2017/02/26

TẠI SAO LẠI LÀ FORMOSA?

Con đường phía trước

Có thể nói, sự cố môi trường biển miền trung xảy ra tháng 4/2016 vừa qua liên quan đến việc xả thải của Tập đoàn Formosa, là sự kiện kinh tế, xã hội được sự quan tâm rất lớn của dư luận trong năm vừa qua. Gần một năm sau khi sự việc xảy ra, với sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ và sự đền bù của Formosa, về cơ bản, tình hình kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Biển đã sạch, cá đã về, hầu hết người dân đã nhận được những khoản đền bù thích đáng, các đoàn thuyền đã nô nức ra khơi. Tuy nhiên, có một vấn đề không thay đổi, mà đang ngày càng xấu đi – đó là việc Việt tân và các đối tượng phản động trong nước vẫn vin vào cái cớ phản đối Formosa để kích động người dân biểu tình, gây rối. Nhiều câu hỏi đặt ra, là tại sao, các đối tượng này vẫn tiếp tục lấy cớ biểu tình phản đối Formosa để làm ngòi nổ, kích động người dân biểu tình?

Trước hết, xuất phát từ đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội của khu vực. Khu công nghiệp Vũng Áng do Tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư đặt ở khu vực miền Trung, dân cư dọc bờ biển chủ yếu làm các nghề liên quan tới khai thác thế mạnh từ biển: đánh cá, du lịch, buôn bán hải sản… Đời sống người dân có nhiều khó khăn, mọi nguồn thu nhập trông cậy từ biển. Do vậy, khi sự cố môi trường xảy ra, họ là những người bị thiệt hại nhiều nhất, nhiều gia đình rơi vào tình trạng rất khó khăn về kinh tế. Do vậy, núp dưới chiêu bài đòi Formosa bồi thường cho người dân, các đối tượng xấu dễ lôi kéo, kích động người dân tham gia.

Mặt khác, đây là vùng có nhiều người theo đạo Thiên chúa giáo, trong khi đó, tại một số giáo xứ bị dẫn dắt bởi các linh mục có tư tưởng chính trị phức tạp, liên kết với các tổ chức phản động từ bên ngoài, thường xuyên có hoạt động tuyên truyền, kích động giáo dân của mình chống chính quyền: Nguyễn Thái Hợp, Anton Đặng Hữu Nam, Nguyễn Ngọc Thanh,… và gần đây nổi lên linh mục Nguyễn Đình Thục. Lợi dụng sự tin tưởng của giáo dân, các đối tượng này thường xuyên tuyên truyền, rao giảng những điều đi ngược lại truyền thống của dân tộc, hô hào người dân đứng lên chống chính quyền, lật đổ chế độ. Điển hình như linh mục Nguyễn Đình Thục đã từng rao giảng trước hàng trăm giáo dân: “Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho anh em và cho nhau. Cầu nguyện cho chế độ cộng sản mau mất đi.:.” hay Đặng Hữu Nam đã từng nói“cộng sản không thể thay đổi nhưng phải bị loại bỏ”. Nhận tiền, liên kết chặt chẽ với các tổ chức phản động bên ngoài, đặc biệt là tổ chức khủng bố Việt tân, đám linh mục này ngày càng thể hiện bộ mặt chống đối quyết liệt, đồng thời, lấy giáo dân như tấm khiên chắn để ngăn chặn sự xử lý của cơ quan chức năng.

Thứ hai, lợi dụng tâm lý bài Trung Quốc của một bộ phận người dân. Từ trước đến nay, lợi dụng tâm lý “bài Trung” luôn là thủ đoạn mà các đối tượng dân chủ trong và ngoài nước sử dụng để lôi kéo người dân, từ việc tổ chức tưởng niệm các sự kiện liên quan đến cuộc chiến tranh Trung – Việt đến việc phản đối các công ty, thương lái Trung Quốc ở Việt Nam. Mặc dù, Formosa là tập đoàn của Đài Loan, tuy nhiên, điều lạ các đối tượng vẫn liên tục gán ghép, cho rằng, việc chính phủ Việt Nam xử lý không nghiêm là do sợ sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc, việc cho Formosa thuê đã tạo điều kiện cho Trung Quốc xâm lược,… Thực tế, có rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có hành vi xả thải ô nhiễm môi trường, chuyển giá, trốn thuế: Metro, Cocacola, Pepsi,… tuy nhiên, điều lạ là các đối tượng chỉ dồn vào chỉ trích lên án Formosa, các công ty Trung Quốc mà không có sự phản đối hành vi xâm hại lợi ích quốc gia của các tập đoàn xuyên quốc gia khác. Liệu có sự công bằng ở đây hay là chỉ là tâm lý “yêu nước” theo đối tượng, có định hướng sẵn,…

Thứ ba, xuất phát từ những lợi ích mà Formosa đem lại cho địa phương và cho cả nền kinh tế nước ta. Với số tổng vốn đầu từ là 10 tỷ USD, việc Tập đoàn Formosa đầu tư xây dựng nhà máy tại Hà Tĩnh đã đem lại rất nhiều điều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của địa phương và cuộc sống của người dân. Hàng chục ngàn người có việc làm, Hà Tĩnh từ một tỉnh nghèo, thường xuyên phải xin cứu đói của Trung ương đã bước vào “Câu lạc bộ nghìn tỷ”, ngân sách địa phương tăng 400 lần, các ngành công nghiệp phụ trợ có sự phát triển. Ở tầm vĩ mô hơn, việc nhà máy thép Formosa được xây dựng ở Việt Nam góp phần giải quyết việc nhập siêu phôi thép từ Trung Quốc, thúc đẩy ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam phát triển. Với những tác động như vậy, nếu Formosa phải đóng cửa, sẽ gây những hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội ở địa phương, tạo nên những bất ổn tình hình lớn trên địa bàn. Đây chính là mục tiêu mà các đối tượng hướng đến thông qua liên tục các hành động chống phá, lên án Formosa thời gian qua.

Có thể nói, đây là nguyên nhân mà gần 1 năm qua, Việt tân và các đối tượng  phản động cứ “nhai đi nhai lại” vấn đề Formosa. Hi vọng các cơ quan chức năng và người dân cần có đủ sự tỉnh táo trước những âm mưu đen tối đằng sau lời kêu gọi bảo vệ môi trường biển, bảo vệ cuộc sống ngư dân, không bị lôi kéo tham gia các hoạt động xấu, phục vụ mưu đồ bất chính của đám phản động đội lốt cha xứ, nhà dân chủ,…

No comments: