Người Công Giáo
Như đã thông tin, Đức tổng Giusê Ngô Quang Kiệt đang đứng trước cơ hội được Tòa thánh phục chức hoặc bố trí một vị trí phù hợp hơn sau tất cả những gì đã qua sau khi bức thỉnh nguyện thư 1.500 người đã được gửi đến Đức Thánh Cha Francis xin minh xét cho cựu Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, người mà họ cho là đã "bị oan khiên".
Chia sẻ từ Cha Antôn Lê Ngọc Thanh (https://web.facebook.com/lengocthanh.lm?ref=ts&fref=ts) cũng cho biết khi nói về cơ hội cho Đức Tổng Kiệt như sau: "Việc Đức Giáo hoàng Benedicto 16 để cho Đức tổng Kiệt về là do chính Đức tổng Kiệt xin nghỉ hưu do vấn đề sức khỏe chứ không phải do kỷ luật mà Tòa thánh quyết định cho Đức tổng Kiệt về. Giáo hội Việt Nam trước đây sau năm 75 thì đã có một trường hợp đó là trường hợp của Đức Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể lúc đó cũng có một chút vấn đề nên Ngài nghỉ. Tới năm 1993 thì Đức Giáo hoàng John Phao Lô II thì Ngài làm việc lại, về làm Tổng Giám mục Huế. Đây là tiền lệ rồi nên không có vấn đề gì. Điều cần lưu ý khi Đức Giáo hoàng Benedicto 16 quyết định cho Đức tổng Kiệt nghỉ thì đó chỉ theo đơn xin của Đức tổng Kiệt chứ không phải do Tòa thánh thấy Đức tổng Kiệt thiếu năng lực hay bị kỷ luật nào đó cần phải sa thải".
Như thế, có một điều dễ thấy là việc phục chức cho một chức sắc cao cấp đã từng được cho nghỉ hưu trong đạo Công giáo tại Việt Nam đã từng được Tòa thánh thực hiện. Trường hợp Đức Tổng Stêphanô Nguyễn Như Thể được Đức Thánh Cha John Phao Lô II cho phục chức làm Tổng Giám mục Huế. Trước đó, ngày 23 tháng 11 năm 1983 vì lí do sức khỏe, Đức Cha Nguyễn Như Thể khi đó đang là Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Huế đã đệ đơn xin từ chức và được Tòa Thánh Vatican chấp thuận.
Tuy nhiên, những thông tin được Cha Antôn Lê Ngọc Thanh chia sẻ về trường hợp Đức Tổng Nguyễn Như Thể chưa thực sự toàn diện và khách quan. Bởi trước khi được phục chức sau đơn từ nhiệm ngày 23 tháng 11 năm 1983, 10 năm sau (ngày 14 tháng 2 năm 1992), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Cha Nguyễn Như Thể làm thành viên của Hội đồng Tòa Thánh Đối thoại Liên tôn. Ngài cũng là là vị Giám mục gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm làm Thành viên ở một cơ quan Trung ương của Tòa Thánh. Tiếp đó, ngài lần lượt giữ các chức vụ Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Huế trong một tình trạng hết sức bất đắc dĩ bởi từ sau khi Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đột ngột qua đời tháng năm 1990, Tòa tổng Giáo phận Huế được giao lại cho Cha Tổng đại diện Giacôbê Lê Văn Mẫn coi sóc. Việc thiếu người coi sóc buộc Tòa thánh phải yêu cầu Đức Cha Nguyễn Như Thể quay trở lại coi sóc vào ngày 23 tháng 4 năm 1994. Sau 4 năm giữ cương vị Giám quản Tông Tòa, ngày 9 tháng 3 năm 1998, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân tộc công bố Tông sắc do Giáo hoàng Gioan Phaolô II ấn ký ngày 1 tháng 3 năm 1998 bổ nhiệm Tổng giám mục Giám quản Tông Toà Stêphanô Nguyễn Như Thể làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế sau 10 năm bị trống Tòa.
Thông tin này cho thấy để được phục chức (Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế), Đức Tổng Nguyễn Như Thể đã trải qua nhiều chức vụ khác nhau. Mặt khác, không giống với Đức Tổng Kiệt, Đức Tổng Nguyễn Như Thể đệ đơn xin nghỉ hưu lần thứ nhất vào năm 1983 chỉ vì lí do sức khỏe (nghĩa đen). Trong khi đó, mặc dù dưới danh nghĩa nghỉ hưu vì lí do sức khỏe và có đơn đề trình Tòa thánh để xin nghỉ, tuy nhiên ai cũng biết đó là hệ lụy mà Đức tổng Kiệt phải lãnh nhận sau phát biểu gây tranh cãi: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ ! Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên."
Hay nói cách khác, việc buộc phải nghỉ hưu sớm khi mới 57 tuổi (1957 - 2009, theo luật Tòa thánh thì nếu không có vấn đề gì Đức Tổng Kiệt sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi 80) là một án phạt mà Tòa thánh dưới thời Đức Thánh Cha Benedicto 16 dành cho Đức tổng Kiệt. Cho nên, về bản chất mà nói thì việc Đức Tổng Kiệt nghỉ hưu hoàn toàn khác với việc Đức Tổng Nguyễn Như Thể nghỉ hưu trước đó. Việc phục chức vì thế không thể nói là có tiền lệ được.
Hơn nữa, bối cảnh lịch sử của việc nghỉ hưu của 2 vị Đức Tổng cũng là điều cần được quan tâm. Ở thập niên 80 thế kỷ trước, quan hệ Tòa thánh với Nhà nước Việt Nam vẫn còn nhiều lực cản. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì hoàn toàn khác. Những triển vọng quan hệ ngoại giao giữa hai bên sẽ khiến Tòa thánh không mạo hiểm bất chấp để phục chức cho Đức Tổng Kiệt.
No comments:
Post a Comment