2017/02/05

VÒNG TRÒN KHÉP KÍN: D.TRUMP CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢ 3 CƠ QUAN QUYỀN LỰC MỸ

Замыкая круг: Трамп может получить большинство во всех трех ветвях власти
Lời dẫn: Trái ngược với dư luận đồn đoán bấy nay về những khó khăn của Tân Tổng Mỹ khi tiếp cận bộ máy chính quyền, Bình luận viên Vladimir Arda của Hãng truyền thông RIA Novosti cho rằng ông D.Trump đang thuận lợi hơn bao giờ hết. Như chúng ta đều biết, theo Hiến pháp Mỹ, bộ máy chính quyền được xây dựng theo nguyên tắc "tam quyền phân lập": Lập pháp- Hành pháp - Tư pháp, trong đó Tổng thống đứng đầu bộ máy hành pháp. Ba cơ quan Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp tạo ra 3 nhánh chính quyền độc lập với nhau, có thể làm đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trong lịch sử Mỹ, rất hiếm khi Tổng thống có thể kiểm soát được cả 3 nhánh chính quyền này. Ấy vậy mà hiện nay, theo phân tích của chuyên gia Vladimir Arda của Hãng truyền thông RIA Novosti, tỷ phú D.Trump đang đứng trước cơ hội thâu tóm quyền lực ở cả ba cơ quan- ba nhánh chính quyền Mỹ. 
Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu bài viết VÒNG TRÒN KHÉP KÍN: D.TRUMP CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢ 3 CƠ QUAN QUYỀN LỰC MỸ (Замыкая круг: Трамп может получить большинство вовсех трех ветвях власти) của Bình luận viên Vladimir Arda- Hãng truyền thông RIA Novosti qua bản dịch của fbker Thanh Phạm.
*****************************************************
Vào ngày cuối cùng tháng Giêng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giới thiệu ứng cử viên của mình vào vị trí Tòa án tối cao Mỹ đó là Neil Gorsach 49 tuổi đến từ Denver (Colorado), Tòa án phúc thẩm Thẩm phán quận mười.
Nếu ứng cử viên được sự chấp thuận của Thượng viện, đảng Cộng hòa sẽ sở hữu không chỉ là tổng thống và phần lớn các ủy ban của Quốc hội, mà còn nhận được đa số phiếu ủng hộ trong cơ quan tư pháp tối cao nhà nước.

·        Một người "bảo thủ gương mẫu"- bạn học cùng khóa với Obama
Trump đã đưa ra một ứng cử viên Thẩm phán Tòa án Tối cao- Nick McGill Gorsach - Tiến sĩ luật học và triết học. Ông được coi là một người ủng hộ các giá trị bảo thủ, tuân thủ các nguyên tắc giải thích chữ luật pháp Hoa Kỳ và làm giảm vai trò của tiền lệ pháp lý trong quá khứ.
Theo lời tổng thống Donald Trump, đề cử Gorsach bởi ông là người luôn tôn trọng luật pháp, hiến pháp và "diễn giải chúng (các luật) như đã được viết."
"Không thể nghi ngờ gì về Thẩm phán Gorsach”- Trump cho biết
Chính Gorsach tin tưởng rằng những phẩm chất chính của thẩm phán nên có tính khách quan, độc lập, đoàn kết và lòng can đảm. Ông lập luận: tính đảng của thẩm phán không nên ảnh hưởng đến việc quản lý công lý đối với mình và cho rằng cá nhân ông sẵn sàng làm việc với các đại diện của bất kỳ đảng nào.
Tạp chí Politico cho biết, tại Khoa Luật Harvard, nơi ông nhận bằng tiến sĩ luật năm 1991, Nick Gorsach học cùng với cựu Tổng thống Barack Obama.

Tiến sĩ Luật Nick McGill Gorsach

Nếu Gorsach thành công vượt qua quá trình phê duyệt tại Thượng viện, ông sẽ trở thành thẩm phán trẻ nhất của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ 49 tuổi. Người cao tuổi nhất đứng đầu cơ quan quyền lực - bộTư pháp Mỹ, Ruth Bader Ginsburg, sắp tới 84 tuổi, và người trẻ nhất hiện nay Thẩm phán Elena Kagan - 57 tuổi. Cả hai đều được đề cử của Đảng Dân chủ.

