Hoàng Đan
Nhà khoa học Phạm Phú Uynh.
Từ
bỏ cuộc sống, mức thu nhập cao ở nước ngoài để trở về Việt Nam với ước
mong xây dựng đất nước nhưng đôi lúc nhà khoa học Phạm Phú Uynh đã cảm
thấy rất chán chường và bất lực.
Nhà khoa học chưa từng có học hàm, học vị
Nhà
khoa học Phạm Phú Uynh từng có gần 10 năm được đào tạo và làm việc tại
Đức. Ông cũng là người Việt nam đầu tiên được đào tạo chuyên sâu
Technical Designer ở Đức và ứng dụng vào việc cải tiến, sáng chế nhiều
máy móc, trang thiết bị dân sự cũng như phục vụ quân đội ở Đức cũng như
Việt Nam.
PV:
Thưa ông, trong quãng thời gian học và làm việc ở CHDC Đức (cũ), rất
nhiều người biết ông là một tài năng đã góp phần sáng chế, cải tiến
nhiều thiết bị, máy móc cho nước bạn. Mọi ưu đãi với ông đều rất tốt,
cùng với đó, cũng có những lời đề nghị hợp tác nhưng tại sao ông lại
chọn về Việt Nam vào những năm 1968 khi chiến tranh còn đang ác liệt như
vậy?
Ông
Phạm Phú Uynh: Tôi sinh ra từ một làng quê ở Quảng Trị, bố tôi bị giặc
giết hại rất dã man và gia đình tôi bị giày xéo nhiều, nên lòng căm thù
giặc cộng với tình yêu tổ quốc, tôi nỗ lực học tập, phụng sự tổ quốc.
Ở cấp học nào tôi cũng được tuyên dương khen thưởng và được chọn đi học nước ngoài.
Sang
Đức học, được tiếp thu công nghệ hiện đại, nên tôi cố học tập và đã đạt
kết quả tốt, lại biết sử dụng thành thạo các máy công cụ...
Vì không muốn rời bỏ tổ quốc, xa quê hương, gia đình, bà con, anh em ruột thịt nên tôi về nước muốn cống hiến cho tổ quốc.
Năm
1965, khi Mỹ ném bom miền Bắc, đang nằm ở bệnh viện, nhưng lòng tôi rạo
rực, căm thù giặc sôi sục, đã viết thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin
về nước chiến đấu chống quân xâm lược.
Những
lần sang Đông Đức dài ngày thực tập sau Master, 1984 và sang Tây Đức
trao đổi, báo cáo khoa học, 1994, nhiều bạn bè khuyên tôi nên ở lại nước
Đức, tài năng sẽ được trọng dụng, nhưng tôi không làm theo.
Mặc
dù, ở bên đó tài năng rất được tôn trọng, người Đức rất quý tôi, với sự
say mê nghiên cứu KH, Design sản phẩm, cải tiến máy móc của tôi, lương
của tôi sẽ rất cao và đã trở thành GS từ lâu rồi, nhiều bạn bè lớp sau
cũng đã trở thành GS.
Năm
1994, khi sang Tây Đức, chỉ qua trao đổi, chất vấn học thuật về kiến
thức Design, một nhà Designer từ New York đến thuyết trình về Design ở
Đại học Köhl, rất lúng tùng không trả lời tốt câu hỏi của tôi đã khâm
phục, đánh giá cao trí tuệ của tôi.
Sau
đó, ông ấy có ngỏ lời với tôi là đến lấy địa chỉ ở Giáo sư Bley để có
người mời sang Mỹ làm việc nhưng tôi không đến. Là người Việt Nam dù thế
nào tôi cũng sẽ về nước để phục vụ, xây dựng đất nước.
Ở tuổi 81 nhưng ông vẫn miệt mài với việc vẽ, chế tạo, cải tiến các sản phẩm, máy móc mới.
PV:
Đất nước vẫn đang bị chia cắt 2 miền, bom đạn chiến tranh rất dữ dội,
khó khăn, gian khổ như vậy nhưng ông vẫn quyết định về và cống hiến. Tuy
nhiên, sau này lại gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Ông có thể
chia sẻ một chút về điều này?
Ông
Phạm Phú Uynh: Khi tôi trở về là năm 1968, đất nước đang bom đạn chiến
tranh, rất khó khăn, rồi phải đi sơ tán ở Bắc Giang rồi sang Phú Thọ. Ăn
uống rất kham khổ, phải ăn độn các thứ khác mà chủ yếu toàn ngô, trong
khi tôi còn ốm nặng nữa, rồi trang thiết bị, máy móc không có...
