Để xảy ra những trò lố trên truyền hình, trách nhiệm thuộc về ai? Câu hỏi này được bạn Khánh Hưng tự hỏi: "Liệu rằng đang có một sự thỏa hiệp nào đó giữa các bên?". Dưới đây là bài viết của bạn đọc này.
Câu chuyện 'hot bay trà sữa' giành quán quân Thách thức danh hài bằng một câu nói tục đang trở nên “nóng” trên mạng. Hầu hết khán giả đều phản ứng với kiểu làm game show 'quá trớn' này.
Câu chuyện 'hot bay trà sữa' giành quán quân Thách thức danh hài bằng một câu nói tục đang trở nên “nóng” trên mạng. Hầu hết khán giả đều phản ứng với kiểu làm game show 'quá trớn' này.
Điều này giống như giọt nước làm tràn ly, bởi từ trước đến nay chúng ta đã phải nghe quá nhiều những ngôn từ như thế, không chỉ ở Thách thức danh hài mà hàng loạt chương trình khác phát sóng trên giờ vàng.
Những nhà sản xuất dễ dãi vì chỉ nghĩ đến rating, những người lớn dễ dãi vì tham nổi tiếng, những nghệ sĩ dễ dãi đang giết chết những nghệ thuật chân chính. Và chính chúng ta cũng đang dễ dãi khi chấp nhận xem những chương trình chẳng lấy một nụ cười hoàn chỉnh nào".
Khánh Hưng
Tôi tự hỏi liệu rằng đang có một sự thỏa hiệp nào đó giữa các bên?
Dễ dàng nhận thấy ở những chương trình giải trí đang “hot” trên tivi hiện nay đang lặp đi lặp lại những trò hề cũ và nhàm chán. Từ nhà sản xuất, nghệ sĩ gạo cội, đến các thí sinh già trẻ đều không ngần ngại “bung” hết các chiêu trò để gây cười.
Hãy thử điểm danh từ Ơn giời cậu đây rồi đến Thách thức danh hài rồi Danh hài đất Việt và cả những chương trình không hài như Cuộc đua kỳ thú, Giọng ải giọng ai cũng từng dính vào nạn nói tục …
Dường như chương trình nào trên tivi muốn nổi tiếng, rating cao người ta cũng dễ dàng thỏa hiệp với những trò lố.
Hãy nhớ tới Ơn giời cậu đây rồi, không ít lần khán giả phản ứng khi chương trình nghèo nội dung và đầy sự phản cảm. Trong rất nhiều tập phát sóng, những tình huống mà được gọi là “bất ngờ” thường dừng lại ở những hình ảnh trưởng phòng “cưỡng hôn” hay cười lăn lộn trên sân khấu.
Xem phần thi của 'Hot boy trà sữa' Tấn Lợi
Rồi cũng vì không có kịch bản trước nên nhiều nghệ sĩ, diễn viên lên sân khấu bỗng “bí từ” và sẵn sàng tuôn ra những “ngôn từ vỉa hè”.
Hay ai thường xuyên xem Cuộc đua kỳ thú sẽ thấy ở mỗi chặng đua, khi xích mích xảy ra thì các thành viên không ngần ngại văng ra nhiều từ khó nghe. Và rất nhiều lần trên sóng truyền hình ban tổ chức phải thay bằng tiếng ‘bíp” vô cùng “chói tai gai mắt”.
Và Thách thức danh hài có thể xem là chương trình nhiều “sạn” nhất. Bởi đây đơn giản là một cuộc thi theo kiểu… bất chấp, thí sinh dùng mọi cách để chọc cười giám khảo để rinh giải thưởng. Dễ dàng bắt gặp ở chương trình này rất nhiều trò “lố”.
Từ việc mời những nhân vật nổi tiếng trên mạng tham gia đến những màn giả gái, 3D và đặc biệt hơn khi chương trình này cho thí sinh nhí tham gia.
Những em nhỏ như Ku Tin, An Khang bỗng trở thành thí sinh và sẵn sàng nói những câu mà tôi nghĩ bản thân các em “được nghe và nói lại” như: “nghe nói Việt Hương hôi lắm” của Ku Tin, hay học đòi theo kiểu MC Trấn Thành “Mày đừng có nói, tao táng mày đó nghe”, “Hướng này nhà tôi mẹ”… của An Khang.
Những câu chuyện trên cho thấy dường như đang có một sự thỏa hiệp nào đó giữa các bên?
Đầu tiên là nhà sản xuất với những người chơi. Những nhân vật mạng đình đám được “hợp pháp” hóa trên sóng truyền hình, đổi lại nhà sản xuất gây ra sự chú ý của dư luận, để tăng chỉ số rating gì đó.
Thứ hai là sự thỏa hiệp giữa chính chúng ta và những chương trình “nhảm nhí” đó. Hãy xem những ông bố bà mẹ đang chạy theo “mốt” cho con đi thi các chương trình truyền hình, những đứa trẻ mới vài tuổi đã trở thành “quân cờ”, và lợi này được chia đều cho nhà sản xuất và những người lớn.
Rồi chính chúng ta, những khán giả vẫn thường xem và cười, cũng đang tự thỏa hiệp với những chương trình như thế. Có bao giờ chúng ta dám thẳng thừng chối bỏ những điều không hay đó chưa? Hay vẫn xem và cười rồi coi những lời nói tục là điều tất yếu?
Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn có thể trao đổi với tác giả trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email về địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
Khánh Hưng (Báo Tuổi trẻ điện tử)
Điều này giống như giọt nước làm tràn ly, bởi từ trước đến nay chúng ta đã phải nghe quá nhiều những ngôn từ như thế, không chỉ ở Thách thức danh hài mà hàng loạt chương trình khác phát sóng trên giờ vàng.
Những nhà sản xuất dễ dãi vì chỉ nghĩ đến rating, những người lớn dễ dãi vì tham nổi tiếng, những nghệ sĩ dễ dãi đang giết chết những nghệ thuật chân chính. Và chính chúng ta cũng đang dễ dãi khi chấp nhận xem những chương trình chẳng lấy một nụ cười hoàn chỉnh nào". |
Khánh Hưng |
Tôi tự hỏi liệu rằng đang có một sự thỏa hiệp nào đó giữa các bên?
Dễ dàng nhận thấy ở những chương trình giải trí đang “hot” trên tivi hiện nay đang lặp đi lặp lại những trò hề cũ và nhàm chán. Từ nhà sản xuất, nghệ sĩ gạo cội, đến các thí sinh già trẻ đều không ngần ngại “bung” hết các chiêu trò để gây cười.
Hãy thử điểm danh từ Ơn giời cậu đây rồi đến Thách thức danh hài rồi Danh hài đất Việt và cả những chương trình không hài như Cuộc đua kỳ thú, Giọng ải giọng ai cũng từng dính vào nạn nói tục …
Dường như chương trình nào trên tivi muốn nổi tiếng, rating cao người ta cũng dễ dàng thỏa hiệp với những trò lố.
Hãy nhớ tới Ơn giời cậu đây rồi, không ít lần khán giả phản ứng khi chương trình nghèo nội dung và đầy sự phản cảm. Trong rất nhiều tập phát sóng, những tình huống mà được gọi là “bất ngờ” thường dừng lại ở những hình ảnh trưởng phòng “cưỡng hôn” hay cười lăn lộn trên sân khấu.
Xem phần thi của 'Hot boy trà sữa' Tấn Lợi
Rồi cũng vì không có kịch bản trước nên nhiều nghệ sĩ, diễn viên lên sân khấu bỗng “bí từ” và sẵn sàng tuôn ra những “ngôn từ vỉa hè”.
Hay ai thường xuyên xem Cuộc đua kỳ thú sẽ thấy ở mỗi chặng đua, khi xích mích xảy ra thì các thành viên không ngần ngại văng ra nhiều từ khó nghe. Và rất nhiều lần trên sóng truyền hình ban tổ chức phải thay bằng tiếng ‘bíp” vô cùng “chói tai gai mắt”.
Và Thách thức danh hài có thể xem là chương trình nhiều “sạn” nhất. Bởi đây đơn giản là một cuộc thi theo kiểu… bất chấp, thí sinh dùng mọi cách để chọc cười giám khảo để rinh giải thưởng. Dễ dàng bắt gặp ở chương trình này rất nhiều trò “lố”.
Từ việc mời những nhân vật nổi tiếng trên mạng tham gia đến những màn giả gái, 3D và đặc biệt hơn khi chương trình này cho thí sinh nhí tham gia.
Những em nhỏ như Ku Tin, An Khang bỗng trở thành thí sinh và sẵn sàng nói những câu mà tôi nghĩ bản thân các em “được nghe và nói lại” như: “nghe nói Việt Hương hôi lắm” của Ku Tin, hay học đòi theo kiểu MC Trấn Thành “Mày đừng có nói, tao táng mày đó nghe”, “Hướng này nhà tôi mẹ”… của An Khang.
Những câu chuyện trên cho thấy dường như đang có một sự thỏa hiệp nào đó giữa các bên?
Đầu tiên là nhà sản xuất với những người chơi. Những nhân vật mạng đình đám được “hợp pháp” hóa trên sóng truyền hình, đổi lại nhà sản xuất gây ra sự chú ý của dư luận, để tăng chỉ số rating gì đó.
Thứ hai là sự thỏa hiệp giữa chính chúng ta và những chương trình “nhảm nhí” đó. Hãy xem những ông bố bà mẹ đang chạy theo “mốt” cho con đi thi các chương trình truyền hình, những đứa trẻ mới vài tuổi đã trở thành “quân cờ”, và lợi này được chia đều cho nhà sản xuất và những người lớn.
Rồi chính chúng ta, những khán giả vẫn thường xem và cười, cũng đang tự thỏa hiệp với những chương trình như thế. Có bao giờ chúng ta dám thẳng thừng chối bỏ những điều không hay đó chưa? Hay vẫn xem và cười rồi coi những lời nói tục là điều tất yếu?
Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn có thể trao đổi với tác giả trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email về địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn! |
Khánh Hưng (Báo Tuổi trẻ điện tử)
No comments:
Post a Comment