·        Tại sao cần phải đa số?
Việc cài cắm ''người của mình'' - ứng cử viên của đảng Cộng hòa vào chức vụ thẩm phán Tòa án Tối cao được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất của tổng thống Trump, bởi Tòa án đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật và đời sống xã hội. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ - cơ quan xét xử cao nhất và duy nhất của Liên bang, được ấn định trực tiếp bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Kể từ năm 1903, nó có quyền xem xét, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có phù hợp với Hiến pháp hay không. Như vậy, trên thực tế, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kết hợp các chức năng của Cơ quan xét xử tối cao và Tòa án Hiến pháp. Do đó, Tòa án tối cao có quyền đình chỉ hiệu lực các luật của Mỹ, tuyên bố chúng không có hiệu lực kể từ thời điểm chúng được ban hành. Trong các thủ tục tố tụng hình sự và dân sự, Tòa án Tối cao thường hoạt động như là tòa án cấp phúc thẩm, nhưng có thể xem xét và phán quyết một số vụ việc ngay từ cấp sơ thẩm- ví dụ các vụ kiện tụng giữa các bang hoặc các vụ kiện mà một trong các bên là những nhà ngoại giao của các nước v.v...
Đứng đầu Tòa án tối cao là Chánh án có vị trí theo hiến pháp được gọi là "Thẩm phán chính Hoa Kỳ". Theo Hiến pháp, đó là quan chức liên bang thứ ba trong nước - sau Tổng thống và Phó Tổng thống. Hiện nay, giữ chức vụ này là John Roberts 62 tuổi.
Trụ sở Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
Mặc dù hiến pháp không quy định số thành viên của Tòa án tối cao, nhưng theo thông lệ được thành lập từ năm 1869, nó bao gồm chín thẩm phán. Mọi quyết định được thông qua bởi tập thể của tòa án bằng cách bỏ phiếu. Vì lý do này, hai đảng chính trị lớn của Mỹ luôn quan tâm để đảm bảo rằng số lượng thẩm phán được đề cử của họ chiếm đa số - điều này làm giảm khả năng các luật không được thông qua ở Quốc hội về luật pháp và việc bãi bỏ các sắc lệnh của tổng thống đưa ra.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thường đặt dấu chấm hết cho những tranh chấp mà xã hội quan tâm đến. Vì vậy, trong hai năm qua, nó đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, hỗ trợ các khía cạnh quan trọng của cải cách chăm sóc sức khỏe đã gây ra tranh cãi của Obamacare, mà Trump hứa sẽ bãi bỏ và cho phép các tiểu bang chống lại các lệnh điều hành của Obama về việc hợp thức hóa hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp.
Cùng trong thời gian này, một cuộc đấu tranh cho sự chiếm đa số trong Tòa án tối cao là rất khó khăn, bởi vì các thẩm phán được bổ nhiệm sẽ hiện thực hóa nguyên tắc không thay đổi đối với họ. Để rời khỏi chức vụ thẩm phán chỉ có thể là tự nguyện do nghỉ hưu, hoặc chuyển qua công việc khác, hoặc là kết quả của việc luận tội đặc biệt mà họ vi phạm.
Theo thống kê, thẩm phán mới của Tòa án Tối cao Tư pháp Mỹ được bổ nhiêm 22 tháng một lần.
Trong tháng 2 năm 2016, ở tuổi 79 thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Antonin Scalia đã qua đời và kể từ đó Tòa án gồm tám người, bốn người trong số đó được đảng Cộng hòa đề cử, và bốn - đảng Dân chủ. Trong năm đó, Tổng thống Barack Obama đã cố gắng để ứng cử viên của ông, Merrick Garland, vào vị trí đang bỏ trống, nhưng với đa số đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã ngăn chặn các phiên điều trần về việc đề cử đó, trì hoãn việc bổ nhiệm thẩm phán cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống.

* Kéo dài đã thành công, còn bao vây – không
Thành phần thiểu số đảng Dân chủ trong Quốc hội đành chấp nhận Neil Gorsach trong sự thù địch. Theo CNN cho biết, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, Nancy Pelosi gọi sáng kiến của Trump cử Gorsacha là "giải pháp khó chịu" và than thở phải chịu đựng những hậu quả từ cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm qua.
Đồng nghiệp của bà tại Thượng viện, Chuck Schumer cũng bày tỏ "nghi ngờ rất nghiêm trọng" với Gorsach về phẩm chất cần phải có của một Thẩm phán Tòa án tối cao.
Sự không hài lòng của đảng Dân chủ là điều dễ hiểu, nhưng nó không thể có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào- theo giám đốc của Viện Quốc tế về chuyên môn Chính trị Evgeny Minchenko. Để được chấp thuận làm thẩm phán Tòa án Tối cao chỉ cần với đa số tối thiểu (hơn 50 /100 %) mà đảng Cộng hòa đang có.
Đảng Dân chủ có thể nhờ đến cái gọi là "filibustering" -chiến thuật trì hoãn phục tùng, khi một thượng nghị sĩ ủng hộ người khác trong thời gian dài, nhưng nó chỉ có thể trì hoãn thời điểm quyết định, nhưng không ảnh hưởng đến chính quyết định. Tuy nhiên, để khắc phục những "filibusters" và chấm dứt tranh luận thì đảng Cộng hòa không thể làm được - để được như vậy họ cần có 60% số phiếu, mà không có ở họ.
"Sau khi Gorsach được sự chấp thuận của Thượng viện là thẩm phán của Tòa án Tối cao, đảng Cộng hòa có toàn quyền kiểm soát tất cả các nhánh của chính quyền: Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp. Ông D. Trump sẽ mở rộng không chỉ trong cơ quan hành pháp, chính phủ liên bang - Nhà Trắng, mà cả hai viện của Quốc hội và Tòa án tối cao. Ngay bây giờ họ đang kiểm soát hai phần ba các thống đốc và cơ quan lập pháp ở các bang. Do đó việc chống lại các chính sách của phe đa số (đảng Cộng hòa) sẽ đảo lộn ở hàng loạt đô thị và các bang lớn do đảng Dân chủ lãnh đạo"- Eugene Minchenko cho biết.
Những "hang ổ chống đối" như thế, ví dụ, Thị trưởng New York City - Bill de Blasio, Thống đốc bang New York - Andrew Cuomo và Thị trưởng Chicago- Rahm Emanuel. Ngoài ra, các "hang ổ chống đối" với đảng Cộng hòa được môi trường đại học ủng hộ, và những đại diện chính của nó là những người tham gia những cuộc biểu tình hàng loạt chưa dịu bớt hiện nay ở Mỹ, chống lại Donald Trump, nhà phân tích giải thích.
Tuy nhiên, nhìn chung, Đảng Dân chủ hiện nay không thể là mối đe dọa đáng kể với Trump. Bởi Tổng thống có sự hỗ trợ từ "người của mình"- các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Truyền thông, Dmitry Abzalov giải thích.
Đảng Cộng hòa ngày nay tuy đang chia rẽ một cách nghiêm trọng, và nó đã hình thành một lực lượng khá mạnh để chống đối lại chính sách Trump, nhưng sự chống đối của đảng Cộng hòa không thể kéo dài, nhà phân tích cho biết.
"Phản đối chính sách của Tổng thống-thành viên đảng Cộng hòa hiện tại, những người cùng đảng với ông chắc chắn sẽ ''nối giáo cho giặc '' -kẻ thù chính trị của mình- đảng Dân chủ, và họ không thể không hiểu điều này. Vì thế sớm hay muộn, đơn giản là họ sẽ buộc phải ủng hộ ông." - Lời của Dmitry Abzalov.
Cũng tương tự như thế, sự phá rối từ phía đảng Dân chủ trong Quốc hội không thể kéo dài mãi, bởi vì nó làm tê liệt toàn bộ hệ thống nhà nước và dẫn đến sự suy yếu của Hoa Kỳ, điều mà các vị nghị sĩ không thể không hiểu, chuyên gia cho biết.
Chính quyền Mỹ hiện nay đang mạnh mẽ cáo buộc đảng Dân chủ gây cản trở cho việc bổ nhiệm nhân sự do Tổng thống đệ trình. Cho đến nay, người ta đang chờ phê duyệt 16 đề cử những người đứng đầu các Bộ chủ yếu và các cơ quan ngang bộ- Nhà Trắng thông báo rõ. Theo công bố của chính quyền hiện nay, ở cùng giai đoạn (vào ngày thứ mười một nhiệm kỳ tổng thống) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không được Thượng viện thông qua chỉ có bảy ứng cử viên của mình, và Tổng thống George W. Bush - chỉ có bốn.
 Vladimir Arda/ RIA Novosti

No comments: