Sự việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ngày 15.4 vừa qua mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin là một vụ việc có tính chất phức tạp. Một số công dân do thiếu hiểu biết pháp luật đã có hành vi cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ Công an đang thi hành công vụ.
Trong khi cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự. Đề nghị người dân tỉnh táo, bình tĩnh, hợp tác với các cơ quan chức năng, kêu gọi những người đang giam giữ cán bộ và chiến sỹ công an trái pháp luật lập tức thả người, đảm bảo an toàn tính mạng cho những người đang thực thi nhiệm vụ, chấm dứt mọi hành vi vi phạm pháp luật. Thì chẳng khó để tìm kiếm được các thông tin liên quan đến sự việc, các video về vụ việc với những lời bình luận xuyên tạc, kích động được các đối tượng dân chủ cập nhật, đăng tải trên các trang lề báo, các trang facebook cá nhân. Luận điệu của chúng cho rằng chính quyền cướp đất của người dân, lực lượng công an sử dụng vũ lực đàn áp nhân dân…
Chúng cổ súy cho hành động thiếu hiểu biết của người dân ở Đồng Tâm, kích động, cổ vũ cho các hành động sau trái này với những câu từ sặc mùi phản động như: Mức độ đấu tranh của quần chúng đã có mức nhảy vọt cả về quy mô lẫn chiều sâu nhận thức; Nhà cầm quyền đang lúng túng… Chúng còn cho rằng hành động của người dân ở đây mang tính chất của cuộc “cách mạng ruộng đất” đòi lại ruộng đất bị mất cho nhân dân. Các đối tượng còn lồng ghép các sự kiện lại với nhau từ việc biểu tình tuần hành của giáo dân ở Miền Trung; vụ việc gây rối trật tự có tích chất nghiêm trọng ở Lộc Hà, Hà Tĩnh; đến vụ việc ở Đồng Tâm và chúng cho rằng sự việc ở Đồng Tâm hay ở các nơi khác chính là sự chất vấn của người dân về tính chính danh của chính quyền…bla, bla
Dễ dàng nhận thấy mỗi khi có một sự việc nào liên quan đến an ninh trật tự hay các sự kiện quan trọng đều là cái cớ để đám dân chủ vin vào đó đưa tin, viết bài, bằng cách bẻ cong ngòi bút đám người này đã hướng lái dư luận cả trong và ngoài nước nhằm gây sự chú ý của các tổ chức, cá nhân thù địch nước ngoài. Đồng thời cũng là một cách để chúng chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là chính quyền địa phương.
Đáng tiếc thay, do thiếu thông tin về sự việc, một số nguời đã bình luận, chia sẻ, phát tán những thông tin, hình ảnh gán ghép, cáo buộc chính quyền đối xử với nguời dân thậm tệ, cướp đất của người dân mà các đối tượng kia đã đưa. Những người này không nhận thấy được âm mưu thâm độc, chúng muốn lấy đây là một sự việc điển hình để người dân ở các địa phương khác – nơi mà cũng có những vấn đề về đất đai bị kích động dẫn đến có các hành động tiêu cực như ở Đồng Tâm. Bởi chúng ta có thể nhận thấy vấn đề đất đai luôn là một vấn đề nóng mà các nhà dân chủ luôn muốn lợi dụng để kích động quần chúng nhân dân có các hoạt động manh động, chống phá…Điển hình của việc lợi dụng vấn đề này chúng ta không thể không nhắc tới đó là bà trùm Cấn Thị Thêu – người đã được “ăn cơm chính phủ” bởi những hành động của mình.
Cũng như các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã thông tin, người dân Đồng Tâm nói riêng và người dân ở các địa phương khác cũng nên thực sự bình tĩnh, tỉnh táo để không vướng phải sự kính động của đám dân chủ, đừng tự đẩy mình vào vòng lao lý, biến thành một con rối cho đám người này giật dây./.
BÚT SẮT
CẦN HIỂU ĐÚNG BẢN CHẤT VỤ VIỆC TẠI XÃ ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC
Viễn
Vụ việc phức tạp tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vẫn rất nóng cả trên thực địa và trên mạng Internet. Đáng chú ý, như một qui luật, hễ vấn đề nào người dân đang quan tâm là các phần tử chống đối, thù địch Nhà nước Việt Nam lại thông qua các trang mạng “lề trái” để tuyên truyền xuyên tạc bản chất vụ việc. Đối với vụ Đồng Tâm, hiện nay các trang mạng “lề trái” đang tuyên truyền nhiều luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, làm thay đổi hẳn bản chất của vấn đề, trong đó nổi lên là các luận điệu như chính quyền cố tình chiếm đất của dân Đồng Tâm, chính quyền sử dụng Công an để cưỡng chế đất của dân, để đàn áp dân Đồng Tâm dẫn tới việc dân Đồng Tâm phải tự vệ…
Đây là những luận điệu hoàn toàn là xuyên tạc, phản ánh không đúng bản chất của vấn đề.
Cần khẳng định lại rằng bản chất và nguồn cơn của vụ việc tại Đồng Tâm không phải là chính quyền lấy đất của dân mà ngược lại chính dân Đồng Tâm đang cố tình chiếm dụng đất trái phép từ đất quốc phòng. Cụ thể là diện tích đất tại khu vực Đồng Sênh, xã Đồng Tâm, Mĩ Đức đã được các cơ quan chức năng xác định là đất quốc phòng từ lâu và hiện giao cho tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel quản lý để khởi công xây dựng dự án. Tuy nhiên, từ khi tập đoàn Viễn thông quân đội khởi công xây dựng dự án thì nhiều người dân Đồng Tâm đã kéo đến cản trở thi công, tự ý nhổ các biển báo đất quốc phòng tại khu vực này. Nghiêm trọng hơn, các hộ dân này còn tổ chức chia đất cho nhau để sản xuất, canh tác trên đất Quốc phòng mà Viettel đang triển khai dự án, xây dựng lều trại quyết tâm giữ đất đến cùng.
Không chỉ dừng lại ở đó, người dân Đồng Tâm dưới sự kích động, tổ chức của một số người như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Ba… đã liên tục có các hành vi gây rối trật tự công cộng như tổ chức hơn 100 người kéo đến bao vây trụ sở UBND xã Đồng Tâm khi Đoàn của Ủy ban kiểm tra huyện ủy xuống làm việc tại Đồng Tâm ngày 1/3, cản trở xe, dùng micro gây sức ép với Đoàn. Hay như ngày 7/3 khi Đoàn công tác của huyện ủy, ủy ban huyện Mĩ Đức về làm việc tại xã Đồng Tâm liên quan đến chuyện chiếm dụng trái phép đất quốc phòng của người dân Đồng Tâm thì đã có khoảng 300-400 người kéo đến bao vây đoàn, gây rối trật tự công cộng.
Trước các hành vi gây rối trật tự công cộng ngày càng nghiêm trọng của người dân Đồng Tâm, ngày 30/3/2017 Công an Hà Nội đã ra quyết định khơi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng’ và quyết định thi hành biện pháp ngăn chặn với một số người được xác định là chủ mưu, cầm đầu tổ chức, kích động gây ra những vụ việc phức tạp tại Đồng Tâm thời gian qua như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Ba, Nguyễn Văn Doanh. Sáng 15/4 Công an Hà Nội đã thi hành lệnh bắt đối với 4 người này và sau khi Công an thi hành lệnh bắt giữ 4 người trên thì đã xảy ra chuyện người dân Đồng Tâm bắt giữ cán bộ Công an và nhiều cán bộ khác, đập phá tài sản, rào làng chiến đấu…
Như vậy có thể thấy bản chất vụ việc ngày 15/4 không phải là cưỡng chế, thu hồi gì cũng không phải là Công an đàn áp dân giữ đất mà đúng ra là vụ bắt giữ người trái pháp luật của người dân Đồng Tâm, nghiêm trọng hơn những người bị bắt giữ ở đây lại là các cán bô đang đi thực thi công vụ.
Rõ ràng trong vụ việc tại Đồng Tâm, một số người dân đang kéo dài từ sai phạm này đến sai phạm khác. Truyền thông lề trái không thể xuyên tạc một sự thật rõ ràng như thế được.
HÀ NỘI THÔNG TIN CHI TIẾT VỤ VIỆC Ở ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC
Sáng 18-4-2017, tại cuộc giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã cung cấp thông tin cụ thể về vụ việc đang diễn ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Nội dung cơ bản trong văn bản của Thành phố Hà Nội về vụ việc đang diễn ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Cụ thể như sau:
Về nguồn gốc đất liên quan dự án A1:
Văn bản của Thành phố Hà Nội cho biết như sau:
Năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện CHương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Đến tháng 10-2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng phòng không không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi. Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27-3-2015), trong đó bao gồm 46 ha thuộc xã Đồng Tâm. Một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Về quá trình giải quyết khiếu nại:
Do có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng nên người dân dân trên địa bàn xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên cơ quan của huyện và TP. Trong đơn, có 48 nội dung khiếu tố các cá nhân và chính quyền các cấp: Có 25 nội dung có cơ sở, 23 nội dung không có cơ sở, huyện Mỹ Đức đã giải quyết khẩn trương, nghiêm túc, có trách nhiệm nhưng còn nhiều nội dung chưa được đồng thuận.
TP đã giải quyết 15 nội dung công dân còn chưa đồng thuận. Về cán bộ sai phạm, đã khai trừ đảng 8 đảng viên, cách chức một, cảnh cáo năm, khiển trách năm (nguyên bí thư đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam hai bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư đảng ủy xã vì lý do sức khỏe.
Về vấn đề này, huyện và TP đã nhiều lần tổ chức đối thoại nghiêm túc giải quyết nhiều nội dung khiếu tố và vẫn tập trung giải quyết. Ngày 31-10-2016, UBND TP Hà Nội đã ban hành kết luận số 41 kết luận nội dung tố cáo của một số công dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm không có cơ sở để giải quyết, giao cho UBND huyện Mỹ Đức tuyên truyền, giải thích để công dân rõ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP, các cơ quan chức năng của TP đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân nhưng số công dân khiếu kiện vẫn ngoan cố, kích động, không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Đặc biệt UBND huyện đã thành lập 5 tổ công tác liên ngành xuống địa bàn để làm công tác tuyên truyền, vận động tới từng hộ dân theo phương châm "3 cùng". Tuy nhiên, khi các tổ công tác của huyện Mỹ Đức đến nhà từng người dân xã Đồng Tâm để vận động, tuyên truyền, triển khai các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương, số công dân khiếu kiện tại đây đã không tham gia ký và vận động người dân không ký vào văn bản cam kết không xâm lấn đất quốc phòng.
Về hoạt động phức tạp về ANTT của một số công dân khiếu kiện:
Văn bản của thành phố Hà Nội cho biết cụ thể như sau:
Từ cuối năm 2016 đến nay, tình hình nội bô nhân dân tại xã Đồng Tâm diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến việc số công dân khiếu kiện tổ chức các hoạt động "đòi đất quốc phòng". Mặc dù các nội dung khiếu nại, tố cáo của số công dân xã Đồng Tâm liên quan đến diện tích đất quốc phòng tại khu vực đồng Sênh đã được cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, Bộ quốc phòng giải quyết và khẳng định diện tích đất đai tại khu vực đồng Sênh là đất quốc phòng, tuy nhiên số công dân khiếu kiện vẫn không đồng tình và tổ chức nhiều hoạt động gây phức tạp tại địa phương, nhất là khi Vietel nhận bàn giao diện tích đất trên để thi công.
Người dân xã Đồng Tâm phản ứng tiêu cực với cách giải quyết sự việc của chính quyền. Họ lập các điểm kiểm soát đường ra vào thôn xóm, cắt cử người trông coi 24/24 giờ. Ảnh: NN-VL
Đáng chú ý, từ giữa tháng 2-2017 đến nay, khi Vietel tổ chức triển khai việc thi công dự án A1 thì số công dân khiếu kiện tại địa bàn tổ chức nhiều hoạt động gây mất ANTT tại địa bàn và khu vực đất quốc phòng trên (với tính chất phức tạp ngày càng tăng), như: tổ chức người dân ngăn cản các đơn vị quốc phòng cắm biển, chăng dây xác định các mốc giới diện tích đất quốc phòng, tự ý thu giữ số dây phản quan và nhổ biển báo "khu vực quân sự" tại khu vực này; đưa máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp vào khu vực đang thi công để canh tác...
Trong các ngày 1-3 và 7-3-2017, số công dân khiếu kiện tại địa bàn đã tổ chức tập trung đông người tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm khi các đoàn công tác của huyện đến thực hiện nhiệm vụ; có nhiều hành vi gây mất ANTT như: gây mất trật tự tại phòng họp nơi đoàn công tác đang làm việc; sử dụng hệ thống loa phóng thanh (tự chế) để tuyên truyền trái phép trong khu vực UBND xã và trước của phòng họp của Tổ công tác huyện ủy Mỹ Đức; tụ tập đông người trước cổng UBND xã, đóng cổng UBND xã không cho các phương tiện của đoàn công tác của Huyện rời khỏi trụ sở UBND xã; khi lực lượng công an huyện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, dẫn đoàn công tác trên thì ngăn cản, tung tin bịa đặt "xe công an đâm chết người" gây kích động cho quần chúng...
Cũng theo văn bản của thành phố Hà Nội, các công dân khiếu kiện liên tiếp có các hoạt động vi phạm tại khu vực đất đồng Sênh như dựng lều, nhà, bếp trái phép, đổ đá mạt làm đường, căng ba băng rôn tại các điểm ranh giới đất đồng Sênh với nội dung "Đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm"...
Vì sao khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng?
Thành phố Hà Nội khẳng định: Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập được, xét thấy mức độ vi phạm pháp luật của các đối tượng là nghiêm trọng, có tổ chức, gây ảnh hưởng xấy đến tình hình ANTT của địa phương và hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học; công an TP, cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan đã thu tập tài liệu, củng cố chứng cứ hồ sơ về những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Ngày 30-3-2017, Công an TP đã ra quyết định khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng" theo điều 245, Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 và vụ án "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai" theo điều 173 BLHS 1999.
Công an TP đã ba lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc nhưng họ cố tình không chấp hành, tiếp tục tổ chúc, thực hiện các hoạt động chống đối.
Ngày 15-4, công an TP đã bắt bốn đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm theo điều 245 BLHS 199.
38 cán bộ, chiến sĩ bị giữ trái pháp luật
Ngay sau khi công an TP triển khai bắt giữ các đống tượng trên, số công dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe 06 tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Số cầm đầu tăng cường bố trí lực lượng, chặt cây to chắn đường vào làng; đồng thời chuẩn bị gậy, đất, cát và vôi bột, xăng, kẻng sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu số cán bộ bị giữ trái pháp luật.
Lãnh đạo TP trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán bộ, chiến sĩ bị bắt giữ trái pháp luật. TP tổ chức hai tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên các đối tượng không hợp tác, ném cát sỏi, đá và các tổ công tác làm một số cán bộ, chiến sĩ công an TP bị thương.
Quan điểm xử lý của thành phố Hà Nội: Văn bản của thành phố Hà Nội tiếp tục khẳng định: Khu vực đất đồng Sênh là đất quốc phòng, đã được Chính phủ giao Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng; dự án A1 là dự án lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh của quân đội và đất nước.
Khu vực xảy ra vụ việc.
Việc khiếu kiện của một số công dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức đã được UBND TP kết luận và tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, số công dân khiếu kiện liên tục lôi kéo, kích động người dân có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng; xâm chiếm đất quốc phòng; gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn; cản trở các hoạt động bình thường, sinh hoạt của quần chúng nhân dân; chống người thi hành công vụ và bắt, giữ người trái pháp luật.
Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh; không để ảnh hưởng đến tư tưởng trong cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức nói riêng, TP Hà Nội nói chung; gây xáo trộn, hoang mang tư tưởng, chia rẽ nội bộ nhân dân. Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Theo PLO.
Sáng 18-4-2017, tại cuộc giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã cung cấp thông tin cụ thể về vụ việc đang diễn ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Nội dung cơ bản trong văn bản của Thành phố Hà Nội về vụ việc đang diễn ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Cụ thể như sau:
Về nguồn gốc đất liên quan dự án A1:
Văn bản của Thành phố Hà Nội cho biết như sau:
Năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện CHương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Đến tháng 10-2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng phòng không không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi. Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27-3-2015), trong đó bao gồm 46 ha thuộc xã Đồng Tâm. Một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Về quá trình giải quyết khiếu nại:
Do có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng nên người dân dân trên địa bàn xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên cơ quan của huyện và TP. Trong đơn, có 48 nội dung khiếu tố các cá nhân và chính quyền các cấp: Có 25 nội dung có cơ sở, 23 nội dung không có cơ sở, huyện Mỹ Đức đã giải quyết khẩn trương, nghiêm túc, có trách nhiệm nhưng còn nhiều nội dung chưa được đồng thuận.
TP đã giải quyết 15 nội dung công dân còn chưa đồng thuận. Về cán bộ sai phạm, đã khai trừ đảng 8 đảng viên, cách chức một, cảnh cáo năm, khiển trách năm (nguyên bí thư đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam hai bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư đảng ủy xã vì lý do sức khỏe.
Về vấn đề này, huyện và TP đã nhiều lần tổ chức đối thoại nghiêm túc giải quyết nhiều nội dung khiếu tố và vẫn tập trung giải quyết. Ngày 31-10-2016, UBND TP Hà Nội đã ban hành kết luận số 41 kết luận nội dung tố cáo của một số công dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm không có cơ sở để giải quyết, giao cho UBND huyện Mỹ Đức tuyên truyền, giải thích để công dân rõ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP, các cơ quan chức năng của TP đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân nhưng số công dân khiếu kiện vẫn ngoan cố, kích động, không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Đặc biệt UBND huyện đã thành lập 5 tổ công tác liên ngành xuống địa bàn để làm công tác tuyên truyền, vận động tới từng hộ dân theo phương châm "3 cùng". Tuy nhiên, khi các tổ công tác của huyện Mỹ Đức đến nhà từng người dân xã Đồng Tâm để vận động, tuyên truyền, triển khai các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương, số công dân khiếu kiện tại đây đã không tham gia ký và vận động người dân không ký vào văn bản cam kết không xâm lấn đất quốc phòng.
Về hoạt động phức tạp về ANTT của một số công dân khiếu kiện:
Văn bản của thành phố Hà Nội cho biết cụ thể như sau:
Từ cuối năm 2016 đến nay, tình hình nội bô nhân dân tại xã Đồng Tâm diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến việc số công dân khiếu kiện tổ chức các hoạt động "đòi đất quốc phòng". Mặc dù các nội dung khiếu nại, tố cáo của số công dân xã Đồng Tâm liên quan đến diện tích đất quốc phòng tại khu vực đồng Sênh đã được cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, Bộ quốc phòng giải quyết và khẳng định diện tích đất đai tại khu vực đồng Sênh là đất quốc phòng, tuy nhiên số công dân khiếu kiện vẫn không đồng tình và tổ chức nhiều hoạt động gây phức tạp tại địa phương, nhất là khi Vietel nhận bàn giao diện tích đất trên để thi công.
Người dân xã Đồng Tâm phản ứng tiêu cực với cách giải quyết sự việc của chính quyền. Họ lập các điểm kiểm soát đường ra vào thôn xóm, cắt cử người trông coi 24/24 giờ. Ảnh: NN-VL
Đáng chú ý, từ giữa tháng 2-2017 đến nay, khi Vietel tổ chức triển khai việc thi công dự án A1 thì số công dân khiếu kiện tại địa bàn tổ chức nhiều hoạt động gây mất ANTT tại địa bàn và khu vực đất quốc phòng trên (với tính chất phức tạp ngày càng tăng), như: tổ chức người dân ngăn cản các đơn vị quốc phòng cắm biển, chăng dây xác định các mốc giới diện tích đất quốc phòng, tự ý thu giữ số dây phản quan và nhổ biển báo "khu vực quân sự" tại khu vực này; đưa máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp vào khu vực đang thi công để canh tác...
Trong các ngày 1-3 và 7-3-2017, số công dân khiếu kiện tại địa bàn đã tổ chức tập trung đông người tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm khi các đoàn công tác của huyện đến thực hiện nhiệm vụ; có nhiều hành vi gây mất ANTT như: gây mất trật tự tại phòng họp nơi đoàn công tác đang làm việc; sử dụng hệ thống loa phóng thanh (tự chế) để tuyên truyền trái phép trong khu vực UBND xã và trước của phòng họp của Tổ công tác huyện ủy Mỹ Đức; tụ tập đông người trước cổng UBND xã, đóng cổng UBND xã không cho các phương tiện của đoàn công tác của Huyện rời khỏi trụ sở UBND xã; khi lực lượng công an huyện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, dẫn đoàn công tác trên thì ngăn cản, tung tin bịa đặt "xe công an đâm chết người" gây kích động cho quần chúng...
Cũng theo văn bản của thành phố Hà Nội, các công dân khiếu kiện liên tiếp có các hoạt động vi phạm tại khu vực đất đồng Sênh như dựng lều, nhà, bếp trái phép, đổ đá mạt làm đường, căng ba băng rôn tại các điểm ranh giới đất đồng Sênh với nội dung "Đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm"...
Vì sao khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng?
Thành phố Hà Nội khẳng định: Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập được, xét thấy mức độ vi phạm pháp luật của các đối tượng là nghiêm trọng, có tổ chức, gây ảnh hưởng xấy đến tình hình ANTT của địa phương và hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học; công an TP, cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan đã thu tập tài liệu, củng cố chứng cứ hồ sơ về những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Ngày 30-3-2017, Công an TP đã ra quyết định khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng" theo điều 245, Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 và vụ án "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai" theo điều 173 BLHS 1999.
Công an TP đã ba lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc nhưng họ cố tình không chấp hành, tiếp tục tổ chúc, thực hiện các hoạt động chống đối.
Ngày 15-4, công an TP đã bắt bốn đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm theo điều 245 BLHS 199.
38 cán bộ, chiến sĩ bị giữ trái pháp luật
Ngay sau khi công an TP triển khai bắt giữ các đống tượng trên, số công dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe 06 tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Số cầm đầu tăng cường bố trí lực lượng, chặt cây to chắn đường vào làng; đồng thời chuẩn bị gậy, đất, cát và vôi bột, xăng, kẻng sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu số cán bộ bị giữ trái pháp luật.
Lãnh đạo TP trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán bộ, chiến sĩ bị bắt giữ trái pháp luật. TP tổ chức hai tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên các đối tượng không hợp tác, ném cát sỏi, đá và các tổ công tác làm một số cán bộ, chiến sĩ công an TP bị thương.
Quan điểm xử lý của thành phố Hà Nội: Văn bản của thành phố Hà Nội tiếp tục khẳng định: Khu vực đất đồng Sênh là đất quốc phòng, đã được Chính phủ giao Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng; dự án A1 là dự án lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh của quân đội và đất nước.
Khu vực xảy ra vụ việc.
Việc khiếu kiện của một số công dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức đã được UBND TP kết luận và tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, số công dân khiếu kiện liên tục lôi kéo, kích động người dân có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng; xâm chiếm đất quốc phòng; gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn; cản trở các hoạt động bình thường, sinh hoạt của quần chúng nhân dân; chống người thi hành công vụ và bắt, giữ người trái pháp luật.
Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh; không để ảnh hưởng đến tư tưởng trong cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức nói riêng, TP Hà Nội nói chung; gây xáo trộn, hoang mang tư tưởng, chia rẽ nội bộ nhân dân. Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Theo PLO.
No comments:
Post a Comment