Khăn
chồng chất, nhưng tôi vẫn giữ vững, luôn kiên trì lao động. Ngay sau
khi được lãnh đạo trường Mỹ thuật Công nghiệp xin về, tôi đã bắt tay vào
làm việc ngay, rồi tham gia vào sửa chữa, cải tiến nhiều sản phẩm như
máy thái sắn, xe ô tô Trường Sơn...
Tuy
nhiên, sau này, do nội bộ trường có nhiều vấn đề, cá nhân tôi lại là
người chống tiêu cực nên đã gặp phải nhiều điều vô cùng khó khăn, trắc
trở.
Tôi
bị áp đặt vào tổ dịch vụ trái nghề, không giao việc rồi báo cáo lên Bộ
là tôi không làm được việc, tiếp đó, bị đình chỉ xét tiếp chức danh PGS,
dù tôi được thừa điểm, thừa phiếu, đạt điểm cao ở lớp đào tạo triết
học, phương pháp luận khoa học sau đại học.
Trước
đó, dù chuẩn bị xong luận văn xin bảo vệ đặc cách Phó TS tương đương
thì bị Bộ gạt tên, cho rằng tôi học lệch nghề, không làm KH được, không
có công trình KH nào. Nhưng
thực tế, tôi có nhiều tác phẩm máy móc được sản xuất hàng loạt ở Đức và
ở Việt Nam lúc đó, tôi đã có giấy xác nhận của GĐ nhà máy M1 về các tác
phẩm đạt 3 huy chương Vàng, 1 Bạc mà tôi là tác giả…
Tiếp
đó tôi bị áp đặt vào danh sách giảm biên chế, bị đình chỉ giảng dạy,
cắt lương, hạ bậc lương, không chuyển đổi lương mới, mặc dù tôi không bị
kỷ luật.
Hơn
20 năm khiếu nại, cho đến năm 2010, tôi mới chính thức được về hưu và
dừng bước, mặc dù vẫn còn rất nhiều thiệt thòi... (đôi mắt ông rơm rớm
nước mắt - PV)
Trước
đây, khi còn ở Đức, tất cả mọi thứ họ lo cho tôi, trả tiền cho tôi
nhưng đến khi về đây, chế tạo, cải tiến mọi thứ đều ngược lại, thậm chí,
tôi còn phải bỏ tiền túi của mình ra để làm.
Tôi
cũng đã từng mong muốn thành lập một trung tâm chế tạo với vật liệu của
tôi nhưng rồi cũng không được vì mọi thứ trì trệ quá...
"Nhiều lúc chán, bất lực"
PV:
Ở trong một cơ chế như vậy, chịu rất nhiều điều o ép, sóng gió, nhiều
việc đi đến những người có quyền giải quyết nhưng cũng không thực hiện
được cho ông, vậy có khi nào, ông cảm thấy bất lực, chán chường không?
Ông
Phạm Phú Uynh: Cảm giác đó thì có. Nhiều lúc tôi cũng chán, cảm thấy
bất lực. Anh tôi từ Quảng tri điện ra: “Em nên lùi bước. Thầy Chu Văn
An, Nguyễn Trãi vẫn thua kẻ nịnh thần”.
Nhưng
rồi tôi vẫn tiến lên, vẫn cống hiến, bởi vì chính tình yêu đất nước đã
ăn vào máu của mình, mong muốn xây dựng tổ quốc giàu đẹp đã thôi thúc
tôi tiếp tục làm việc, sáng tạo. Tôi không thể rời bỏ tổ quốc, xa gia đình, bà con ruột thịt… Ở nước ngoài là phải làm việc, tiếp xúc với xã hội mới vui.
Nhiều
bài học về bạn bè cùng lớp ở lại lấy vợ nước ngoài, khi về già không
biết lấy ai làm bạn bè, không đáp ứng nhu cầu nhảy múa đi du lịch của
vợ.
PV:
Chúng tôi cũng được biết, năm 1976, đã từng có lời mời ông về làm Viện
trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội nhưng ông đã từ chối. Ông có thể
nói rõ hơn về điều này?
Ông
Phạm Phú Uynh: Năm 1976, khi họa sĩ nổi tiếng Hoàng Tích Chù làm Viện
trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà nội đã nhiều tuổi, nhưng không có ai
thay, nên Tp Hà Nội nhờ Bộ Văn hóa tìm người thay thế. Bộ Văn hóa cử GS Nguyễn Văn Y đến nhà tôi tìm hiểu, vận động tôi làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Mặc
dù được hưởng lương cao, nhưng tôi vẫn chần chừ, không muốn làm theo
PGS Nguyễn Văn Y. Bởi lúc đó, tôi đang thiết kế, cải tiến dở dang máy
móc, thiết bị của quân đội, của các đơn vị. Hơn nữa tôi còn trẻ, bỏ công việc dở dang là rất tiếc, và nghĩ nên làm ra sản phẩm chuyên ngành hơn làm lãnh đạo.
Ủng hộ con cháu đi du học
PV:
Nhìn câu chuyện của mình và trở lại với câu chuyện của các du học sinh
bây giờ, khi 12/13 thí sinh vô địch Olympia không về nước và rộng ra là
rất nhiều "nhân tài" quyết định ở lại để làm giàu cho nước bạn, ông có
suy nghĩ thế nào?
Ông
Phạm Phú Uynh: Thực tế đúng như vậy, là câu chuyện chảy máu chất xám
đang diễn ra ở ta. Đó là một sự đáng buồn, rất buồn đối với thế sự đất
nước. Những người học giỏi, tài năng, họ ra nước ngoài học rồi ở lại bên
đó hết, làm người ngoại quốc sáng chế, sáng tạo làm giàu cho người ta. Họ
chạy theo chủ nghĩa thực dụng, lợi ích cá nhân, không vì sự nghiệp cao
cả của đất nước. Đó cũng khuyết điểm về cơ chế chính sách tôn trọng nhân
tài của ta. Nhưng cũng phải nói đến, đó là, thời cuộc bây giờ khác hẳn
so với chúng tôi trước đây.
PV:
Có phải chăng, chính những khó khăn, vất vả, rào cản, sóng gió mà rất
nhiều người, trong đó, có ông gặp phải đã là bài học để các em du học
sinh không dám trở về?
Ông
Phạm Phú Uynh: Đúng như thế. Nhiều người học giỏi khi về nước không
phát huy được, thậm chí có người còn không tìm được việc làm, còn sợ
“Chữ Tài liền với chữ Tai một vần” nên họ quyết định ở lại nơi mà họ có
thể cống hiến, có thu nhập cao.
Tôi
thấy, ở đâu mà họ được trân trọng, tài năng được sử dụng thì họ nên
theo. Ở nước ngoài có điều kiện để phát triển, để nâng cao trình độ, để
phát huy tài năng. Còn như tôi vẫn nói, nếu GS Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn về nước thì chưa chắc đã đạt được những giải thưởng như thế.
Ngay
như tôi, trước đây, khi làm các công việc, công trình, muốn cống hiến,
muốn làm điều tốt hơn cho các thế hệ sinh viên nhưng cũng bị rèm pha, bị
nói nọ, nói kia.
Do
vậy, tôi nghĩ, thời cuộc nó thế rồi nên các em lựa chọn thế nào cho phù
hợp là được. Muốn lôi kéo sử dụng người tài, nhà nước phảỉ có cơ chế
chính sách thích ứng, loại trừ các cán bộ có tư tưởng hẹp hòi, kém hiểu
biết.
PV: Nếu con cháu ông đi du học thì ông có muốn cho các cháu trở về hay không?
Ông
Phạm Phú Uynh: Gia đình tôi, hiện cũng đang có một cháu ngoại học kỹ sư
tài năng ở trong Nam mà gia đình muốn cho sang nước ngoài du học. Tôi
cũng có nói là nếu có điều kiện đi du học được thì tốt quá.
Còn
việc về hay không thì tùy vào sự lựa chọn của cháu. Gia đình tôi tôn
trọng và luôn mong điều tốt đẹp đến cho con cháu mình và tôi cũng mong
những gì tôi đã trải qua thì con cháu mình sẽ không phải nếm trải nữa.
PV:
Để nhắn gửi một điều cho các thế hệ về sau, nhất là các bạn sinh viên
sau tất cả những gì ông đã trải qua thì ông muốn nói gì?
Ông
Phạm Phú Uynh: Tôi chỉ muốn nói là dù có thế nào thì các cháu hãy cố
gắng học tập cho thật tốt, không chụ đầu hàng bài toán khó, khẳng định
bản thân mình và làm những điều có ích cho xã hội, đất nước.
Điều
quan trọng nhất là phải say mê nghề nghiệp, quên ăn quên ngủ lao động
mới ra sản phẩm, vì “Lao động làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào thú vị”
(ngạn ngữ Đức) , “Nhàn rỗi làm tuổi già nua đến, lao động làm tuổi xuân
kéo dài” (A. Celse).
Mặt
khác phải giữ vững đạo đức như Nguyễn Du dạy: “Chữ tâm bằng ba chữ
tài”, “Đạo đức có sức mạnh của tâm hồn” (Goethe). “Chân thành là người
sinh ra mọi thiên tài” (C.Béoné).
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
No comments:
Post a Comment