Vậy là sự cố môi trường biển miền Trung do Fomosa gây ra đã diễn ra được 1 năm. Đây là thời điểm chúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá lại sự cố này trên các phương diện, khía cạnh để có cái nhìn toàn cảnh.
Thứ nhất, về công tác khắc phục sự cố. Một năm qua với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan ban ngành đoàn thể cả Trung ương và địa phương, hậu quả của sự cố đã dần dần được khắc phục. Trong đó phải kể tới là nỗ lực giúp người dân bị ảnh hưởng vượt qua khó khăn. Các cấp chính quyền đã triển nhai nhiều hoạt động như chuyển đổi việc làm, hỗ trợ vật chất, tiến hành chi trả tiền đền bù thiệt hại cho các hộ dân được xác định là bị thiệt hại trực tiếp từ sự cố. Tất nhiên với một sự cố môi trường nghiêm trọng như sự cố Fomosa thì việc khắc phục hậu quả sự cố sẽ phải mất một thời gian khá dài nhưng với những gì đạt được trong 1 năm qua là sự nỗ lực đáng ghi nhận.
Thứ hai, về thủ phạm gây ra sự cố đó là Fomosa thì sau khi sự cố xảy ra, với sự kiên quyết của Chính phủ Việt Nam, Fomosa cũng đã phải thể hiện trách nhiệm của mình trong việc sự cố. Công ty này cũng đã phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về xả thải, tự giác khắc phục các lỗi chưa đủ tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động của công ty theo kết luận của đoàn kiểm tra.
Thứ ba, về môi trường biển. Nhờ những nỗ lực tác động từ con người đặc biệt là cơ chế tự làm sạch của biển thì môi trường biển đã dần dần sạch trở lại. Tín hiệu đáng mừng nhất đó là đoàn cá tôm, hải sản đã dần dần xuất hiện trở lại báo hiệu biển đã hồi sinh. Những vụ trúng đậm hải sản thời gian vừa qua của ngư dân Hà Tĩnh, Quảng Bình…là những tín hiệu rất đáng mừng. Nếu biển chưa hồi sinh, chắc chắn đàn cá tôm sẽ không quay trở lại. Và nếu cá tôm nhỏ chưa quay trở lại thì ngư dân chắc chắn cũng không thể trúng đậm các lô hải sản lớn như vừa qua. Đây là điểm phấn khởi nhất mở ra hi vọng cho người dân về việc tiếp tục bám biển, mưu sinh với biển bằng nghề truyền thồng bao nhiêu đời và đi liền với đó là sự hồi sinh của các ngành kinh doanh, dịch vụ khác.
Điểm thứ tư, điểm đáng buồn nhất đó là dù 1 năm đã qua, dù hậu quả sự cố dần được khắc phục, dù biển đã sạch dần nhưng âm mưu, hoạt động của các phần tử xấu lợi dụng sự cố môi trường biển để chống Nhà nước Việt Nam vẫn chưa hề chấm dứt. Nổi lên trong đó phải kể đến là âm mưu, hoạt động kích động giáo dân tập trung đông người khiếu kiện, biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự của các chức sắc cực đoan trong giáo phận Vinh. Đồng thời, đó là sự liên kết, móc nối của các phần tử phản động khác với các chức sắc, thậm chí là kể cả âm mưu kích động tuần hành trên địa bàn thủ đô và cả nước dưới danh nghĩa “tưởng niệm 1 năm thảm họa biển miền Trung”.
Có một điều nổi bật rất dễ nhận thấy trong 1 năm vừa qua là những cuộc làm loạn của giáo dân. Vâng, chúng tôi dùng từ giáo dân chứ không phải người dân vì bị thiệt hại gồm cả người lương và người giáo. Thế nhưng hầu như chỉ có các giáo dân dưới sự kích động, tổ chức của các chức sắc như giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Lai, Nguyễn Công Bình… mới đi làm loạn, tuần hành, tập trung đông người gây rối dưới danh nghĩa đòi quyền lợi, dù đã được các cơ quan chức năng giải quyết, giải thích.
Rõ ràng 1 năm xảy ra sự cố, có rất nhiều điểm tích cực đáng mừng nhưng cũng còn đó không ít nỗi lo âu, trăn trở, đặc biệt là âm mưu, hoạt động lợi dụng sự cố kích động giáo dân của các phần tử xấu. Chừng nào âm mưu, hoạt động này chưa chấm dứt thì người dân miền Trung sẽ còn lao đao và khổ sở.
No comments:
Post a Comment