Từng là một vị Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội “hét ra lửa”, từng là Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam uy danh ngày nào, từng là “bề trên” của hàng nghìn quần chúng tín đồ, từng ngạo nghễ “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”… vậy mà, giờ đây ông Ngô Quang Kiệt lại phải lặng lẽ, lủi thủi một mình ở một nơi thật “xa xôi”.
Từng là một Tổng Giám mục quyền uy, “hét ra lửa”, thế mà giờ đây ông Ngô Quang Kiệt lại phải “cậy nhờ” một số người để thực hiện cái gọi là “Giáo dân kêu nài cho giám mục Ngô Quang Kiệt”.
Cách đây ít ngày, trang mạng RFA tiếng Việt, Dòng chúa cứu thế và một số trang mạng của làng zân chủ đăng tải cái gọi là “Giáo dân kêu nài cho giám mục Ngô Quang Kiệt”. Theo đó, RFA cho biết, mới đây cộng đồng Công giáo Việt Nam hải ngoại đã gửi một thỉnh nguyện thư lên tòa thánh Vatican thông qua Tổng giám mục Leopoldo Girelli xin xem xét lại trường hợp Giám mục Ngô Quang Kiệt.
Theo linh mục zân chủ Lê Ngọc Thanh thì cần hiểu, “Thỉnh nguyện thư” trên là cơ hội thuận tiện để “xin Đức Giáo hoàng xem xét lại trường hợp của Đức tổng Kiệt bởi vì theo bức thư thì ở thời điểm lúc đó có thể có những thông tin khiến Tòa thánh không nắm rõ tình hình Việt Nam và cũng có thể do nhiều áp lực của đôi bên đẩy tới việc kết luận rất nhanh về việc đức tổng Kiệt về lý do sức khỏe cần phải rời trách nhiệm”.
Nghe linh mục zân chủ Lê Ngọc Thanh giải thích thì có thể hiểu, bản chất của việc cộng đồng Công giáo Việt Nam hải ngoại gửi một thỉnh nguyện thư cho Giáo hoàng là để xem xét lại việc ông Ngô Quang Kiệt từ chức “vì lý do sức khỏe” vào năm 2010 và nếu có điều kiện thì Giáo hoàng có thể xem xét để bổ nhiệm cho ông Ngô Quang Kiệt.
Ngày 13/5/2010, ông Ngô Quang Kiệt lặng lẽ nộp đơn xin từ chức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội lên Tòa thánh Vatican và được Tòa thánh chấp thuận đơn từ chức chiếu theo khoản số 401 triệt 2 của Bộ Giáo Luật.
Trong ngày chia tay với giáo dân Hà Nội, ông Ngô Quang Kiệt đã viết một bức thư, trong thư có đoạn: “Đã đến lúc tôi phải chia tay anh chị em. Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi. Không thể không nói gì nhưng cũng không thể nói tất cả cho một lần cuối. Tôi rất mong anh chị em hiểu, dù biết rằng, khó có lý lẽ nào thuyết phục được nỗi buồn.”
Ngày đó, ông Ngô Quang Kiệt nói từ chức là vì “lý do sức khỏe” nhưng ai cũng hiểu rằng, ông từ chức là vì một lý do khác mà lý do chính là ông đã xúc phạm đến quốc thể. Ông Ngô Quang Kiệt ngày đó đã nói rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Chính vì câu nói này, ông đã bị cộng đồng xã hội và ngay cả giáo dân, giáo hội lên án. Ông Kiệt là một công dân Việt Nam, là người Việt Nam thế nhưng ông lại thấy “nhục nhã khi là người Việt Nam”. Vậy thì ai còn có thể chấp nhận ông. Do đó, ông từ chức là chuyện mà ai cũng có thể hiểu.
Với bản tính ham hố quyền lực, danh vọng và địa vị, ông Ngô Quang Kiệt chưa bao giờ từ bỏ ý định quay trở lại, thế nhưng làm thế nào để quay trở lại, để có thể ngồi lại vào cái ghế Tổng Giám mục đâu phải chuyện đơn giản. Bởi vậy, cực chẳng đã, ông lại phải bày ra câu chuyện gửi thỉnh nguyện thư lên Giáo hoàng dưới danh nghĩa cộng đồng Công giáo Việt Nam hải ngoại này. Thực sự, nếu những người Công giáo ở Tổng Giáo phận Hà Nội yêu quý ông thực lòng, muốn ông trở lại thực lòng thì có lẽ chẳng phải đợi đến bây giờ mà họ đã làm gửi thỉnh nguyện thư từ lâu.
Thật đáng thương thay cho ông Nguyễn Quang Kiệt khi phải nghĩ ra cái trò này.
Nam Phong
No comments:
Post a Comment