2016/05/27

KHÔNG CẢNH GIÁC "NỎ THẦN" RỒI SẼ RƠI VÀO TAY GIẶC!

Tổng thống Mỹ đã từng đến thăm Lybia và cái kết... (Nguồn: Internet). 

Nhân loại thế kỷ 21 đã chứng kiến những phát ngôn không thể ấn tượng hơn, kiểu như "không có kẻ thù nào là vĩnh viễn; chỉ có lợi ích là vĩnh viễn". Và không thật quá khó hiểu khi nước Mỹ chứ không phải là quốc gia nào khác tiên phong trong triển khai và thực thi "luận thuyết" sản sinh ra từ xã hội tư bản này! Nguyên tắc "Chả ai cho không cái gì cả" vì thế được người Mỹ áp dụng trong hầu hết các mối quan hệ song phương với họ. Chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ B. Obama vừa qua cũng không phải là một ngoại lệ! 

Những ai theo dõi chuyến thăm của Tổng thống B. Obama tới Việt Nam từ ngày 22 - 25/05/2016 sẽ dễ thấy từ miệng của ông Chủ Nhà Trắng và các thành viên phái đoàn phát ra nào là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", "chúng tôi đến đây để giúp các bạn" và "các nước lớn không có quyền bắt nạt nước nhỏ".... (Xem thêm: Tại đây). Tuy nhiên, xin được nhắc cho những ai đã quên hoặc vô tình quên được biết rằng: 

1. Nước Mỹ  trong quá khứ và hiện tại đều được khẳng định là cường quốc số 1 thế giới và trong các cuộc xâm lược hay thiết lập sự ảnh hưởng lên bất cứ quốc gia nào trong phần còn lại của thế giới họ rất ít khi thất bại. Sự tự tôn dân tộc và sức mạnh đang có chính là cẩm nang giúp cho nước Mỹ vẫn giành được vị thế của một cường quốc siêu cường dù cho danh sách các nước sau Mỹ liên tục có sự đảo lộn, thế chỗ lẫn nhau! Vậy nhưng, có thể người Mỹ sẽ quên đi những chiến công của họ bởi đó là điều đa số nhưng với những thất bại, nhất là thất bại trước những quốc gia nhỏ bé, yếu hơn về tiềm lực thì đó là điều không dễ quên đối với họ. Đó là chưa nói đến, ở cường quốc luôn có những Nghị sỹ, dân biểu Diều hâu luôn luôn có động thái nhắc nhở các chính trị gia, người dân nước này về "nỗi đau" trong quá khứ. 

58.000 quân Mỹ là "món nợ" mà người Mỹ đã khắc vào một bức tường đá ngay tại đất nước của họ, bằng cách này hay cách khác họ sẽ đòi lại nó khi chúng ta lãng quên trên chiến thắng, hoan hỉ trong đô la mà không mảy may cảnh giác. Quân sự không dùng được thì phải ve vãn, ru ngủ đối phương trong tình cảnh ngoại giao thân thiện, hòa bình, hữu nghĩ. Cho nên, hãy đừng quá hoan hỉ và vui mừng quá trước những ánh hào quang được dày công thiết lập trong chuyến thăm vừa qua bởi đó có thể là "viên đạn bọc đường" đã từng hạ gục các nước Đông Âu và Liên Xô trong quá khứ! 

2. Một trong số những điểm nhấn trong chuyến thăm của Tổng thống B. OBama vừa qua là việc Mỹ đồng ý dỡ bỏ cấm vận mua bán vũ khí sát thương theo đề nghị của Việt Nam. Đây cũng là nội dung được các nhà lãnh đạo tại Việt Nam nhắc đến trong các chuyến công du nước Mỹ trước đó. Về lợi ích của việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thì rất đỗi rõ ràng vì đấy chính là cánh cửa mở ra cho Việt Nam các tiền đề thực sự cần thiết để tăng cường sức mạnh về an ninh quốc phòng với bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực, quốc tế liên tục hứng chịu những biến động theo chiều hướng xấu; vấn đề an ninh trên Biển Đông đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng. 

Việt Nam vì thế sẽ có nhiều hơn 1 sự lựa chọn trong các thương vụ mua sẵm vũ khí và sẽ không quá phụ thuộc vào nhà cung cấp truyền thống đến từ Nga. Nhất là trong bối cảnh để đối phó với Mỹ, Nga liên tục có các động thái bắt tay với Trung Quốc nên đã từ chối các lời đề nghị của Việt Nam. Mặt khác, khả năng nâng cấp, cải tiến các vũ khí trang bị của Mỹ mà Việt Nam thu được sau 1975 là hoàn toàn có thể thực hiện. 
Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu đó có phải là tất cả lí do khiến người Mỹ dễ dàng chấp nhận lời đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam? Hay đó chỉ là một phần mà chúng ta biết về nước Mỹ trong cái động thái ngỡ như vô tư này? 
Về điều này thì người viết hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Mõ Làng khi cho rằng:  "Chúng ta phải luôn nhớ Mỹ luôn là một tên lái súng quốc tế. Đừng vội mừng, bởi tình hình khu vực càng căng thẳng thì nhu cầu mua sắm vũ khí càng cao, nói cách khác Mỹ luôn là kẻ tạo ra vũng nước đục để bắt cá. Dỡ bỏ lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương đồng thời mở ra một thị trường mua bán vũ khí cho Mỹ, đó cũng chính là mong muốn của những tài phiệt chuyên buôn bán vũ khí phía bên kia bán cầu. Hơn nữa, khi Việt Nam không muốn trở thành đồng minh quân sự, nhưng Mỹ lại rất muốn có một sự "kìm hãm" đối với Trung Quốc, nếu xét toàn diện trong khu vực thì phía nam chỉ có Việt Nam là có đủ yếu tố để đảm nhiệm vai trò đó, đặc biệt khi tranh chấp trên biển Đông ngày càng ẩn chứa những biến động khó lường. Và tất nhiên, cái Việt Nam đang cần đó chính là vũ khí để nâng cao sức mạnh quân sự. Phía sau tất cả còn có một mục tiêu khác đó là giảm bớt ảnh hưởng của Nga đối với Việt Nam về vấn đề an ninh quốc phòng. 

Như vậy, chỉ một chuyến thăm cuối nhiệm kì, Obama hi vọng thành công đem lại cho Mỹ các mục tiêu: tạo ấn tượng và tăng cường mối quan hệ Việt - Mỹ, mở ra một thị trường vũ khí mới, tìm được "người" kìm hãm sự "trỗi dậy" của Trung quốc ở khu vực Đông Nam Á, giảm bớt ảnh hưởng của Nga đến Việt Nam trong vấn đề an ninh quốc phòng". 

3. Hầu hết các hoạt động của Tổng thống B. Obama trong chuyến thăm 03 ngày trên đất Việt Nam đã được các cơ quan báo chí theo sát phản ánh. Tuy nhiên, điều ít ai biết là trong thời gian có mặt tại Việt Nam, nhà lãnh đạo quyền lực nhất hành tinh này đã có buổi gặp, phát biểu trước một nhóm người được cho là "đại diện các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam" - cụm từ mà đám người chống đối, "bất đồng chính kiến" tại Việt Nam sử dụng trong việc quảng bá hình ảnh và thu hút sự chú ý của bên ngoài! 
 
 
Và tất nhiên, hoạt động này không nằm trong chương trình đã được đoàn của Tổng thống Mỹ đăng ký! 

Đây có thể xem là bằng chứng quan trọng chứng tỏ nước Mỹ và cá nhân Tổng thống B. Obama vẫn rất xem trọng những phần tử chống đối trong nước. Việc quá lạc quan và tin tưởng vào các kết quả từ chuyến thăm cần phải xem lại là vì thế! 

An Chiến

No comments: