http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/khi-giao-dan-bung-tinh.html
Khoai@
Mọi chuyện giờ đã khác.
Mọi chuyện giờ đã khác.
Trước đây, trong quan hệ giữa chủ chăn Thiên chúa với giáo dân là quan hệ trên dưới và phục tùng. Các giáo dân gần như không hề biết phản ứng trước lời cha ý chúa ngoài việc tuân theo mù quáng như nghĩa vụ và bổn phận.
Thế nhưng tình hình có vẻ đã khác. Giờ đây, dù bị cương tỏa trong thần quyền, giáo lý, nhưng giáo dân đã ý thức được quyền lợi của mình và trên hết họ ý thức được rằng, trước khi là một con chiên họ đã là công dân Việt Nam. Những phản ứng đầu tiên là ở mức độ nhẹ, giáo dân vẫn làm theo sự chỉ đạo của các vị chủ chăn, nhưng tâm khảm không vui. Ở mức độ cao hơn, họ không làm, và mức độ cao hơn nữa, họ chống lại cái gọi là "quyền năng" của các chủ chăn, thậm chí còn phản ứng mạnh mẽ bằng cách bao vây phản đối, tụ tập, tuyệt thực để phản đối hoặc đòi thực hiện những quyền lợi thiết thân của mình.
Chuyện xảy ra ở Giáo phận Vinh đang là minh chứng cho nhận định trên.
Hẳn các bạn còn nhớ, cách đây không lâu, giáo dân xứ Đông Yên (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) kéo ra gây sức ép yêu cầu Toà Giám mục để linh mục Đậu Thanh Minh ở lại mục vụ thay vì thuyên chuyển theo yêu cầu của bề trên là Giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Lý do được Giám mục Nguyễn Thái Hợp đưa ra là Linh mục Đậu Thanh Minh bỏ bê việc lễ và có quan hệ trai gái không lành mạnh. Tuy nhiên, các giáo dân đã phủ nhận điều này, ngược lại họ nghi ngờ động cơ thật dẫn đến việc thuyên chuyển Linh mục Đậu Thanh Minh. Vì vậy rất đông giáo dân đã có mặt tại khu vực khuôn viên Toà Giám mục Giáo phận Vinh, bao vậy Giám mục, đòi phải được minh bạch thông tin về vụ việc. Thậm chí, có người còn xô đẩy, túm áo của Nguyễn Thái Hợp, gọi ông là "thằng Hợp" và lên tiếng dạy ông về luật lệ của Giáo hội trong viện thuyên chuyển người.
Bỏ qua tất cả luật lệ tôn giáo, những giáo dân xứ Đông Yên đã bao vây, chất vấn Đức Cha thiêng liêng của họ (Nguồn: Internet).
Động thái trên cho thấy, lời nói của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã mất thiêng. Giáo dân không tin ông và cũng không tin hàng ngũ chức sắc dưới quyền ông.
Một giáo dân (đề nghị giữ kín danh tính) đã phải thốt lên rằng, chưa bao giờ Giáo phận Vinh lại chia rẽ, nhốn nháo như bây giờ, kể từ ngày Giám mục Hợp về đây.
Ngày 27/5/2010, phát biểu trong ngày về với Giáo phận Vinh ông Nguyễn Thái Hợp đã vuốt ve giao dân rằng: "theo yêu cầu của Tòa Thánh, tôi về đây như một nguời con của quê hương trở về nơi cội nguồn của mình, như máu chảy về tim” và tha thiết kêu gọi “quý Cha, quý thầy, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em cộng tác với tôi để chúng ta có khả năng phục vụ Giáo phận cũng như quê hương đất nước nhiều hơn nữa'. Chính quyền và giáo dân nơi đây cũng hy vọng Giám mục Nguyễn Thái Hợp sẽ có những đóng góp, xây dựng Giáo phận Vinh thành hình mẫu của một giáo hội công giáo “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Nhưng, sau hơn 5 năm kể từ ngày về với Giáo phận Vinh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã "có công" biến Giáo phận Vinh từ một giáo phận vốn yên bình trở thành một giáo phận “nóng”, phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm pháp luật; biến những giáo dân vốn hiền lành, chân quê thành những kẻ chỉ biết nổi loạn, gây rối, chống đối chính quyền.
