thương tiếc cả người vi phạm lẫn người xử lý vụ việc.

Những kiểu phán xét, truy vấn trên mạng xã hội, báo chí thậm chí là báo chí, blog phản động thì thường theo hướng cực đoan. Bởi, họ không chỉ phán xét theo hướng thiếu giáo dục, thẩm mỹ mà còn quy chụp, đổi lỗi cho cả một hệ thống và thông thường là đổ lỗi cho sự lãnh đao của Đảng, cho Đảng, cho chế độ, cho chính quyền, cho quân đội.

Nguy hiểm hơn khi một số đối tượng phản động lợi dụng thói quen "phán xét" để tung ra những vụ việc, sự vụ,.. đã được cắt gọt, điều chỉnh theo ý đồ xấu kèm những lời phán xét cực đoan nhằm thu hút và kích thích thói quen "phán xét" của người đọc, người xem làm cho họ hùa vào phán xét một cách "vô tư" không suy nghĩ. 

Nhìn một hiện tượng được đưa ra trên mạng xã hội hay báo chí chúng ta thấy ngay đa số những phán xét là tiêu cực và rất ít phán xét tích cực làm cho một vấn đề trở nên tồi tệ hơn, thậm tệ hơn và trở nên đáng trừng trị hơn. Chính điều này, vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải tước thẻ nhà báo của một số báo và làm cho một số báo một đóng cửa trang fanpage của mình khi không có khả năng kiểm soát. 

Khi phán xét người phán xét thường hay bỏ qua bản thân để phán xét nên những phán xét thường tiêu cực, thiếu tính xây dựng và góp ý chân thành. Điều này cho thấy, người phán xét chưa bao giờ đặt người vi phạm trong tình huống đó xem nếu là mình thì mình xử lý ra sao ?  và có bao giờ đặt ra nội dung mình phán xét liệu đến mình cũng có thể đạt được theo chuẩn mực đó hay chưa ? Dẫn đến nhiều người chỉ vì bị phán xét trên mạng hoặc báo chí mà phải tự vẫn hay chỉ vì phán xét mà lâm vào cảnh "cùng quẫn". Rõ ràng phán xét kiểu này là phán xét nhằm truy bức, quy chụp và đổ lỗi chứ không phải phán xét để tìm ra sự thật khách quan, để xây dựng, để làm minh bạch hóa thông tin.

Về mặt lý luận, để phán xét một sự vật hay một hiện tượng một cách khách quan thì phải đảm bảo cả 3 nguyên tắc căn bản: Tính khách quan; Tính toàn diện và Tính lịch sử cụ thể (3 phương pháp luật của Chủ Nghĩa Mác-Lênin). Nếu thiếu đi một nguyên tắc hoặc tuyệt đối hóa một nguyên tắc thì sự vật, hiện tượng chúng ta phán xét sẽ trở nên méo mó và nó càng trở nên thậm tệ hơn khi chúng ta chỉ dùng "ý chí chủ quan", "cảm quan" để phán xét.

Mỗi chúng ta trước khi phán xét, nhất là các nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp viết bài,.. mà tuân thủ cả 3 phương pháp luận trên thì mọi việc sẽ được làm sáng tỏ, tìm ra chân lý khách quan của nó. Ngược lại, nếu không tuân thủ, phiến diện, một chiều, chủ quan, duy ý chí,... thì nhận xét, bài viết, bài báo, phóng sự,... sẽ chỉ là tiêu cực, cực đoan và quy chụp, đổ lỗi. 

Chúng tôi viết bài này không nhằm biện hộ cho hành vi vi phạm và mọi hành vi vi phạm vẫn phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh nhưng muốn nhận mạnh đến hành vi phán xét, nhất là hùa theo đám đông để phán xét theo đó làm cho vụ việc trở nên phức tạp, khó xử lý công minh và dễ tạo điều kiện, môi trường cho những ai có dụng ý xấu lợi dụng. Mặt khác, cũng không nhằm mục đích hạn chế sự phán xét tích cực (dựa trên 3 nguyên tắc trên) để đánh giá, bình luận một vấn đề làm cho người trong cuộc nhận thức ra vấn đề, tự khắc phục vấn đề và đảm bảo việc xử lý công bằng, nghiêm minh. Theo đó, chúng tôi mong muốn mỗi người trước hết phải nêu cao ý thức cảnh giác trước lượng thông tin và tốc độ truyền tin lớn như hiện nay để tránh làm xấu thêm tình hình, làm cho người trong cuộc trở nên bế tắc và tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng. Đồng thời, mỗi chúng ta là một nhân tố tích cực làm cho môi trường thông tin lành mạnh hơn, trong sáng hơn và có tính giáo dục, đấu tranh cao hơn.

No comments: