Ngày 13/2/2017, phạm nhân Đoàn Huy Chương đã mãn hạn tù sau 7 năm chấp hành hình phạt tù và hiện đang ở tại nhà riêng ở xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Đỗ Thị Minh Hạnh móc nối Đoàn Huy Chương ngay sau khi ra tù |
Không biết là tin tốt hay tin xấu cho xã hội nhưng nghe đến cái tên Đoàn Huy Chương là thấy chẳng có gì tốt đẹp rồi. Đoàn Huy Chương (SN 1985, cư trú tại tỉnh Đồng Nai, còn gọi là Nguyễn Tấn Hoành) đã từng gia nhập “Đảng Vì dân” - một tổ chức phản động ở Mỹ do Nguyễn Công Bằng khởi xướng. Ngày 14-11-2006, khi đang rải truyền đơn phản động theo chỉ đạo của Nguyễn Công Bằng tại khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Đoàn Huy Chương bị bắt cùng đồng bọn và bị xử phạt 18 tháng tù giam về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”. Ra tù, được Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh móc nối, Đoàn Huy Chương tiếp tục đi hoạt động chống phá. Đến năm 2010, Chương bị bắt và bị xét xử về tội gây rối an ninh theo Điều 89 Bộ luật hình sự và lĩnh án 7 năm tù giam.
Khi vừa ra khỏi trại giam và về đoàn tụ với gia đình, Đoàn Huy Chương đã gặp gỡ những đối tượng xấu, những kẻ đã xúi giục, reo rắc sự ảo tượng vào cái đầu ngu dốt của Chương. Đầu tiên là ả Đỗ Thị Minh Hạnh, người đã lôi kéo Đoàn Huy Chương lún sâu vào con đường phạm tội. Ả này được ra tù sớm hơn Chương nên thảnh thơi hơn và nhận được thông tin đồng bọn ra tù liền chạy đến để ôn lại tình xưa, động viên nhau quay trở lại con đường cũ.
Khi đang “chó cậy gần nhà”, Đoàn Huy Chương hùng hồn tuyên bố về bản án mà mình đã cúi đầu chấp hành sau 7 năm: “Bản án này rất vô lý. Bản thân tôi là công nhân, tôi đòi hỏi quyền lợi cho công nhân thì không có gì bất hợp pháp cả. Đó là một điều rất phi lý. Trong bản án họ cho rằng chúng tôi lợi dụng để kích động nhiều người, tụ tập nhằm lật đổ chính quyền. Đó là lời không hợp lý với chúng tôi và tôi phản đối điều đó”.
Khi một phạm nhân mới ra tù thì cán bộ trại giam thông báo cho chính quyền địa phương, trong trường hợp đặc biệt như các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trại giam có thể đưa phạm nhân về tận nơi cư trú, giao cho chính quyền theo dõi một thời gian. Việc theo dõi này nhằm đảo bảo không để cho đối tượng tiếp tục phạm tội, ngăn chặn các đối tượng xấu tiếp xúc làm ảnh hưởng đến tư tưởng của người mới ra tu, nhất là những thành phần hằn thù, mang nặng tư tưởng phá hoại đất nước. Việc theo dõi này là ôn hòa, không động chạm đến quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, khi nhận được hành động tốt đẹp này từ chính quyền với mong muốn cải tạo, giáo dục, bảo đảm con đường hoàn lương của chính quyền, Đoàn Huy Chương khá bức xúc khi nói: “Họ cứ đi trước cửa, đi vòng vòng để giám sát. Chẳng những thế, họ còn giám sát từ xa nữa. Đặc biệt họ bắc cuộc cha vợ tôi giám sát tôi, nếu tôi làm gì sai, theo cha vợ tôi nói, thì họ sẽ bắt cha vợ tôi. Do đó, cha vợ tôi rất là sợ. Khi cha vợ tôi nói vậy thì tôi rất bức xúc và rất buồn. Tôi đi đâu đó thì cha vợ tôi phải báo cho họ biết. Tạo áp lực đối với cha vợ của tôi”. Mới ra tù mà Chương đã lại xuyên tạc, bịa đặt nội dung để bôi xấu cán bộ, chính quyền đại phương. Hành động này nhận được sự ủng hộ từ các đối tượng cơ hội chính trị, thành phần cặn bã của xã hội.
Những thành phần cặn bã như Đoàn Huy Chương ra tù sẽ là gánh nặng cho chính quyền địa phương, là mối hiểm họa khôn lường cho xa hội bởi hắn luôn nung nấu ý định phá hoại, chống phá đất nước đến cùng. Con đường quen thuộc mà Đoàn Huy Chương đã chọn luôn có cái đích đến chính là trại giam.
Công Lý
No comments:
Post a Comment