2016/05/22

GS NGÔ BẢO CHÂU ĐANG "ĂN CHÁO ĐÁ BÁT"

Ngày 19/5/2016 vừa qua, trong khi người dân cả nước nói chung và người dân Nghệ An nói riêng thành kính kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì một nhân vật mang học hàm Giáo sư ở độ tuổi còn khá trẻ viết trên mạng xã hội facebook rằng: "Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"Có lẽ do bị nhận nhiều "gạch đá" từ dư luận vì status thiện cận trên nên GS Ngô Bảo Châu đã ẩn nó đi. Nhưng, cộng đồng mạng đã nhanh chóng chụp lại tút trên để làm bằng chứng cho 1 phát ngôn nông cạn của một nhân vật mang học hàng GS hẳn hoi như Ngô Bảo Châu.


Dường như GS Ngô Bảo Châu không tập trung vào lĩnh vực chuyên môn là Toán học của mình mà cứ lấn sân sang các lĩnh vực khác với những phát ngôn bị nhận gạch đá từ cộng đồng mạng (Nguồn: báo Dân trí).

Nhân vật đó chính là GS Ngô Bảo Châu. Sau khi giải được cái bài toán về Bổ đề gì đó mà đa số dân Việt Nam có khi không mấy ai biết là để dùng vào việc gì, Ngô Bảo Châu đạt giải Toán học Fields. Sau đó, với tinh thần ưu đãi người tài, Ngô Bảo Châu được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở toà nhà Vincom, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán...Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá trên, đến nay, hầu như bản thân GS Ngô Bảo Châu chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy, thời gian của một GS Toán dường như không dành cho nghiên cứu về Toán học mà lại dành cho việc chõ mồm để đá xéo chế độ - một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Cái này, người ta thường gọi là Ngô Bảo Châu đang "ăn cháo đá bát".

Có lẽ, không cần giải thích thì những người tiếp cận "tút" trên của Ngô Bảo Châu đều hiểu là ở vị GS này đang muốn nói điều gì. Tôi chưa được tiếp xúc với Ngô Bảo Châu nên không biết Châu giỏi Toán như thế nào nhưng chỉ qua mấy câu chữ trên thì thấy ở một vị mang hàm GS nhưng phát ngôn rất hồ đồ. Nếu nói về Phật giáo, Ngô Bảo Châu đang dùng sai khái niệm. Theo Wikipedia thì "Luân hồi là một phạm trù trong Phật giáo, chỉ vòng sinh tử, những lần đầu thai nối tiếp nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài Hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết-bàn"

Theo quan niệm Phật giáo, thoát khỏi luân hồi hay không chẳng do thế lực nào quyết định ngoài sự tu thân tích đức của chính chúng sinh đó. Các đức Phật và Bồ tát đều đã thoát khỏi luân hồi mà không phải là nhờ có chúng sinh cầu mong cho họ điều đó và điều đó cũng không phụ thuộc việc ai bắt họ phải sống tiếp như thế nào. Nhưng dù cả nghìn năm trôi qua, nhân loại vẫn tiếp tục xưng tụng họ, tu học theo con đường mà họ đã chỉ dẫn cho.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước trải qua các thế hệ đều yêu quý, trân trọng, thành kính và noi theo Người. Bây giờ và mãi mãi sau này cũng sẽ là như vậy. Bởi Bác Hồ là tượng trưng cho những giá trị có tính trường tồn của dân tộc: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Việc Người có thực sự ở cõi Niết bàn hay không, chắc chắn không liên quan gì đến "sự nghiệp"của đất nước hay của cá nhân. Nhưng những giá trị, chuẩn mực về đạo đức và tư tưởng của Người thì đã, đang và sẽ luôn là mục tiêu hướng tới của cả dân tộc trên mảnh đất cong cong hình chữ S nằm bên bờ biển Đông này. 

Một quốc gia bước ra từ chiến tranh liên miên do bị các nước Thực dân, Đế quốc và trước đó là hơn ngàn năm Bắc thuộc, đầy rẫy những hậu quả từ hậu chiến tranh: mất mát, đau thương về người, kinh tế kiệt quệ, các phương tiện, vật chất bị phá huỷ... Vì thế, dù đã trải qua hơn 40 năm sau chiến tranh, sự nghiệp xây dựng đất nước còn gặp nhiều khó khăn, không chỉ một bàn tay hay một nhóm bàn tay nào đó mà phải cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc thì mới có thể vực dậy và phát triển đất nước. Đó cũng là một trong những lý do Chính Phủ bỏ ra nhiều ưu đãi mà ít ai nhận được để mời GS Ngô Bảo Châu - một vị Giáo sư về Toán học về nước để giúp sức cho đất nước. 

Nếu ở GS này không hài lòng về chế độ thì tại sao xuất phát từ một công dân Việt Nam, mang học hàm Giáo sư, Ngô Bảo Châu không có những hành động văn minh hơn, thể hiện đẳng cấp Giáo sư của mình trong việc góp ý trên tinh thần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng hoàn thiện hơn? Ngược lại, Ngô Bảo Châu đang hành xử như một kẻ vô lại, không có học thức với trò đánh lén sau lưng. Một mặt, Ngô Bảo Châu nhận vinh quang, nhận những ưu đãi cả về vật chất lẫn tinh thần mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa này tặng, dùng nó để gây ảnh hưởng trong xã hội. Mặt khác, GS Ngô Bảo Châu "đá bát" khi thỉnh thoảng rỉa rói, móc ngoáy một số vấn đề với những ngôn từ hạ đẳng, không xứng tầm với một vị mang học hàm GS như Ngô Bảo Châu. 

Khi đánh giá về lịch sử thì nên đặt trong bối cảnh lịch sử, rồi hẵng phán xét này nọ với tư cách là thế hệ sau này. Và cách phát ngôn của GS này cũng không khác gì phương pháp chụp mũ.

FBer Nam Truong Hai thẳng thắng bình luận: "chả hiểu chuyên môn thì ếu tập trung cứ lo chuyện đâu đâu làm lếu gì, buồn"; còn fber Phạm Quang Hưng thì chua chát, thở dài bình luận: "Anh í nói gì là việc của anh í. Nhưng thực sự em không khoái GS toán mà chả thấy post cái gì về toán học cả, một hồi thành GS biết tuốt thì buồn". Đó là 2 trong hàng trăm, hàng ngàn bình luận của dư luận chỉ trích GS Ngô Bảo Châu với "status" phiến diện, thiếu văn minh và có tính bồng bột, phiến diện trên. 

Từ khi đạt giải thưởng Fields cùng với việc bùng nổ mạng xã hội facebook, có lẽ rằng, GS Ngô Bảo Châu đang bị ảo tưởng, ngộ nhận với những con số lượt "like"và "share" của những facer ảo. GS Ngô Bảo Châu đang ảo tưởng vì nghĩ rằng, bản thân có thể sử dụng ảnh hưởng của mình làm những điều to tát hơn vì mỗi một câu hay một bức ảnh mà GS Ngô Bảo Châu đăng lên fb thì ngay lập tức, dù đúng hay sai, đều nhận được số lượng like và share lên tới hàng ngàn lượt. Những con số ảo này trên mạng xã hội và những lời lẽ nịnh nọt từ cộng đồng mạng đã biến GS từ một nhà khoa học chân chính, nghiên cứu về Toán học thì nay lấn sân sang các lĩnh vực khác với những phát ngôn ất ơ, bị dư luận lên án về tình trạng đáng báo động ở GS này.
An Chiến

No comments: