Cái gọi là "tưởng niệm" của "nhóm nhân sĩ Sài Gòn" |
Sáng ngày 26/2, FB Huỳnh Ngọc Chênh đăng dòng thông báo: “Sáng mai ngày 27/2/2017, chúng tôi gồm GS Tương Lai, BS Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên sẽ tọa kháng trước UBND TP HCM lúc 9 giờ để yêu cầu lãnh đạo TP HCM đối thoại với chúng tôi để giải thích tại sao ngăn cấm dân tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979”.
Những người này cho rằng, vào ngày 17/2/2017, họ đã cùng nhau tổ chức “Lễ tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979” tại tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn nhưng đã bị nhà cầm quyền ngăn cản, đàn áp và bắt bớ. Chính vì vậy, để phản đối hành động trên của nhà cầm quyền, những người này sẽ tọa kháng trước UBND TP HCM lúc 9 giờ ngày 27/2/2017.
Trước đó, ngày 20/2/2017 nhóm người này đã gửi một bản “Kiến nghị” tới Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh với nội dung đề nghị tổ chức một “cuộc đối thoại giữa họ và những người lãnh đạo Thành phố”. Đồng thời, họ cũng đưa ra điều kiện, nếu không nhận được hồi âm, ngày 27/2/2017 những người này sẽ tọa kháng tại trước trụ sở UBND Thành phố”.
Thế nhưng, đến chiều ngày 26/2/2017, ông Huỳnh Tấn Mẫm lại thông qua một số trang mạng đăng thông báo “Tạm hoãn tọa kháng”. Lý do mà ông Mẫm đưa ra là vì vừa nhận được cuộc trao đổi qua điện thoại với PBT Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh Tất Thành Cang. Bởi vậy, “để tỏ thiện chí giải quyết các vấn đề bức xúc của chúng ta rất mong các anh chị chờ đợi trong tình thần thông cảm hai bên hiểu biết lẫn nhau ngày mai tạm ngưng tọa kháng trước UBNDTP”.
Về vấn đề này, tôi xin có vài ý kiến như sau:
Thứ nhất, về chuyện các vị Tương lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên cho rằng họ và một số người đi tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 nhưng bị nhà cầm quyền ngăn cản, đàn áp, bắt bớ. Tôi xin nói thẳng là, tưởng niệm thực chất chỉ là danh nghĩa, còn ý đồ chính của các vị trong câu chuyện này không gì khác là lợi dụng việc tưởng niệm để tuyên truyền các quan điểm chống lại Đảng, Nhà nước. Đại loại như, Đảng, Nhà nước lãng quên chiến tranh biên giới, không ghi nhớ công ơn của những người đã ngã xuống...
Có người sẽ nói rằng, nhận định của tôi là chủ quan, nhưng nếu nhìn những gì đã xảy ra trong các lần “tưởng niệm” trước thì nhận định trên của tôi không sai một chút nào. Cái mà những người này muốn là biến cái gọi là “tưởng niệm” chiến tranh biên giới thành một diễn đàn chống phá Nhà nước. Nếu họ là những người có thực tâm với đất nước, với dân tộc thì đáng lẽ họ nên biết cái gì nên làm và cái gì không nên, cái gì có lợi, cái gì không.
Thứ nữa, về chuyện những người này muốn tọa kháng (tức là ngồi phản đối), thì tôi có quan điểm rằng, nếu những người này muốn thì họ cứ làm. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, nếu họ ngồi mà gây ảnh hưởng đến người khác, gây cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, tôi thấy một vài người như ông Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên đang cho mình có quá nhiều đặc quyền. Họ cho mình được đặt điều kiện, được đòi đối thoại với chính quyền. Đó là họ đang đứng trên luật pháp. Những người này có quyền công dân, nhưng xin nói rằng, mọi quyền công dân đều có giới hạn. Các ông Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên nên biết điều đấy.
Nam Phong
No comments:
Post a Comment