“Thành tích” mà Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã làm được cho Giáo phận Vinh trong hơn 5 năm qua là gì?
Đó là những vụ lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành - huyện Yên Thành; Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương - huyện Tân Kỳ; Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch - huyện Nghi Lộc, giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò.
Đó là tổ chức hành lễ ngoài cơ sở thờ tự vi phạm Pháp lệnh Tôn giáo ở xã Yên Khê - huyện Con Cuông; xã Nghĩa Xuân - huyện Quỳ Hợp; xã Châu Bình - huyện Quỳ Châu.
Đó là gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê - huyện Con Cuông; giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc.
Đó là, kích động hàng trăm giáo dân ở giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh) gây rối, không chịu di rời trả lại mặt bằng cho tỉnh Hà Tĩnh thi công cảng Vũng Áng mặc dù đã nhận tiền đền bù.
Đó là, ngầm ủng hộ để linh mục Lê Công Lượng - quản xứ Giáo họ Yên Lạc thuộc Giáo xứ Xuân Kiều kích động hơn 500 giáo dân mang theo cuốc, xẻng, búa đến đập phá tường rào và cướp đất của Trường mầm non Nghi Kiều.
Đó là, sinh ra một lứa linh mục mới thiếu trình độ, thiếu đức tin, hoạt động không đúng với vai trò và bổn phận của một giáo sỹ Công giáo, mang màu sắc chính trị tiêu cực, điên cuồng phục tùng Giám mục Hợp mà không biết đúng sai nhằm vụ lợi cá nhân hoặc phục vụ tiến thân. Thậm chí, có linh mục còn có quan hệ bất chính với phụ nữ, như chính ông Hợp giải thích cho giáo dân Đông Yên.
Và cuối cùng, đó là, sự lục đục, mất đoàn kết trong nội bộ hàng giáo sỹ (với khoảng 250 linh mục), cấp dưới không tôn trọng bề trên; là cách dùng người độc đoán, bè phái, làm suy yếu hoạt động điều hành giáo phận…
Với "bề dày thành tích" 5 năm của Giám mục Nguyễn Thái Hợp như vậy, thì hành vi của giáo dân đối với ông cũng không có gì là lạ.
Giuse Trần Đình Quý, một giáo dân Đông Yên đã viết một lá thư gửi ông Nguyễn Thái hợp, trong đó giải thích vì sao giáo dân cư xử "vô lễ" với giám mục: "Họ là chiên mà dám bao vây, giật áo Đức Cha, gọi Đức Cha là thằng, lớn tiếng dạy bảo Ngài về luật của Giáo Hội"
Có lẽ, một Giám mục chỉ quen với những hành vi chia rẽ tôn giáo, chống phá chính quyền, coi thường giáo dân như vậy là nguồn cơn phản kháng của những giáo dân lương thiện.
Hình ảnh ghi lại cảnh giáo dân xứ Đông Yên nằm vật vạ tại khuôn viên Tòa Giám mục, hay xông lên tận phòng tiếp khách vốn chỉ dành cho Giám mục và những vị khách quan trọng dù chưa được sự đồng ý của Giám mục và sự cản trở của những người bảo vệ đã nói lên nhiều điều.
Một khi chính các chủ chăn chà đạp lên luật pháp và đức tin, coi thường giáo lý giáo luật cũng như bất chấp đạo lý để làm điều mờ ám thì cũng là lúc các giáo dân bừng tỉnh và sự phản kháng là tất yếu.
Ít nhất, giáo dân cũng đã biết mình không phải là những kẻ chỉ biết cúi đầu cho những chủ chăn bất lương kia lợi dụng.
Đã đến lúc các chủ chăn cần phải tôn trọng giáo dân, và chấm dứt lợi dụng giáo dân. Đã đến lúc, người dân bị áp bức bởi thần quyền và giáo lý cất lên tiếng nói của chính mình.
No comments:
Post a Comment