2016/09/25

Oto Nga: "NGON- BỔ- RẺ"


Xem bài:
http://vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/322997/o-to-dia-hinh-nga-chi-174-trieu-hut-hon-dan-choi-xe.html
Nhiều người nghe đến oto Nga là chê váng lên "thô kệch" + "hao dầu" , ngay cả những người chưa bao giờ ngồi oto Nga cũng chê theo phong trào. Oánh giá sản phẩm thì phải công tâm chứ nhẻ, có chê thì phải có khen, và cũng nên xem kỹ các tiêu chí của nó nữa, lấy xe tăng so với xe du lịch rồi chê xe tăng chạy chậm thì bỏ mịa rồi.

Liên xô tan rã hơn 20 năm rồi nhưng thành tựu công nghiệp Oto được Nga kế thừa phát huy, nói không ngoa thì công nghiệp oto Nga ko thua kém bất cứ nước nào. Một chiếc việt dã khủng ra đời ở Nga giá chỉ 174 triệu An Nam tệ, nói vậy để biết trình độ SX của họ kinh thế nào.
Nói đến đồ Liên Xô thì ấn tượng của J.D (cũng như nhiều người) là BỀN, bền một cách trâu chó, ko phải bền thông thường. 2016 này vữn còn ối gia đình xài quạt Tai Voi CCCP thần thánh. Dường như những nhà sản xuất CCCP họ đặt mục tiêu cho sản phẩm "sử dụng lâu nhất có thể". Điều này có lẽ là do CCCP là nước XHCN có nền kinh tế "kế hoạch", ko phải "thị trường" nên mục tiêu nhà sản xuất là phục vụ nhân dân hơn là lợi nhuận . Đại khái là "TW" biết trong năm tới sẽ có 1 triệu đôi nam thanh nữ tú CCCP kết hôn, "TW" sẽ giao chỉ tiêu cho các nhà máy sản xuất 1 triệu cái máy giặt, 1 triệu cái tivi, 1 triệu cái quạt máy,một triệu tủ lạnh .....cho 1 triệu tổ ấm tương lai. Tinh thần là phục vụ 1 triệu đôi uyên ương nên sản phẩm phải bền nhất có thể, lại nữa, có cạnh tranh với ai đâu mà phải đầu tư cho các tiểu tiết như kiểu dáng , màu sắc ... Ở nhà ông cậu J.D còn một cái bàn ủi Liên Xô to như cái lò nướng bánh mì, gần 30 năm vẫn chạy tốt, điển hình cho tư duy SX CCCP đấy.
Dông dài về tư duy sản xuất CCCP vậy nhẽ đủ , chúng ta trở lại chiện Oto.
1. Oto Liên Xô máy khỏe? 
Động cơ không khỏe có mà khóc tiếng Mán à ? Mùa đông ở CCCP khắc nghiệt vô cùng , tuyết rơi dày dồn đống như núi khắp nẻo đường, oto (tất cả ko riêng oto tải, đầu kéo) máy phải khỏe mới phang nổi, ấy là chưa kể giai đoạn 60-70 lãnh thổ Liên Xô mênh mông không phải chỗ nào đường xá cũng ngon lành. Một động cơ khỏe là yếu tố tiên quyết cho Oto LX. 2016 này vẫn còn nhiều chiếc Zing thời kháng chiến chống Mỹ được dân khoan địa chất thồ hàng , máy móc băng rừng lội suối.
2. oto Liên Xô Hao dầu. 
Công suất động cơ lớn đương nhiên là hao dầu , miễn bàn. Tuy nhiên yếu tố làm oto LX hao dầu hơn mặt bằng chung là ĐỘNG CƠ CÓ TỶ SỐ NÉN THẤP. Tỷ số nén thấp dẫn đến hiệu suất nhiên liệu/công sinh ra thấp. Lại nữa , Vào thập niên 70 CCCP đã lên xuống vũ trụ như đi chợ nhưng oto của họ nói không với các hệ thống kiểm soát nhiên liệu thông minh , điều này góp phần làm xe LX ăn dầu.
Lý do? Mời đọc tiếp mục 3.
3. Tính toán tối ưu. 
Liên Xô, xứ sở dầu mỏ thì lo quái giề chuyện hao xăng dầu. Họ làm một chiếc oto tỷ số nén thấp để động cơ được BỀN. Không đưa công nghệ kiểm soát nhiên liệu tinh vi vào để chiếc xe RẺ và rất dễ sửa chửa.
Họ đã tính toán kỹ lưỡng, nếu SX một oto tiết kiệm xăng dầu thì chi phí sửa chửa trong vòng đời chiếc xe quá cha tiền dầu tiết kiệm được, lại nữa, nếu nó nằm đường ở xó xỉnh heo hút nào đó trên các nẻo đường của CCCP mênh mông thì đào đâu ra thợ giỏi để sửa?
Túm váy, tư duy sx Oto của CCCP là: rẻ, bền, đắc dụng, đơn giản, tin cậy và dễ sửa chửa. Những chỉ tiêu đó được đổi bằng "ăn dầu" lẫn khô kệch , thiếu tiện nghi. Đánh đổi như vậy rất lợi trong điều kiện CCCP, Sẽ rất vô lý nếu đặt một chiếc oto CCCP trên đường phố New York rồi so với xe Nhật, Xe Mỹ , bĩu môi chê xấu, chê hao xăng.
Hiểu ưu điểm oto LX ư? Các bạn hãy nhìn lại những chiếc Zing 3 cầu, có tời nối với máy, tải trọng 3,5 tấn dọc ngang các nẻo đường Trường Sơn dưới những cơn mưa rừng nhiệt đới và mưa bom đế quốc Mỹ. Hòa bình lập lại, nhiều cụ Zing được biên chế cho các xí nghiệp vẫn tải và vẫn chạy tốt tới giờ.
P/s: "Cùng với sự ra mắt của các hiệp định FTA (từ ngày 05 tháng 10 năm 2016), một Nghị định bắt đầu có hiệu lực cho phép nhiều nhà đầu tư Nga mở cơ sở lắp ráp sản xuất ô tô tại Việt Nam", — đồng chí Shuvalov, Phó Thủ tướng thứ nhất CHLB Nga phán thế.
Chào đón các người hùng Kmaz, Gaz, Uaz đến với Việt Nam.

No comments: