SV VN
Ngày 29/3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tổ chức lễ trao giải thưởng “Phụ nữ Quốc tế dũng cảm”. Đây là một giải thưởng hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho những phụ nữ có những đóng góp tích cực cho sự phát triển, tiến bộ và tự do của các quốc gia, đặc biệt là thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ. Lễ trao giải năm nay có sự tham gia của Đệ nhất Phu nhân của tân tổng thống Donald Trump – bà Melanie Trump. Đó có thể đã là một lễ trao giải cao quý nếu không xuất hiện một sự lệch lạc không đáng có, sự xuất hiện của blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong danh sách những người được vinh danh.
Cần nói thêm một chút về giải thưởng “Phụ nữ Quốc tế dũng cảm”, đây là giải thưởng được lập ra từ năm 2007 dưới thời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó là bà Condoleezza Rice. Thể thức trao giải như sau: Các tòa đại sứ Hoa Kỳ trên khắp thế giới có quyền đề cử một phụ nữ làm ứng cử viên cho giải thưởng. Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá những đóng góp mà họ thực hiện được dựa trên các tiêu chí, giải thưởng sẽ được trao cho những người xứng đáng nhất. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào giải thưởng được trao cho Mẹ Nấm, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra cái gọi là “xứng đáng” hoặc “khách quan” mà giải thưởng này đang mang lại.
Lại một trò rẻ tiền nữa của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ |
Thứ nhất, đây là giải thưởng do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lập ra, dựa trên sự đề cử của những tòa đại sứ Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Ai cũng hiểu rằng, Mỹ có rất nhiều giải thưởng mang tính “bình phong”, mà thực chất để che giấu cho sự đài thọ, tiếp tay cho các hoạt động lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”. Đã có rất nhiều người được vinh danh trong những giải thưởng của Mỹ, nhưng không chắc ai trong số họ có những đóng góp thực sự cho sự phát triển dân chủ nhân quyền, sự phồn thịnh của quốc gia mà họ đang sinh sống, hay lại trở thành công cụ tay sai phá hoại đất nước của chính người Mỹ. Nhìn vào cách xét giải của giải thưởng này cũng đã thấy sự thiếu khách quan trong việc chọn ứng cử viên xét giải. Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam thì ai cũng biết, một người chuyên sử dụng quyền miễn trừ ngoại giao của mình để thực hiện các hoạt động tham gia vào nội bộ nước ta. Đồng thời ông ta cũng chính là kẻ đã có những bài phát biểu, báo cáo sai lệch về tình hình dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Vậy thì chắc gì ứng cử viên mà tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đưa lên là người có đóng góp, trong khi Mẹ Nấm chưa từng được người dân Việt Nam tôn vinh về những hành động của mình. Chỉ cần điều đó đã đủ thấy, dù cho lễ trao giải có sự góp mặt của Đệ nhất Phu nhân Melanie Trump cũng không thể che dấu cho bản chất dối trá của giải thưởng này.
Hai là, nói về người được trao giải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà ta đang ở trong trại tạm giam của Công an Việt Nam. Lý do vì sao? Vì bà ta đã dám đứng lên đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, bị lực lượng cầm quyền đàn áp? Không phải, mà là chính Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Không phải bà ta phạm tội 1 lần mà là những 3 lần. Sau khi đã được giáo dục, nhắc nhở, xử lý vi phạm hành chính, tức là đã áp dụng các khung phạt từ nhẹ đến nặng, nhưng Quỳnh không những không cải tà quy chính, hướng thiện mà lại còn càng dấn thân sâu thêm vào con đường tội lỗi. Việc thị bị bắt vì vi phạm nghiêm trọng điều 83 Bộ luật Hình sự là minh chứng rõ ràng nhất cho con sự coi thường pháp luật của thị. Rõ ràng là, một người vi phạm pháp luật của một nước đã được Liên Hợp Quốc công nhận là chỉnh thể một quốc gia thì có xứng đáng là người được tôn vinh vì đấu tranh cho sự phát triển. Thực sự việc xét trao giải thưởng này cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là quá vô lý, nếu không muốn nói đây chẳng khác nào một trò trẻ con của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Và trò trẻ con này chính là sự công khai hóa việc tiếp tay cho những kẻ phá hoại nước khác, đồng thời là con bài hòng nhúng tay vào công việc nội bộ của Việt Nam mà Hoa Kỳ bấy lâu nay âm mưu nhưng chưa làm được.
Còn nhớ hồi tháng 11/2016 Bộ Ngoại giao Hà Lan đã trao giải thưởng Hoa Tulip cho những người đã có đóng góp cho cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới. Lúc đó, tên phản chủ Nguyễn Quang A cũng là một trong những ứng cử viên được đề cử. Tuy nhiên, chính vì cách bình chọn khách quan dựa trên số phiếu bầu trên thế giới đã phản ánh sự không đồng tình của nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế với những kẻ phá hoại như hắn. Kết quả là dù có vận động rất nhiều nhưng Nguyễn Quang A vẫn thất bại một cách thảm hại. Chỉ có để chính những người dân làm giám khảo, thì đó mới là giải thưởng công bằng nhất.
No comments:
Post a Comment