Hà Bắc
Gần nhất vào ngày 10.2.2017 vừa qua, trên trang Blog cá nhân của mình, nhạc sỹ Tuấn Khanh đã đăng một bài viết với nhan đề: "Lãnh đạo tốt, ắt phải biết xấu hổ trước hiện trạng đất nước". Đây là một con người mà trước kia khi anh ta còn tỉnh táo và sáng suốt, chân chính, tôi đã từng rất kính trọng về tài năng cũng như tâm hồn nhưng giờ đây, khi mọi thứ của sự đen tối đưa anh ta đi quá xa với giới hạn của mình và của nhân dân, anh ta không bao giờ còn nhận được sự thiêng liêng của hai từ Nhạc sĩ nữa.
Trong nội dung bài viết mới nhất, Tuấn Khanh đã đi sâu vào việc đưa ra những số liệu tự phiên ra về một thống kê Theo Bộ Công an, từ năm 2011 đến 2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý.... Nhưng một Tuấn Khanh trong đầu đầy hoang tưởng không tin điều đó, hắn kiểu gì cũng tìm cách đưa vào ngoặc kép hai chữ "bệnh lý" và suy luận theo ý mình, kiểu như hắn chính là một trong số 226 người đã chết đó vậy. Kiểu giống như một ngày nào đó hắn mở mắt tỉnh dậy và thấy những dòng tít giật trên mạng rằng thì là: "Tuấn Khanh đã cải lão hoàn đồng, chết đi sống lại 226 lần", hay "Tuấn Khanh đã qua tay 226 người phụ nữ trong đời" thì chắc chuyên gia phân tích và thống kê như Tuấn Khanh cũng không hiểu tại sao người ta lại nghĩ ra con số đó, có thể hắn cũng sẽ phát điên với những sự biên diễn của người khác giành cho hắn như tâm trạng mà nhiều người đọc bài viết của Tuấn Khanh đang cảm thấy bây giờ. Một sự vu cáo trắng trợn không biên giới với một cây bút từng công tác trong các tờ báo chính thống là Sài gòn tiếp thị như Tuấn Khanh. Giờ đây, sự bay bổng trong "tư duy Nghệ sĩ" của Tuấn Khanh dưới bàn tay nhào nặn, bơm đểu của các thế lực bên ngoài đã đẩy Tuấn Khanh đi quá xa so với giới hạn của mình. Sự tư duy suy diễn bồng bột và điên cuồng.
Cùng những suy diễn đó, Tuấn Khanh đã lấy một câu chuyện tự phịa về một luật sư nào đó với cái tên nghe có vẻ rất mỹ miều là Lê Ngọc Luân nhận được nhiều tin nhắn của nhiều người hỏi cách để có thể sống sót khi bị vào đồn công an. Quả thực là một trí tưởng tượng vượt biên giới của không gian và thời gian. Bởi như chúng ta đã biết, hàng năm, số phạm nhân bị bắt và số bị can, bị cáo trong các vụ án là rất nhiều, phải lên tới hàng trăm ngàn người, thế thì trong số đó có những người có bệnh lý, có những người vì lý do về mặt tinh thần và sợ sệt, trốn tránh trách nhiệm nên trong quá trình bị bắt và giam giữ họ đã tự vẫn,... Có hàng trăm lý do để một con người tự kết liễu đời mình chứ không phải như Tuấn Khanh đã tự hình dung ra những viễn cảnh man rợn mà chỉ có hắn mới có thể nghĩ ra được. Qua đó vô hình chung làm cho nhân dân hoang mang, mất niềm tin vào chế độ, mục đích của tuấn Khanh là như vậy.
Và hắn xâu chuỗi tiếp sự việc này sang một vấn đề nữa khi kể sang câu chuyện trong một bộ phim. Vâng! bản tính nghệ sĩ của Tuấn Khanh luôn là vượt ranh giới không gian cũng như thời gian để đưa hắn vượt qua muôn trùng mây từ logic mơ tưởng này đến căn cứ nội dung bộ phim qua đó lấy dẫn chứng cho bài viết của mình. Dẫn lời tựa một bộ phim và liên hệ với câu chuyện ngoài thực tế theo kiểu bị bắt thì nên nhận tội, không nhận tội thì sẽ chết. Là người làm nghệ thuật hẳn Tuấn Khanh đã quên mất một chi tiết rất quan trọng đó là phim ảnh là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì không nhất thiết phải đúng, nhất là nghệ thuật với pháp lý còn cách xa nhau rất nhiều khi nghệ thuật có phần hư ảo còn pháp lý thì đòi hỏi chính xác tuyệt đối, sự chân thực tuyệt đối. Quả thật là từ một con mắt "nghệ sĩ" tài tử mộng tưởng Tuấn Khanh mà từ cáo hóa thiên nga chỉ trong một dòng chữ.
Cùng với đó là những câu chuyện tiếp theo của "phán quan Tuấn Khanh" viết về nơi mà hắn đang sống và từng có thời gian trong lòng hắn gọi là đất nước với những luận giải cùng những chiêu trò "đá thúng đụng nia". Càng lý luận tới đâu càng thấy Tuấn Khanh rối bời trong vòng vây của sự ích kỷ, hẹp hòi cũng như sự hậm hực đang tràn ngập trong tấm lòng của một người mang tư tưởng tối tăm. Hắn lấy những ví dụ dẫn chứng về các án oan thời gian qua, hắn lấy ví dụ và dẫn chứng về vấn đề Việt Nam nhiều lễ hội hàng năm qua đó đổ hết lỗi cho các nhà lãnh đạo. Như chúng ta đã biết, Việt Nam quả đúng là có nhiều lễ hội, nhưng cấp độ và quy mô rất khác nhau, nếu cứ liệt kê cả những lễ hội làng, xã thì đếm bao nhiêu cho xuể. Đó là nét văn hóa của dân tộc từ ngàn đời chứ đâu phải là ý chí của lãnh đạo. Đâu có Lãnh đạo nào quy định những lễ hội đó đâu. Có thể nói chính quyền và nhân dân Việt Nam đang còn quá nhân đạo khi để những con người như Tuấn Khanh được phép tồn tại, được phép phát triển và được phép nói gì thì nói. Chứ ở một ơi nào khác thì người như hắn chắc chắn đã bị xua đuổi từ lâu lắm rồi. Bởi những con người không biết trân trọng hiện tại, trân trọng quá khứ và tương lai dân tộc cũng như không biết xây dựng quê hương với tầm nhìn chính xác mà chỉ nhăm nhe để rêu rao và tuyên truyền quan điểm kích động xã hội nhằm mục tiêu chống phá từ trong ra thì không xứng đáng sống trên mảnh đất này.
Vì thế càng nhìn vào Tuấn Khanh, ta càng thấy sự đáng trách và đáng thương hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết. Đáng thương cho một con người, đáng thương cho một tâm hồn đang ngày càng lâm bệnh trầm trọng hơn về nhận thức và tư tưởng. Đáng thương thay cho một đứa con đã không tự nhận ra lỗi lầm của chính mình mà hối cải, để rồi ngày càng chìm sâu vào bùn đen mà không gột rửa được.
No comments:
Post a Comment